Những Thông Tin Cần Biết Về Cây Dừa Nước Và Cách Trồng, Chăm Sóc

Dừa nước là loài thực vật duy nhất trong họ cau sinh sống trong đầm lầy, đây là môi trường dinh dưỡng lý tưởng để cây phát triển. Khác với môi trường đất, môi trường nước trong đầm lầy hội tụ nhiều thảm thực vật do lá rụng và than mùn hữu cơ. Hơn nữa lại có thêm lượng phù sa bồi đắp hàng năm do thủy triều đưa vào.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Dừa nước II. Đặc điểm của cây Dừa nước III. Tác dụng của cây Dừa nước 1. Tác dụng chữa bệnh 2. Tác dụng khác IV. Cách trồng và chăm sóc cây Dừa nước 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sóc cây

I. Giới thiệu về cây Dừa nước

  • Tên thường gọi: Cây dừa nước
  • Tên gọi khác: Cây dừa lá
  • Tên khoa học: Nypa fruticans
  • Họ thực vật: Là loài thực vật trong họ Cau (Arecaceae)
  • Nơi sống: Dừa nước thường mọc trong những vùng đầm lầy dọc hai bên bờ sông hay ven cửa biển có thủy triều lên xuống. Hoặc những dòng sông, kênh, rạch nước chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng.
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây dừa nước có nguồn gốc từ miền nam châu Á và bắc Úc
  • Thời gian nở hoa: Cây ra hoa vào mùa hè và mùa thu
Cây dừa nước
Cây dừa nước còn có tên gọi khác là cây dừa lá

II. Đặc điểm của cây Dừa nước

  • Hình dáng bên ngoài: Cây dừa nước khác với cây dừa trên cạn ở chỗ là thân cây dừa nước thường bị ngập dưới nước chỉ nổi phần cuống lá lên mặt nước. Rễ thường bén ra ở các mấu của cuống đã chặt lá đi.
  • Lá: Lá đơn, mọc đối xứng dài giống lá dừa trên cạn, các lá đều nằm trên một cuống dài khoảng 7 – 9m. Các đầu cuống phình to ra ôm lấy phần thân gốc của cây, các cuống mọc vòng quanh thân cây, đoạn cuối cuống thu nhỏ dần.
  • Hoa: Hoa mọc thành cuống đơn ở ngọn cây, cụm hoa cái màu đỏ hoặc màu vàng có hình cầu xù lên giống đuôi sóc, hoa thường tự thụ phấn.
  • Quả: Quả dừa nước có hình trụ hoặc hình trứng tròn xếp chi chít ôm lấy nhau. Khi chùm quả chín có màu đỏ đậm hoặc vàng đậm. Vỏ quả có nhiều lông, trong quả có chứa nhiều hạt nhỏ.

III. Tác dụng của cây Dừa nước

1. Tác dụng chữa bệnh

Theo đông y, quả dừa nước có vị ngọt, tính mát hoàn toàn không độc hại nên có tác dụng giải nhiệt, mát gan, da dẻ hồng hào. Đặc biệt thường dùng để ăn khi bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt do cảm nắng.

2. Tác dụng khác

Ngoài tác dụng trong đông y ra, các bộ phận khác của cây dừa cũng được người dân miền Đông Nam Bộ tận dụng hết những giá trị của chúng.

  • Lá dừa nước được chọn theo kích thước vặt lá rồi kẹp 2 lá hoặc 3 lá, 4 lá tùy theo mục đích sử dụng dùng để lợp nhà, đan rổ rá, làm phên vách nhà cửa..
  • Cuống hoa dừa nước khi chưa nở hoa dùng để khai thác mật ngọt, dùng để ủ lên men rượu, làm nước dấm nguyên chất.
  • Mầm dừa non cũng được để xào, nấu canh cũng khá ngọt mát.
  • Những cánh hoa dừa nước hoặc nụ hoa cũng được dùng như một loại trà (chè) để thưởng thức.
  • Ở một số đảo của châu Á, những người dân nghiện thuốc lá còn dùng lá dừa nước thật non mềm để làm giấy bọc thuốc để tăng thêm vị hấp dẫ của thuốc.
  • Quả dừa nước cũng là nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt là lợn (heo) giúp thịt heo thơm ngọt khi chế biến.
  • Mật nhựa của dừa nước có hàm lượng đường khá cao nên thường dùng để sản xuất thành đường kính.
  • Một tác dụng rất quan trọng nữa là trồng dừa nước giúp chống sạt lở, xói mòn bờ kênh, rạch, sông ngòi.
Tìm hiểu về cây dừa nước
Mật nhựa của dừa nước có hàm lượng đường khá cao nên thường dùng để sản xuất thành đường kính

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Dừa nước

1. Cách trồng cây

Dừa nước được trồng từ hạt (quả) hoặc cây tự mọc tràn lan ở nhiều nơi do thủy triều đưa đến.

Có thể ươm quả vào bầu trước rồi mới trồng hoặc nhổ những cây tự mọc trồng đều được miễn là bộ rễ còn khỏe.

Cách trồng: Ấn trực tiếp các quả dừa nước đã bẻ nhỏ xuống bùn, ở nơi bãi bồi ven sông, ven kênh, rạch. Không nên trồng ra giữa dòng nước sẽ bị tàu thuyền hoặc sóng to vùi lấp quả cũng như cây giống.

Nếu ươm quả dừa nước thì nên ươm trên ruộng nước lợ khoảng 2 – 4 tháng là đem trồng được. Quả được ươm trong bùn nước lợ có tỷ lệ nảy mầm rất cao khoảng 90% và tỷ lệ sống cũng trên 70%.

2. Cách chăm sóc cây

Nếu trồng ở bờ kênh rạch có mực nước nông, hàng ngày cần gỡ bỏ rong rêu, bèo và những vật cản bám vào mầm cây.

Điều tiết nước mỗi ngày sao cho đảm bảo không để quá cạn nước hay quá ngập sâu.

Sau khi trồng, dừa nước thường bị một số loài sinh vật ngoài sông, biển như: Cua, loài ốc hại, ốc bươu vàng … tấn công mầm. Vì vậy, phải thường xuyên theo dõi và bắt bỏ các loài sinh vật gây hại này.

Nếu cây dừa nước bị chết hoặc trôi theo dòng nước, cần trồng dặm lại ngay tránh để lại khoảng trống..

Khi cây dừa nước cao khoảng chừng 4 – 5m, mỗi cây có khoảng 5 – 6 lá có thể thu hoạch lá được. Chỉ để lại mỗi cây khoảng 3 – 4 lá, kho chặt đi lá sẽ mọc rất nhanh do có đầy đủ dinh dưỡng ở lượng phù sa bồi đắp.

Cây dừa nước là cây đặc biệt nhất trong họ cau sống được trong nước, cây mang lại rất nhiều giá trị cho đời sống con người. Thế nhưng, giá trị kinh tế của cây lại thấp, những sản phẩm được làm ra từ cây chưa được nhiều người biết đến làm cho con người thường không mấy mặn mà trong việc trồng cây.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Hình Dáng Lá Dừa