Những Tiếc Nuối Của Sinh Viên Trước Ngày Tốt Nghiệp - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Giáo dục
  • Tin tức
Thứ ba, 17/5/2016, 09:02 (GMT+7) Những tiếc nuối của sinh viên trước ngày tốt nghiệp

Bốn năm đại học trôi qua chẳng để lại cho tôi được gì ngoài một CV trống rỗng. Bây giờ chỉ ước có 4 năm để làm lại, nhưng trên đời làm gì có cỗ máy thời gian.

Before I Graduate - Trước khi tốt nghiệp, tôi muốn… là chiến dịch được tổ chức bởi CLB YMC FTU của Đại học Ngoại thương Hà Nội và Học viện Marketing Tomorrow Marketers. Bộ ảnh với 7 câu chuyện là 7 điều tiếc nuối của chính những người trong cuộc đã hoặc sắp tốt nghiệp về những gì chưa làm, không dám làm trong suốt 4 năm. 7 tiếc nuối ấy cũng là chuyện của rất nhiều sinh viên Việt Nam hiện nay. Thông điệp "Bạn sẽ không thể khắc phục hết cả những điều hối tiếc của cả 7 người, nhưng bạn có thể biết mình ở đâu để điều chỉnh".

Before I Graduate - Trước khi tốt nghiệp, tôi muốn… là chiến dịch được tổ chức bởi CLB YMC FTU của Đại học Ngoại thương Hà Nội và Học viện Marketing Tomorrow Marketers. Bộ ảnh với 7 câu chuyện là 7 điều tiếc nuối của chính những người trong cuộc đã hoặc sắp tốt nghiệp về những gì chưa làm, không dám làm trong suốt 4 năm. 7 tiếc nuối ấy cũng là chuyện của rất nhiều sinh viên Việt Nam hiện nay. Thông điệp "Bạn sẽ không thể khắc phục hết cả những điều hối tiếc của cả 7 người, nhưng bạn có thể biết mình ở đâu để điều chỉnh".

Tốt nghiệp loại giỏi và mới kiếm được công việc ổn định nhưng tôi tiếc vì mình không dám trải nghiệm thời sinh viên. Tính tôi hay ngại, ngại nắng ngại nóng, ngại khói bụi ngại mệt mỏi, ngại tốn kém, nói chung là cũng ngại đủ thứ. Học xong ở trường là về nhà. Tôi ở Hà Nội hơn 22 năm rồi mà còn chẳng thuộc đường bằng mấy đứa bạn trọ học. Tôi ở với bố mẹ, nhà có một cô con gái nên bị quản lý rất kỹ, muốn đi đâu cũng phải xin phép từ trước mấy ngày, mà lần nào xin là bị bố mẹ "ca" rằng ngoài kia nguy hiểm lắm con ơi, tai nạn giao thông, đường lở, tàu chìm… Nghe nhiều, tôi sợ và không dám đi đâu xa. Hồi đó tôi tự nhủ bao giờ ra trường, nhiều tiền hơn và không bị quản lý nữa thì mình đi cũng không muộn. Bây giờ đi làm đã rủng rỉnh hơn, bố mẹ không quản lý kỹ như hồi xưa nữa thì tôi lại chẳng có thời gian. Muốn đi cũng không có vì bạn bè mỗi đứa một nơi, đồng nghiệp ở mức xã giao vừa phải. Nếu như hồi ấy dám gạt hết nỗi lo sợ, ngại ngần thì có phải mình đã có bao nhiêu trải nghiệm và kỷ niệm đáng nhớ rồi không.

Tốt nghiệp loại giỏi và mới kiếm được công việc ổn định nhưng tôi tiếc vì mình không dám trải nghiệm thời sinh viên. Tính tôi hay ngại, ngại nắng ngại nóng, ngại khói bụi ngại mệt mỏi, ngại tốn kém, nói chung là cũng ngại đủ thứ. Học xong ở trường là về nhà. Tôi ở Hà Nội hơn 22 năm rồi mà còn chẳng thuộc đường bằng mấy đứa bạn trọ học. Tôi ở với bố mẹ, nhà có một cô con gái nên bị quản lý rất kỹ, muốn đi đâu cũng phải xin phép từ trước mấy ngày, mà lần nào xin là bị bố mẹ "ca" rằng ngoài kia nguy hiểm lắm con ơi, tai nạn giao thông, đường lở, tàu chìm… Nghe nhiều, tôi sợ và không dám đi đâu xa. Hồi đó tôi tự nhủ bao giờ ra trường, nhiều tiền hơn và không bị quản lý nữa thì mình đi cũng không muộn. Bây giờ đi làm đã rủng rỉnh hơn, bố mẹ không quản lý kỹ như hồi xưa nữa thì tôi lại chẳng có thời gian. Muốn đi cũng không có vì bạn bè mỗi đứa một nơi, đồng nghiệp ở mức xã giao vừa phải. Nếu như hồi ấy dám gạt hết nỗi lo sợ, ngại ngần thì có phải mình đã có bao nhiêu trải nghiệm và kỷ niệm đáng nhớ rồi không.

Những ngày sắp tốt nghiệp khiến tôi như ngồi trên chảo lửa. Lúc nào trong đầu tôi cũng canh cánh câu hỏi Viết gì vào CV bây giờ? Tự dưng tôi chán bản thân kinh khủng vì đã quá lãng phí thời gian. Đến trường không ngủ gật thì lướt Facebook. Hồi năm nhất, năm hai thấy bạn bè hoạt động câu lạc bộ, đi tình nguyện, chạy chương trình này nọ thì tôi cùng với mấy "chiến hữu" ra quán chơi game, về nhà xem phim đọc truyện. Đến năm ba, năm bốn, bạn bè đi làm, thực tập chỗ này chỗ kia thì mình vẫn tiếp tục mải miết với những cuộc vui thâu đêm suốt sáng. Nhiều lúc cũng thấy nhàm chán và muốn thay đổi nhưng độ chây lười của bản thân lớn quá nên lại tặc lưỡi: để mai tính. Rồi khi "mai này" đã đến, sắp phải tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình thì thời gian chẳng còn. Bảng điểm đủ cả A, B, C, D, F (mà F còn nhiều hơn A). Hoạt động ngoại khóa? Không. Kinh nghiệm làm việc? Không. Giải thưởng? Không. Kỹ năng? Không. Đến cả sử dụng Excel với Word cũng không xong. Bây giờ chỉ ước có lại 4 năm để làm lại, nhưng trên đời làm gì có cỗ máy thời gian.

Những ngày sắp tốt nghiệp khiến tôi như ngồi trên chảo lửa. Lúc nào trong đầu tôi cũng canh cánh câu hỏi Viết gì vào CV bây giờ? Tự dưng tôi chán bản thân kinh khủng vì đã quá lãng phí thời gian. Đến trường không ngủ gật thì lướt Facebook. Hồi năm nhất, năm hai thấy bạn bè hoạt động câu lạc bộ, đi tình nguyện, chạy chương trình này nọ thì tôi cùng với mấy "chiến hữu" ra quán chơi game, về nhà xem phim đọc truyện. Đến năm ba, năm bốn, bạn bè đi làm, thực tập chỗ này chỗ kia thì mình vẫn tiếp tục mải miết với những cuộc vui thâu đêm suốt sáng. Nhiều lúc cũng thấy nhàm chán và muốn thay đổi nhưng độ chây lười của bản thân lớn quá nên lại tặc lưỡi: để mai tính. Rồi khi "mai này" đã đến, sắp phải tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình thì thời gian chẳng còn. Bảng điểm đủ cả A, B, C, D, F (mà F còn nhiều hơn A). Hoạt động ngoại khóa? Không. Kinh nghiệm làm việc? Không. Giải thưởng? Không. Kỹ năng? Không. Đến cả sử dụng Excel với Word cũng không xong. Bây giờ chỉ ước có lại 4 năm để làm lại, nhưng trên đời làm gì có cỗ máy thời gian.

Cuộc sống của tôi là một chuỗi đi đi về về. 7h30 sáng lên công ty xử lý giấy tờ nhàm chán, 17h30 quay trở về nhà để ăn tối cùng gia đình. Không thử thách, không áp lực, mức lương không quá cao nhưng ổn định. Tôi chẳng hề có định hướng rõ ràng cho tương lai của mình kể từ khi còn là sinh viên. À không, nói đúng hơn là tôi chẳng cần phải lo nghĩ đến chuyện đó. Sinh ra trong gia đình khá giả, bố mẹ quen biết rộng nên tương lai của tôi được quyết định từ ngày đầu đến giảng đường. Tư tưởng "bình thường" ghim vào đầu tôi từ đó: học tập không nổi bật, việc làm thêm đơn giản, không mưu cầu vị trí cao trong công việc...

Người khác nhìn vào nói rằng tôi có một cuộc sống yên ổn. Phải, tôi bình yên về hình thức chứ không phải về tâm hồn. Nhưng tôi tiếc. Giá như ngày ấy tôi chịu thử thách mình hơn. chịu tìm ra những lối đi mới, chịu phá đi lớp vỏ bọc mang tên "an phận" của mình thì cuộc đời tôi giờ đã không phải ở trong vòng luẩn quẩn này.

Cuộc sống của tôi là một chuỗi đi đi về về. 7h30 sáng lên công ty xử lý giấy tờ nhàm chán, 17h30 quay trở về nhà để ăn tối cùng gia đình. Không thử thách, không áp lực, mức lương không quá cao nhưng ổn định. Tôi chẳng hề có định hướng rõ ràng cho tương lai của mình kể từ khi còn là sinh viên. À không, nói đúng hơn là tôi chẳng cần phải lo nghĩ đến chuyện đó. Sinh ra trong gia đình khá giả, bố mẹ quen biết rộng nên tương lai của tôi được quyết định từ ngày đầu đến giảng đường. Tư tưởng "bình thường" ghim vào đầu tôi từ đó: học tập không nổi bật, việc làm thêm đơn giản, không mưu cầu vị trí cao trong công việc...

Người khác nhìn vào nói rằng tôi có một cuộc sống yên ổn. Phải, tôi bình yên về hình thức chứ không phải về tâm hồn. Nhưng tôi tiếc. Giá như ngày ấy tôi chịu thử thách mình hơn. chịu tìm ra những lối đi mới, chịu phá đi lớp vỏ bọc mang tên "an phận" của mình thì cuộc đời tôi giờ đã không phải ở trong vòng luẩn quẩn này.

Lần thứ 5 tôi đi xin việc, giống như những lần trước, tôi bế tắc khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi Ngoài tấm bằng xuất sắc này ra, em còn có kỹ năng hay kinh nghiệm gì khác hay không? Là số 0 tròn trĩnh. Ngày vào đại học, tôi đặt mục tiêu phải tốt nghiệp với bằng xuất sắc. Lúc ấy tôi nghĩ, những môn học ở trường là quá đủ để tôi có thể tự tìm công việc nhẹ nhàng với mức lương đáng mong đợi. Tôi tránh xa không tham gia bất kỳ một tổ chức, câu lạc bộ, không làm thêm, không giao lưu cùng bạn bè... bởi nghĩ tốn thời gian, tốn tiền mà không đem lại lợi ích gì. Quãng đời đại học của tôi gắn liền với sách vở, không có chút kỹ năng thực tế nào. Tôi chỉ giật mình khi bắt đầu đi tìm kiếm công việc. Thiếu kỹ năng, tôi không thể vận dụng những kiến thức sách vở ở trường lớp để giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Mục tiêu được bằng xuất sắc của tôi có lẽ cao cả lắm nhưng chưa đủ giúp tôi đứng vững. Cuộc đời cho tôi cú tát đau điếng giúp tôi nhận ra rằng học hỏi đâu chỉ là kiến thức sách vở, nó còn là những kinh nghiệm thực tiễn mà chúng ta có thể thu thập được bên ngoài. Sẽ chẳng có ai tồn tại được nếu chỉ biết nói mà không biết làm.

Lần thứ 5 tôi đi xin việc, giống như những lần trước, tôi bế tắc khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi Ngoài tấm bằng xuất sắc này ra, em còn có kỹ năng hay kinh nghiệm gì khác hay không? Là số 0 tròn trĩnh. Ngày vào đại học, tôi đặt mục tiêu phải tốt nghiệp với bằng xuất sắc. Lúc ấy tôi nghĩ, những môn học ở trường là quá đủ để tôi có thể tự tìm công việc nhẹ nhàng với mức lương đáng mong đợi. Tôi tránh xa không tham gia bất kỳ một tổ chức, câu lạc bộ, không làm thêm, không giao lưu cùng bạn bè... bởi nghĩ tốn thời gian, tốn tiền mà không đem lại lợi ích gì. Quãng đời đại học của tôi gắn liền với sách vở, không có chút kỹ năng thực tế nào. Tôi chỉ giật mình khi bắt đầu đi tìm kiếm công việc. Thiếu kỹ năng, tôi không thể vận dụng những kiến thức sách vở ở trường lớp để giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Mục tiêu được bằng xuất sắc của tôi có lẽ cao cả lắm nhưng chưa đủ giúp tôi đứng vững. Cuộc đời cho tôi cú tát đau điếng giúp tôi nhận ra rằng học hỏi đâu chỉ là kiến thức sách vở, nó còn là những kinh nghiệm thực tiễn mà chúng ta có thể thu thập được bên ngoài. Sẽ chẳng có ai tồn tại được nếu chỉ biết nói mà không biết làm.

Từ cấp 3 tôi đã nghe nhiều người nói rằng xã hội lộn xộn lắm, người ta chơi với nhau vì cái lợi, hết lợi thì họ quên nhau. Tôi tạo cho mình thức dè chừng và từ chối việc kết bạn với những người tôi gặp. Số người tôi nhớ mặt nhớ tên trong 4 năm học đại học đến bây giờ cực ít. Tôi không có bạn thân, chỉ có hai loại bạn: xã giao và chơi được. Bạn xã giao là những người tôi gặp vài lần, học cùng lớp hoặc chỗ làm thêm, nhớ mặt chẳng nhớ tên, không rõ tích cách. Tôi lượm họ vào danh sách bạn bè rồi để đó, về cơ bản là không quan tâm. Loại thứ hai là những người chơi được, thường ngồi cạnh nhau trên lớp. Đến lúc thi cử, bài tập nhóm thì có người để nhờ vả giúp đỡ.

Giờ, một ngày dài đến công ty với đồng nghiệp và sếp, những con người tuy ở cùng 8 tiếng nhưng chỉ là xã giao, lắm lúc còn ganh đua, đố kỵ và lợi dụng nhau. Trên Facebook thì News feed đầy ắp cập nhật của những người mà tôi chẳng thực sự quan tâm họ đang gặp vấn đề gì. Tự tôi xây hàng rào quanh thân và giờ tôi đang gánh chịu hậu quả đó.

Từ cấp 3 tôi đã nghe nhiều người nói rằng xã hội lộn xộn lắm, người ta chơi với nhau vì cái lợi, hết lợi thì họ quên nhau. Tôi tạo cho mình thức dè chừng và từ chối việc kết bạn với những người tôi gặp. Số người tôi nhớ mặt nhớ tên trong 4 năm học đại học đến bây giờ cực ít. Tôi không có bạn thân, chỉ có hai loại bạn: xã giao và chơi được. Bạn xã giao là những người tôi gặp vài lần, học cùng lớp hoặc chỗ làm thêm, nhớ mặt chẳng nhớ tên, không rõ tích cách. Tôi lượm họ vào danh sách bạn bè rồi để đó, về cơ bản là không quan tâm. Loại thứ hai là những người chơi được, thường ngồi cạnh nhau trên lớp. Đến lúc thi cử, bài tập nhóm thì có người để nhờ vả giúp đỡ.

Giờ, một ngày dài đến công ty với đồng nghiệp và sếp, những con người tuy ở cùng 8 tiếng nhưng chỉ là xã giao, lắm lúc còn ganh đua, đố kỵ và lợi dụng nhau. Trên Facebook thì News feed đầy ắp cập nhật của những người mà tôi chẳng thực sự quan tâm họ đang gặp vấn đề gì. Tự tôi xây hàng rào quanh thân và giờ tôi đang gánh chịu hậu quả đó.

18 tuổi, tôi bắt đầu xa nhà. Cuộc sống sinh viên tự do, những hoạt động nhóm, đi làm thêm... khiến tôi bận rộn, bù lại là dần có vị trí, có tiền, được ngưỡng mộ. Tôi ít trở về nhà hơn, ba mẹ gọi thì tôi lấp liếm con bận. Bố mẹ càng ngày càng già đi, bệnh tật nhưng tôi còn chẳng bao giờ đưa đi khám bệnh, thỉnh thoảng thăm hỏi cho có lệ. Tôi có công việc ổn định, lương cao, đi du lịch nhiều, bạn gái xinh, nhiều người ngưỡng mộ. Một ngày, tôi nhận được cuộc gọi của em gái Anh về đi, bố bệnh nặng lắm rồi. Trở về, lần đầu tiên tôi nấu được một tô cháo gà và nhận ra vết chân chim ở đuôi mắt bố, bàn tay gầy và hơi thở nặng nhọc của ông... Tôi tự hỏi Mình còn trở về nhà được bao nhiêu lần nữa đây?

18 tuổi, tôi bắt đầu xa nhà. Cuộc sống sinh viên tự do, những hoạt động nhóm, đi làm thêm... khiến tôi bận rộn, bù lại là dần có vị trí, có tiền, được ngưỡng mộ. Tôi ít trở về nhà hơn, ba mẹ gọi thì tôi lấp liếm con bận. Bố mẹ càng ngày càng già đi, bệnh tật nhưng tôi còn chẳng bao giờ đưa đi khám bệnh, thỉnh thoảng thăm hỏi cho có lệ. Tôi có công việc ổn định, lương cao, đi du lịch nhiều, bạn gái xinh, nhiều người ngưỡng mộ. Một ngày, tôi nhận được cuộc gọi của em gái Anh về đi, bố bệnh nặng lắm rồi. Trở về, lần đầu tiên tôi nấu được một tô cháo gà và nhận ra vết chân chim ở đuôi mắt bố, bàn tay gầy và hơi thở nặng nhọc của ông... Tôi tự hỏi Mình còn trở về nhà được bao nhiêu lần nữa đây?

Ra trường chưa đến một năm nhưng tôi đã nghe đến thuộc lòng những câu mà bố mẹ cô dì chú bác nói với mình mỗi khi thấy mặt Có người yêu chưa? Bao giờ cưới? Có cần làm mai cho không? Giờ tôi đang tìm hiểu một người do gia đình mai mối. Xác định bây giờ yêu là cưới nên người đó phải hợp với công việc của tôi, hợp ý bố mẹ tôi, phải là chỗ dựa tài chính được cho tôi… Hồi đại học, tôi không có một mảnh tình vắt vai, đặt tiêu chuẩn này nọ, thích ai chỉ dám đứng từ xa nhìn. Lúc đó nghĩ yêu đương không cần thiết vì còn muốn phấn đấu học hành. Học xong có nhiều thời gian rồi yêu cũng chưa muộn. 4 năm, tôi đã để tuột khỏi tay những tình cảm trong sáng mà chỉ thời thanh xuân mới có, giờ muốn trải nghiệm cũng không được nữa rồi.

Ra trường chưa đến một năm nhưng tôi đã nghe đến thuộc lòng những câu mà bố mẹ cô dì chú bác nói với mình mỗi khi thấy mặt Có người yêu chưa? Bao giờ cưới? Có cần làm mai cho không? Giờ tôi đang tìm hiểu một người do gia đình mai mối. Xác định bây giờ yêu là cưới nên người đó phải hợp với công việc của tôi, hợp ý bố mẹ tôi, phải là chỗ dựa tài chính được cho tôi… Hồi đại học, tôi không có một mảnh tình vắt vai, đặt tiêu chuẩn này nọ, thích ai chỉ dám đứng từ xa nhìn. Lúc đó nghĩ yêu đương không cần thiết vì còn muốn phấn đấu học hành. Học xong có nhiều thời gian rồi yêu cũng chưa muộn. 4 năm, tôi đã để tuột khỏi tay những tình cảm trong sáng mà chỉ thời thanh xuân mới có, giờ muốn trải nghiệm cũng không được nữa rồi.

Phương Hòa

Trở lại Giáo dụcTrở lại Giáo dục Copy link thành công ×

Từ khóa » Tiếc Ziên Là Gì