Những Thông Tin Hữu ích Về đau Cơ Bụng - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Đau cơ bụng là một vấn để thường gặp phải khi bạn vận động sai tư thế, kỹ thuật hay sau khi luyện tập thể dục thể thao quá mức. Tình trạng theo các chuyên gia Hapacol nhận định thường sẽ tự hết sau vài tuần nghỉ ngơi và phục hồi đúng cách.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Đau cơ bụng và nguyên nhân gây ra tình trạng này
- 2. Triệu chứng phổ biến của đau cơ bụng
- 3. Những cách chữa đau cơ bụng hiệu quả
- Chườm lạnh
- Chườm nóng
- Thuốc giảm đau không kê đơn
- Nghỉ ngơi
- Tập thể dục
- 4. Phòng ngừa đau cơ bụng
1. Đau cơ bụng và nguyên nhân gây ra tình trạng này
Đau cơ bụng liên quan đến những tổn thương xảy ra ở cơ bụng như rách cơ, căng cơ. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này bao gồm:
- Xoay mình đột ngột hoặc chuyển động quá nhanh
- Tập thể dục cường độ cao và quá sức
- Không để các cơ bắp hoạt động quá mức nghỉ ngơi đúng cách
- Kỹ thuật không phù hợp khi chơi các môn thể thao đòi hỏi phải chạy, xoay và nhảy
- Nâng vật nặng
- Cười, ho hay hắt hơi
Lưu ý, đau cơ bụng không giống với thoát vị mặc dù một vài triệu chứng có thể khá giống nhau. Thoát vị xảy ra khi một cơ quan nội tạng hoặc một bộ phận trong cơ thể đưa ra ngoài khỏi thành của cơ hoặc mô chứa nó.
[irp posts=”28817″ name=”Những điều có thể bạn chưa biết về tình trạng đau cơ”]
2. Triệu chứng phổ biến của đau cơ bụng
Nếu cơ bụng bị căng, bề mặt ngoài vùng dạ dày có thể cảm thấy đau và viêm. Bạn thường cảm nhận được cảm giác này khi tập cơ bụng và di chuyển.
Các triệu chứng khác gồm:
- Đau dữ dội, đột ngột
- Sưng
- Bầm tím
- Đau yếu
- Căng cứng cơ
- Cảm thấy đau hoặc khó kéo giãn hay gập cơ bụng
- Co thắt cơ bắp hoặc chuột rút
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng căng cơ, bạn có khi cảm thấy khó khăn trong lúc đi bộ, đứng thẳng, cúi người về phía trước hay nghiêng người sang hai bên.
Những chuyển động liên quan đến các cơ bắp chính như đưa tay cao qua đầu cũng gây đau nhức.
Một vài triệu chứng đau cơ bụng và thoát vị có vẻ giống nhau nhưng bạn cần phải phân biệt được hai vấn đề này. Khi bị thoát vị, bạn sẽ cảm thấy:
- Một khối u bất ngờ phình to trong bụng
- Cảm giác đau nhức hoặc nóng rát kéo dài
- Buồn nôn, nôn
- Táo bón
3. Những cách chữa đau cơ bụng hiệu quả
Bạn có thể điều trị đau cơ bụng tại nhà. Hầu hết trường hợp, cơn đau sẽ biến mất trong vòng vài tuần. Dưới đây là một số cách chữa đau cơ bụng đơn giản, giúp bạn phục hồi nhanh chóng.
Chườm lạnh
Bạn nên chườm lạnh càng sớm càng tốt để giúp giảm chảy máu (nếu có), đau và sưng. Chườm lạnh có thể giảm viêm tại chỗ.
Các bước thực hiện:
- Dùng một khăn vải bọc các viên đá bên trong hoặc dùng gói gel lạnh để áp lên vùng bị tổn thương
- Bạn nên quấn thêm một miếng vải xung quanh gói gel nếu chúng quá lạnh để bảo vệ làn da, giảm bớt nguy cơ kích ứng thêm
- Nhẹ nhàng chườm xung quanh vùng cảm thấy đau trong khoảng 10–15 phút mỗi lần
- Nếu có thể, hãy lặp lại cách này mỗi giờ trong vài ngày đầu tiên bị chấn thương
Chườm nóng
Cách này giúp cơ bắp được thư giãn, giảm bớt căng thẳng và giảm đau. Nhiệt cũng giúp làm tăng lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng. Điều đó sẽ thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm viêm.
Các bước thực hiện:
- Dùng một gói giữ ấm hoặc dùng khăn ấm (Bạn cũng có thể đổ đầy gạo vào một chiếc tất sạch và buộc chặt lại), cho vào lò vi sóng khoảng 1–2 phút.
- Đảm bảo bạn không cảm thấy quá nóng khi chạm vào các vật dùng để chườm.
- Áp các vật đã làm ấm vào khu vực bị tổn thương trong tối đa 20 phút mỗi lần.
- Nếu có thể, bạn hãy thực hiện việc này mỗi giờ trong vài ngày đầu tiên.
Thuốc giảm đau không kê đơn
Bạn cũng có thể dùng các thuốc chữa đau cơ bụng không kê đơn để giảm bớt mức độ đau đớn nếu cảm thấy quá khó chịu.
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và natri naproxen sẽ giúp giảm sưng và viêm.
Các thuốc giảm đau như paracetamol (Hapacol) hay aspirin cũng giúp xoa dịu cơn đau rất hiệu quả nhưng không có tác động nhiều trên tình trạng viêm.
Nghỉ ngơi
Khi bị đau cơ bụng, hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh mọi hoạt động gây căng cơ quá mức. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn bị chấn thương thể thao.
Bạn cần cố gắng tìm ra cách thoải mái để ngồi hoặc nằm và làm những việc nhẹ nhàng giúp thư giãn. Nên tạm ngưng mọi hoạt động nặng nhọc cho đến khi cơn đau giảm bớt hoàn toàn, có thể mất đến một vài tuần.
Tập thể dục
Khi các triệu chứng đau cơ bụng đã giảm, bạn có thể bắt đầu các bài tập tăng cường cơ bụng và các cơ khác. Bài tập Curl-up và nghiêng xương chậu là hai phương pháp phổ biến nhất.
Nếu cơ thể cho phép, hãy thực hiện các bài tập này một vài lần trong tuần. Bên cạnh đó, đừng quên nghỉ ngơi giữa các buổi tập.
– Bài tập Curl-up
- Nằm ngửa trên sàn nhà, chân co lại
- Để tay dọc hai bên cơ thể
- Nâng đầu và vai lên cao vài centimet. Đưa cánh tay lên cao tương đương với đùi
- Giữ nguyên tư thế này trong 6 giây
- Hạ người xuống
- Thực hiện lại động tác này 3 đợt, một đợt 8 lần.
– Bài tập nghiêng xương chậu (pelvic tilts)
- Nằm ngửa trên sàn nhà, chân co lại
- Dùng lực ép cơ bụng lại như bạn đang cố kéo cơ bụng về phía cột sống
- Giữ phần lưng dưới cố định xuống sàn
- Giữ trong vòng 6 giây
- Thư giãn và trở về vị trí ban đầu
- Thực hiện 3 đợt với mỗi đợt 8 lần
Tuy nhiên, nếu sau khi thực hiện các cách giúp giảm đau cơ bụng tại nhà mà không có hiệu quả hay cơn đau ngày một trầm trọng hơn thì bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đôi lúc đau cơ có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
[irp posts=”28940″ name=”9 cách làm giảm đau cơ hiệu quả tại nhà”]
4. Phòng ngừa đau cơ bụng
Đau cơ bụng có thể tái phát và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, bạn cần thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa cơn đau cơ bụng lại xảy ra.
Khi tập thể dục, bạn nên:
- Khởi động làm ấm cơ thể và duỗi cơ trước khi tham gia hoạt động thể chất
- Có cách hạ nhiệt sau khi tập luyện
- Dành thời gian nghỉ ngơi mỗi tuần cho cơ bắp được thư giãn
- Bắt đầu bằng các bài tập cường độ thấp trong thời gian ngắn rồi tăng mức độ lên dần
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên:
- Cong đầu gối và hạ hông xuống, giữ lưng thẳng khi nâng vật nặng
- Duy trì đúng tư thế khi đứng hoặc ngồi. Luôn ý thức về tư thế hiện tại để kịp thời sửa chữa
- Nếu phải ngồi trong thời gian dài, đừng quên tạo thói quen đứng dậy và di chuyển thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm:
7 cách làm giảm đau cơ lưng hiệu quả và an toàn
Đau cơ liên sườn và những điều bạn cần biết
Nguồn tham khảo:
Abdominal Pain (Adults). https://www.emedicinehealth.com/abdominal_pain_in_adults/article_em.htm
Abdominal Pain. https://patient.info/signs-symptoms/abdominal-pain-leaflet
Từ khóa » Căng Cơ Bụng Bên Phải
-
Đau Bụng Bên Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Đau Vùng Bụng Dưới Bên Phải Khi Căng Cơ Bụng Có Sao Không?
-
Chú ý Khi Bị đau Bụng Dưới Bên Phải ở Nữ | Vinmec
-
Nguyên Nhân Gây đau Cơ Bụng Và Cách để Giảm đau - Hello Bacsi
-
Hiện Tượng đau Bụng Bên Phải Có Nguy Hiểm Không?
-
Chớ Chủ Quan Khi Bị đau Bụng Bên Phải ở Nữ Giới | Medlatec
-
Đau Bụng Bên Phải Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Đau Bụng Bên Phải Là Biểu Hiệu Của Bệnh Lý Nguy Hiểm Nào?
-
Đau Bụng Bên Phải Là Bệnh Gì? - Tràng Phục Linh
-
Đau Bụng Dưới Bên Phải Nguyên Nhân Do đâu?
-
10 Nguyên Nhân Gây đau Bên Phải Khi Mang Thai
-
Đau Bụng Dưới Bên Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Những Cơn đau Bụng Bất Thường, Cần Cảnh Giác