NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ CÁCH TRÌNH BÀY BẢN VẼ
Có thể bạn quan tâm
– Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật liên quan đến sản phẩm trong buôn bán, chuyển giao công nghệ, trao đổi hàng hoá hay dịch vụ và thông tin. Do đó, bản vẽ kỹ thuật phải được lập theo các tiêu chuẩn thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Quốc tế về bản vẽ kỹ thuật.
Hiện nay, các Tiêu chuẩn Việt Nam , trong đó có các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật là những văn bản kỹ thuật do Bộ Khoa học , Công nghệ ban hành. Nước ta đã là thành viên củaTổchức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế( International Organization for Standardization – ISO ) từ năm 1977.
Việc áp dụng các Tiêu chuẩn Quốc gia cũng như Quốc tế nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật …Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa về việc giáo dục tư tưởng, lề lối làm việc của một nền sản xuất lớn.
Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Quốc tế về bản vẽ kỹ thuật bao gồm các tiêu chuẩn về : trình bày bản vẽ, các hình biểu diễn, các kí hiệu và qui ước… cần thiết cho việc lập bản vẽ.
Sau đây là một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật :
Mục tiêu thực hiện
Học xong bài này học viên có khả năng:
– Xác định được các khổ giấy.
– Ghi chữ và số trên bản vẽ theo mẫu chữ tiêu chuẩn qui định.
– Sử dụng đúng các loại đường nét khi trình bày bản vẽ.
– Ghi kích thước trên bản vẽ đúng theo tiêu chuẩn qui định
KHỔ GIẤY, KHUNG BẢN VẼ, KHUNG TÊN (TCVN 7285:2003)
Khổ giấy
Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài của bản vẽ.
Các khổ giấy có hai loại: các khổ giấy chính và các khổ giấy phụ.
Các khổ giấy chính theo TCVN, ISO-A gồm: A0– A4 (hình 1.1)
– Khổ A0 có diện tích bằng 1m² ( 841×1189)
– Các khổ tiếp theo có được bằng cách chia đôi cạnh dài của khổ giấy trước như bảng sau:
Dấu định tâm
– Để dể dàng định vị bản vẽ khi sao chép, mỗi bản vẽ phải có 4 dấu định tâm của bản vẽ. Các dấu này nằm cuối 2 trục đối xứng của tờ giấy vẽ đã xén với dung sai đối xứng là 1mm
– Dấu định tâm vẽ bằng liền đậm 0,7 mm. Bắt đầu từ mép ngoài của lưới toạ độ và kéo dài 10mm, vượt qua khung bản vẽ
Dấu xén
– Để tiện xén giấy có dấu xén đặt tại 4 góc của tờ giấy.
– Dấu xén gồm 2 hình chữ nhật nằm đè lên nhau, mỗi chữ nhật có kích thước 10mmx 5mm
Lưới toạ độ ( hệ thống tham chiếu lưới)
– Tờ giấy phải chia thành các miền
– Mỗi miền được tham chiếu bằng các chữ cái viết hoa từ trên xuống dưới( không dùng chữ I và O) và các chữ số viết từ trái qua phải, đặt ở các cạnh của tờ giấy
– Đối với tờ A4 thì chỉ đặt ở cạnh phía trên và bên phải
– Chiều cao chữ cái và chữ số là 3,5mm
– Chiều dài các miền là 50mm, bắt đầu từ trục đối xứng ( dấu định tâm) của tờ giấy đã xén
– Lưới toạ độ vẽ bằng nét liền có bề rộng nét là 0,35mm
Chú thích
1- Vùng vẽ 4- Dấu xén
2- Khung vùng vẽ 5- Lề lưới toạ độ
3- Khổ giấy đã xén 6- Khổ giấy chưa xén
Từ khóa » Dấu Xén
-
Thêm Và In Dấu Xén Trong Publisher - Microsoft Support
-
Lề, Thước Kẻ, Vùng Chừa Xén Và Dấu Xén - Trung Tâm Trợ Giúp Canva
-
Từ điển Việt Anh "dấu Xén" - Là Gì?
-
Một Số Nguyên Tắc In ấn Mà Nhà Thiết Kế đồ Họa Trẻ Cần Biết
-
5 Nguyên Tắc In ấn Cần Biết Dành Cho Những Nhà Thiết Kế Trẻ
-
"dấu Xén" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Kỹ Thuật Bình Trang Trong In ấn (P2)
-
Một Số Lưu ý Nhỏ Khi Thiết Kế In ấn - In Đăng Nguyên
-
Chưa Xác định được Có Dấu Hiệu 'cắt Xén' Bữa ăn Của Người Cách Ly ...
-
Sử Dụng Đánh Dấu để Viết Hoặc Vẽ Lên ảnh Trong Ảnh Trên Máy Mac
-
Đánh Dấu Tệp đính Kèm Email Trong Mail Trên Máy Mac - Apple Support
-
Cấu Thành Tội Phạm Hình Thức, Cấu Thành Tội Phạm Vật Chất
-
Làm Rõ Dấu Hiệu “bớt Xén” Suất ăn Của Học Sinh - Báo Văn Hóa
-
Cách đăng ảnh Lên Instagram Không Bị Cắn Xén, Hiển Thị đầy đủ
-
Cropmark - Wikipedia
-
Cắt Xén - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại | Kết Quả Trang 1