Những Thông Tin Trên Bản Đồ 7 Vùng Kinh Tế Việt Nam

Bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam

Mục Lục

  • 1 Bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam
    • 1.1 Nội dung của bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam
    • 1.2 Đặc điểm của bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam

>> Bài viết về các loại bản đồ liên quan:

  • Tìm hiểu Bản Đồ Du Lịch Việt Nam Mới Nhất
  • Cách Xem Bản Đồ Việt Nam Qua Vệ Tinh

Do nước ta có địa hình kéo dài từ Bắc vào Nam với những điều kiện tự nhiên rất khác nhau. Vì vậy, Việt Nam được chia thành 7 vùng kinh tế trọng điểm bao gồm vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam sẽ cho chúng ta thấy vị trí, đặc điểm và thế mạnh của từng vùng.

Nội dung của bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam

Quan sát trên bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam, chúng ta thấy mỗi vùng có vị trí, địa hình và điều kiện tự nhiên, khí hậu khác nhau. Mỗi vùng được thể hiện bằng màu sắc khác nhau.

Việc phân chia này có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Nó giúp chúng ta nắm được thế mạnh cũng như khó khăn của mỗi vùng miền. Nhờ đó nhà nước sẽ có chính sách đầu tư, phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng cho mỗi vùng kinh tế khác nhau. Nhận định đúng đắn sẽ giúp khai thác triệt để tiềm năng của mỗi khu vực. Đồng thời có kế hoặc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng miền, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. Đây cũng là cơ sở quan trọng để tạo sự phát triển đồng đều và công bằng trong toàn đất nước.

ban do kinh te viet nam

Đặc điểm của bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Dễ dàng nhận thấy trên bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam, vùng này bao gồm 15 tỉnh đó là Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Cạn.

Toàn bộ khu vực này có diện tích lên đến 101.000 km2 chiếm 1/3 diện tích cả nước. Tuy nhiên dân số lại thấp nhất cả nước do điều kiện địa hình và khí hậu ở đây khắc nghiệt hơn các vùng miền khác.

>> Tham khảo thêm các mẫu bản đồ Việt Nam tại đây: https://bandothegioikholon.com/Ban-Do-Kho-Lon/ban-do-viet-nam-kho-lon/

Thế mạnh của vùng kinh tế này là có nhiều loại khoáng sản như sắt, thép, đồng, niken, apatit, đặc biệt là giàu trữ lượng than ở Quảng Ninh. Thủy điện cũng là tài nguyên lớn của vùng với trữ lượng lớn nhất cả nước. Điều kiện địa hình và khí hậu ở đây thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp như chè và cây ăn quả. Tuy nhiên, vùng này thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ quét, hạn hán nên đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng có diện tích 15.000 km2 chiếm 4.5% cả nước. Gồm các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình.

Quan sát bản đồ Việt Nam dễ thấy đây là khu vực kinh tế có nhiều điều kiện thuận lợi cả về vị trí, địa hình và khí hậu. Nơi đây có thủ đô Hà Nội là trung tâm của cả nước. Đây là vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Tuy nhiên hạn chế là dân số quá đông, chưa phát hết những tiềm năng thế mạnh của vùng.

ban do 7 vung kinh te viet nam

Vùng Bắc Trung Bộ

Khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Với diện tích 51.500 km2.

Bắc Trung Bộ có vị trí thuận lợi. Tiếp giáp với biển và nhiều vùng kinh thế năng động khác nên có nhiều cơ hội để giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cả về đường bộ và đường thủy. Vùng có thế mạnh cả về khai thác nông , lâm, thủy sản.

Hạn chế của vùng là chịu nhiều hậu quả của thiên tai và chiến tranh, đời sống người dân còn nghèo. Kinh tế công nghiệp và giao thông kém phát triển, chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Chúng ta thấy trên bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam, vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích đất liền là 44,4 nghìn Km2. Khu vực này bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.

Đây là vùng có thế mạnh về nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và du lịch. Chăn nuôi gia súc ở đây cũng phát triển mạnh. Tìm hiểu bản đồ Việt Nam, có thể thấy vùng này có nhiều cụm công nghiệp lớn, thu hút đầu tư nước ngoài như Chu Lai, Dung Quất.

Hạn chế của vùng là chịu nhiều thiên tai và hậu quả chiến tranh để lại.

Vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích 54.000 km2. Địa hình vùng này với nhiều rừng rậm và núi cao, có cả cao nguyên và diện tích đồng bằng nhỏ.

Đây là khu vực có thế mạnh về phát triển về sản xuất nông lâm nghiệp nhất là trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su,… Khai thác về chế biến quặng bô xit ở đây cũng phát triển. Hạn chế là giao thông, cơ sở hạ tầng kém phát triển.

Vùng Đông Nam Bộ

Gồm các tỉnh: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đây là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước với đầy đủ tiềm năng về mọi mặt như điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, nguồn nhân lực. Đây cũng là khu vực thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đông Nam Bộ là khu vực có tốc độ phát triển nhất trên bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vùng này gồm 13 tỉnh với chiếm 12% diện tích cả nước. Đặc điểm nổi bật của vùng này là có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ phì nhiêu, hệ động thực vật phong phú đa dạng. Đây là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, khai thác thủy hải sản và phát triển du lịch. Hạn chế là diện tích đất phèn và đất ngập mặn lớn. Thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra, mùa khô kéo dài.

Bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là với các nhà đầu tư. Tấm bản đồ là kim chỉ nam giúp định hướng chiến lược phát triển cho các nhà đầu tư. Nó còn giúp lập ra bản đồ quy hoạch dự án tối ưu nhất cho mỗi vùng kinh tế.

Nguồn bài viết: https://bandothegioikholon.com/nhung-thong-tin-tren-ban-do-7-vung-kinh-te-viet-nam/

  • Facebook
  • Twitter
  • Google +
  • Linkedin
  • Pinterest

Từ khóa » Bản đồ 7 Vùng Kinh Tế