Những Trường Hợp được Miễn Thực Hiện Nghĩa Vụ Quân Sự

Những trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự Khi đến độ tuổi nhất định công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo đều phải thực hiện nhập ngũ. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân Việt Nam.

Thực hiện nhập ngũ là nghĩa vụ vẻ vang của tất cả công dân Việt Nam, nhập ngũ là việc công dân dân phụ vụ có thời hạn trong lực lượng thườn trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Tuy nhiên có những trường hợp trong độ tuổi nhập ngũ nhưng công dân được phép không tham gia nghĩa vụ, Luật Minh Gia tư vấn về tình huống miễn gọi nhập ngũ dưới đây các bạn có thể tham khảo.

Quy định về miễn gọi nhập ngũ

Chào luật sư, nhờ luật sư tư vấn về quy định những trường hợp miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo pháp luật hiện hành như sau: Em sinh năm 1996, vừa nhận được thông báo trúng tuyển nvqs. Nhưng vì lý do là lao động chính trong gia đình nuôi ba mẹ già nên em làm đơn khiếu nại lên và được xem xét cho làm dự bị. Đến ngày em nhận được thông báo ra ủy ban xã ký xác lệnh nhập ngũ, nhưng do đang đi làm ở xa nên em không về được. Vậy nếu năm nay em trốn lệnh gọi nhập ngũ thì năm sau em đi khám sức khỏe nvqs bị xử phạt mức hành chính như thế nào? Em có tiền sử bệnh động kinh và có giấy bệnh viện thì có được xét miễn nvqs ko ạ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn luật quy định như sau:

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015: “Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Theo Điều 259 Bộ luật hình sự quy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

“1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội”.

Như vậy, hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 259 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm (sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm).

Với quy định trên, thì nếu bạn nhận được giấy thông báo nhập ngũ mà cố tình trốn tránh, chống đối, việc thực hiên nghĩa vụ quân sự thì còn tuỳ vào mức độ có thể đưa ra hình thức xử lý thích hợp đối bạn.

Thứ hai, căn cứ vào những gì bạn cung cấp thì bạn có tiền sử về bệnh động kinh, đó là một trong những danh mục các loại bệnh tật được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định thì được miễn làm nghĩa vụ quân sự. Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật quy định tại Mục III, phụ lục 1,Thông tu số 36/2011/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng là những bệnh thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự không nhận vào quân thường trực, gồm 22 bệnh theo danh mục dưới đây:

"1. Động kinh thỉnh thoảng lên cơn;

2. Tâm thần: Điên rồ, mất trí, cuồng dại (bệnh tâm thần có thể đã được điều trị nhiều lần không khỏi);

3. Phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như: suy tim, viêm thận, thận hư, suy thận mạn tính…;

4. Chân voi (do giun chỉ) không lao động được;

5. Chân tay tàn tật, biến dạng, mất chức phận chi do mọi nguyên nhân;

6. Lao xương khớp, lao hạch đang tiến triển;

7. Phong các thể chưa ổn định (có loét, sùi, cụt ngón tay, ngón chân);

8. Câm hay ngọng líu lưỡi từ bé;

9. Điếc từ bé;

10. Mù hoặc chột mắt;

11. Run tay chân quanh năm, đi lại khó khăn, không lao động được (như bệnh Parkinson) hoặc chân tay có những động tác bất thường múa giật (Chorée), múa vờn (Athétose);

12. Liệt nửa người trái hoặc phải, liệt hai chi dưới;

13. Gầy còm, hốc hác, yếu đuối, cơ thể suy kiệt khó có thể hồi phục được do mắc các bệnh mạn tính như lao xơ hang, hen dai dẳng, có biến chứng tâm phế mạn hoặc khí phế thũng, xơ gan cổ trướng;

14. Cổ bị cố tật, ngoẹo rõ rệt từ nhiều năm;

15. Lùn quá khổ (chiều cao đứng dưới 140 cm);

16. Gù có bướu ở lưng do di chứng lao cột sống, chấn thương cũ làm cột sống tổn thương để lại di chứng;

17. Tật sụp mi mắt bẩm sinh;

18. Sứt môi kèm theo khe hở vòm miệng chưa vá;19. Trĩ mũi (Ozène) có rối loạn phát âm;

20. Bệnh khớp có biến dạng teo cơ, cứng khớp;

21. Các bệnh lý ác tính;

22. Người nhiễm HIV.

Vì vậy, bạn có thể cầm giấy viện có chứng nhận là bạn bị mắc bệnh động kinh lên UBND xã để họ xác nhận, và lập danh sách với những trường hợp không đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trân trọng

Từ khóa » Những Trường Hợp Bị Loại Nghĩa Vụ Quân Sự