Những Triệu Chứng Xuất Huyết đường Tiêu Hóa Mọi Người Nên Biết

1. Tìm hiểu chung về tình trạng xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Hiện tượng này xảy ra khi máu từ lòng mạch qua ống tiêu hóa rồi tới hậu môn, khi phát hiện các triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa, bệnh nhân cần được đi cấp cứu và điều trị nhanh chóng.

Xuất huyết đường tiêu hóa là tình trạng khá nghiêm trọng

Xuất huyết đường tiêu hóa là tình trạng khá nghiêm trọng

Như mọi người đã biết, ống tiêu hóa có nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có thể kể đến như: ruột non, ruột già, dạ dày, thực quản, ngoài ra còn có hậu môn và trực tràng. Khi xảy ra xuất huyết, bất cứ cơ quan nào thuộc ống tiêu hóa cũng có nguy cơ bị tổn thương. Thông thường, đối với tình trạng chảy máu ở thực quản, tá tràng hoặc dạ dày, người ta sẽ gọi đó là xuất huyết đường tiêu hóa trên, nếu chảy máu ở các cơ quan còn lại thì được gọi là xuất huyết đường tiêu hóa dưới.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị xuất huyết đường tiêu hóa có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây, trong đó đa phần bệnh nhân là nam giới. Bởi vì họ thường xuyên sử dụng các loại đồ uống có cồn, thuốc lá,… Tốt nhất mọi người không nên chủ quan với những thói quen sinh hoạt hàng ngày, đó có thể là tác nhân gây tổn thương đường tiêu hóa.

2. Một số nguyên nhân gây xuất huyết đường tiêu hóa

Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân gây xuất huyết đường tiêu hóa, đặc biệt những người có tiền sử bị viêm loét dạ dày, tổn thương đường tiêu hóa nên cẩn trọng. Họ là đối tượng có nguy cơ đối mặt với các triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa rất cao. Bên cạnh đó, những thói quen ăn uống không lành mạnh, điều độ cũng làm gia tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Bệnh nhân loét dạ dày có nguy cơ bị xuất huyết tương đối cao

Bệnh nhân loét dạ dày có nguy cơ bị xuất huyết tương đối cao

Nhiều số liệu thống kê đã chỉ ra rằng đa phần bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa là do từng mắc bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Tình trạng này thường xảy ra đối với những người sử dụng thuốc kháng sinh hoặc nhóm thuốc chống viêm bừa bãi, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, thói quen uống rượu bia và đồ uống có cồn cũng tiềm ẩn nguy cơ gây viêm loét dạ dày và xuất huyết đường tiêu hóa.

Bệnh nhân từng mắc bệnh viêm ruột thừa, viêm thực quản, bệnh lý túi thừa hoặc bị trĩ có thể bị chảy máu đường tiêu hóa nếu không quan tâm và tích cực điều trị bệnh nền. Thậm chí, nhiều trường hợp bất ngờ bị xuất huyết tiêu hóa do tâm lý căng thẳng, áp lực trong suốt một thời gian dài.

3. Cẩn trọng với các triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa

Như đã phân tích ở trên, khi hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa xảy ra, bệnh nhân cần được phát hiện và đi cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp lượng máu xuất huyết quá nhiều, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa. Đó là lý do vì sao chúng ta nên nắm được một số triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa thường gặp.

Nôn ra máu là triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa thường gặp

Nôn ra máu là triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa thường gặp

Hầu hết bệnh nhân khi bị xuất huyết tiêu hóa sẽ có triệu chứng nôn ra máu với lượng máu và đặc điểm khác nhau. Nếu xuất huyết nhẹ thì người bệnh thổ huyết ra vài chục ml máu, nghiêm trọng hơn là hàng lít máu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần để ý đó là máu tươi hay cục máu đông có lẫn dịch nhầy, thức ăn,… Đây là những thông tin quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nên để ý xem mình có đi đại tiện ra phân đen hoặc lẫn máu tươi hay không. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang đối mặt với tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa.

Do mất máu quá nhiều, chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống và thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Thậm chí, một số bệnh nhân đột nhiên ngất lịm hoặc cảm thấy khó thở khi đang sinh hoạt, làm việc bình thường. Nghiêm trọng hơn cả là dấu hiệu sốc, mạch đập nhanh, cơ thể trở nên tím tái và tụt huyết áp do bị thiếu máu.

Ngay khi phát hiện triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa như trên, mọi người xung quanh hãy chủ động đưa bệnh nhân đi cấp cứu để được xử lý kịp thời.

4. Cấp cứu cho bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là dạng cấp cứu nội khoa và ngoại khoa, bác sĩ sẽ ưu tiên cầm máu cho bệnh nhân, đồng thời chống sốc và khôi phục lượng máu đã mất. Việc kiểm soát tình trạng bệnh khi mới xảy ra xuất huyết là vô cùng quan trọng, giúp bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Bệnh nhân cần được đi cấp cứu kịp thời

Bệnh nhân cần được đi cấp cứu kịp thời

Đặc biệt, trong quá trình chữa trị, bác sĩ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh và dựa vào triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa để xác định vị trí bị tổn thương cũng như mức độ bệnh. Một số kỹ thuật được sử dụng trong điều trị có thể kể đến như: truyền dịch tĩnh mạch, truyền máu hoặc cho bệnh nhân trị bệnh bằng thuốc có tác dụng ức chế proton IV,… Nếu muốn cầm máu thì bác sĩ có thể tiến hành thắt tĩnh mạch thực quản và tiến hành nội soi. Trong trường hợp bệnh nhân đang mắc ung thư thì bắt buộc phải phẫu thuật để loại bỏ khối u ác tính.

5. Địa chỉ cấp cứu khi bị xuất huyết đường tiêu hóa

Chắc hẳn mọi người đều nắm được phần nào mức độ nghiêm trọng của tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa. Chính vì thế bệnh nhân rất cần được cấp cứu và điều trị sớm, tránh những biến chứng xấu. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế hoạt động hơn 26 năm cùng đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong cấp cứu người bị xuất huyết đường tiêu hóa. Nếu phát hiện mắc bệnh, bạn có thể tới cấp cứu và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có kinh nghiệm điều trị xuất huyết đường tiêu hóa

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có kinh nghiệm điều trị xuất huyết đường tiêu hóa

Đặc biệt, chất lượng dịch vụ xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá rất cao. Chúng tôi tự hào khi sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Ngoài ra, bệnh viện cũng là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam nhận được chứng nhận CAP từ Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ dành cho phòng LAB đạt tiêu chuẩn.

Chắc hẳn qua bài viết này, mọi người đã nắm được một số triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa thường gặp. Nếu gặp phải những dấu hiệu này, chúng ta cần đi cấp cứu và điều trị càng sớm càng tốt.

Từ khóa » Các Bệnh Gây Xuất Huyết Tiêu Hóa