Những Tỉnh Thành Nào Của Việt Nam Không Có Núi? - Tiền Phong

  • icon

    Phố Hiến

  • icon

    Phố Nối

Câu trả lời đúng là đáp án A: Phố Hiến rộng khoảng 5 km2, là một di tích lịch sử ở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Phố Hiến từng là trung tâm của trấn Sơn Nam (vùng đất phía nam kinh thành Thăng Long), mang diện mạo của một đô thị kinh tế, bao gồm một bến cảng sông, chợ, khu phường phố và hai thương điếm (hiệu buôn) của người Hà Lan và Anh. Theo Cổng thông tin điện tử Hưng Yên, vào thế kỷ 16-17, tư bản phương Tây theo đường biển mở rộng thị trường sang phương Đông. Thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan đến Việt Nam ngày càng nhiều. Chúa Trịnh chủ trương ngăn cấm việc ra vào tự do của ngoại kiều ở kinh đô. Năm 1663, Trịnh Tạc đã ra lệnh khu biệt người Hoa không cho ở lẫn với người Việt Nam. Năm 1717, Trịnh Cương quy định những người Hoa mới sang bằng đường thủy thì cư trú ở Lai Triều (TP Hưng Yên ngày nay). Từ đó, người nước ngoài cư trú ngày càng đông ở Phố Hiến. Trước đó các thương nhân nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam hầu hết chỉ dừng lại ở bến đảo Vân Đồn ngoài biển, rất xa Thăng Long. "Vào thời điểm này phố Hiến là nơi dừng lại của tất cả thuyền bè nước ngoài từ bốn phương đến buôn bán ở Đàng Ngoài", An Nam ký du của Phan Đình Khuê, viết năm 1688. Người Hà Lan buôn bán chủ yếu trao đổi bạc lấy tơ sống hoặc tơ đã dệt, quế, sa nhân để đưa sang Nhật Bản. Thương điếm của người Anh tồn tại được 25 năm. Hàng nhập khẩu có đủ loại, trong đó có một số hàng xa xỉ phẩm cho vua chúa, vũ khí là vật liệu chế thuốc súng, đồng, vàng, bạc, thuốc bắc, đồ sứ và hàng dệt Trung Quốc. Những hình ảnh buôn bán tấp nập khẳng định Phố Hiến là thương cảng lớn nhất của Đàng Ngoài. Phố Hiến được ví là "Tiểu Tràng An" thời bấy giờ. Đến nay, dân gian vẫn truyền tai nhau câu nói "Thứ nhất Kinh Kỳ/ Thứ nhì Phố Hiến" để chỉ sự sầm uất của thương cảng này. Sau thời kỳ phồn thịnh, Phố Hiến bước vào quá trình suy thoái, bắt đầu từ thế kỷ 19.

Từ khóa » Tỉnh Nào Không Có Núi