Những Thủ Tục Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng đất Nuôi Trồng Thủy Sản
Có thể bạn quan tâm
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản ngoài đáp ứng những điều kiện để chuyển nhượng thì cũng cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ cần thiết để thực hiện quyền này.
Vậy khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản cần những hồ sơ gì? Dưới đây là những tư vấn của đội ngũ Luật sư của Công ty Luật TVTN DFC
Thủ tục, hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản
Trước hết, có một thực trạng xảy ra đó là nhiều người dân vẫn chưa nằm rõ quy định cũng như những thủ tục, hồ sơ cần thiết để thực hiện cho đúng quyền chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy, Chúng tôi sẽ đưa ra các bước thực hiện cũng như hồ sơ cần thiết để thực hiện, cụ thể:
Bước 01: Lập, ký kết và công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản
- Phiếu yêu cầu công chứng gửi đến Văn phòng công chứng;
- Đàm phán tiến hành lập dự thảo, ký kết và công chứng hợp đồng;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản còn trong thời hạn sử dụng đất;
- Một trong những loại giấy tờ tùy thân của các bên như Căn cước công dân , Chứng minh thư nhân dân…;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (trường hợp nếu còn độc thân) hoặc Giấy đăng ký kết hôn (trường hợp nếu đã có gia đình) của các bên tham gia hợp đồng;
- Bản sao sổ hộ khẩu của các bên tham gia hợp đồng.
Bước 02: Thực hiện nghĩa vụ kê khai tài chính với đất nuôi trồng thủy sản chuyển nhượng
- Thực hiện việc khai thông tin vào tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu (02 bản);
- Thực hiện việc khai thông tin vào tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu (02 bản);
- 01 bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản đã được công chứng;
- 01 bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản;
- 01 bản sao có chứng thực căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu của các bên trong hợp đồng
Nơi tiếp nhận thủ tục kê khai tài chính với đất nuôi trồng thủy sản chuyển nhượng: Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi có đất nuôi trồng thủy sản chuyển nhượng.
Bước 03: Tiến hành thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản
- 01 đơn đề nghị đăng ký biến động đất đai theo mẫu;
- 02 bộ chứng thực Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của bên mua;
- 02 bộ chứng thưc Giấy tờ chứng minh tài sản chung hoặc riêng của vợ chồng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu trong tình trạng hôn nhân) hoặc Giấy xác nhận tình trạng độc thân (nếu ở tình trạng độc thân);
- 01 bản gốc và 02 bản photo có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất;
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
- 02 bản có công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản;
Nơi thực hiện thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản: Văn phòng đăng ký đất đai thuộc phòng Tài nguyên Môi trường cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi có đất nuôi trồng thủy sản chuyển nhượng.
Bước 04: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đầy đủ và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Thuế, lệ phí phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản
Khi thực hiện thủ tục thủ tục chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản thì chủ thể sử dụng đất cần thực hiện các thủ tục về thuế, lệ phí phát sinh. Một số loại thuế, lệ phí phổ biến phát sinh cụ thể bao gồm:
Thuế thu nhập cá nhân: trừ trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì chủ thể chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản (thường là bên chuyển nhượng) phải thực hiện nghĩa vụ này theo công thức:
Thuế thu nhập cá nhân = Giá trị chuyển nhượng x 2% |
Lệ phí công chứng: theo quy định tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC.
Lệ phí chứng thực: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản theo quy định tại 226/2016/TT-BTC.
Lệ phí trước bạ: trừ trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP thì chủ thể chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản (thường là bên nhận chuyển nhượng) phải thực hiện nghĩa vụ này theo công thức:
Lệ phí trước bạ = Diện tích đất x Giá đất) x 0,5% |
Lệ phí địa chính: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Từ khóa » đất Nuôi Trồng Thủy Sản Có được Chuyển Nhượng Không
-
Chuyển Nhượng đất Nuôi Trồng Thủy Hải Sản [Tất Tần Tật]
-
Có được Chuyển đổi đất Nuôi Trồng Thủy Sản Sang đất Thổ Cư Không?
-
Thủ Tục Chuyển đổi đất Nuôi Trồng Thuỷ Sản Sang đất ở - LuatVietnam
-
Đất Nuôi Trồng Thủy Sản Có được Chuyển Mục đích Sử Dụng đất được ...
-
Nhận Chuyển Nhượng Diện Tích đất Nuôi Trồng Của Hàng Xóm Có Trái ...
-
NHỮNG LƯU Ý KHI CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
-
Đất Nuôi Trồng Thủy Hải Sản Là Gì? Có được Chuyển đổi Không?
-
Điều Kiện để Cá Nhân, Tổ Chức, Hộ Gia đình Chuyển Nhượng Quyền ...
-
Điều Kiện, Hạn Mức, Thủ Tục Chuyển Nhượng đất Nuôi Trồng Thủy Sản
-
Top 15 đất Nuôi Trồng Thủy Sản Có được Chuyển Nhượng Không
-
Top 15 đất Nuôi Trồng Thủy Sản Có được Chuyển Nhượng
-
Quy định Về đất Nuôi Trồng Thủy Sản - CÔNG TY LUẬT 24H
-
Đất Nuôi Trồng Thủy Sản Có được Xây Nhà Không - Luật 24H
-
Chuyển Nhượng đất Nuôi Trồng Thủy Sản