Những Từ Hay Viết Sai - Điều Hành Tác Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Lãnh đạo TTXVN
- Giới thiệu chung
- Cơ cấu tổ chức
- Tổ Chức Đảng và đoàn thể
- Các cơ quan thường trú
- Thư điện tử
- Liên hệ
- Chia sẻ
- Sơ đồ site
- Đăng nhập
- Giới thiệu
- Lãnh đạo TTXVN
- Giới thiệu chung
- Cơ cấu tổ chức
- Tổ Chức Đảng và đoàn thể
- Các cơ quan thường trú
- Tin tức sự kiện - kỷ niệm
- Tin trong ngành
- Học theo Bác, làm theo Bác
- Chuyển động trẻ
- Truyền thống
- Thông tin chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo, điều hành
- Văn bản Đảng và đoàn thể
- Lịch công tác
- Lịch làm việc của lãnh đạo
- Lịch sử dụng phòng họp
- Tra cứu
- Bộ nhận dạng thương hiệu TTXVN
- Mẫu văn bản Đảng
- Mẫu văn bản hành chính
- Biểu mẫu ISO
- Danh bạ điện thoại
- Tài liệu hướng dẫn
- Chương trình, đề tài khoa học
- Hoạt động nghiệp vụ
- Chúng tôi nói về chúng tôi
- Trao đổi - Thảo luận
- Sổ tay phóng viên
- Giải báo chí
- Nghiên cứu khoa học
- Phổ biến giáo dục Pháp luật
- Bản tin văn bản Pháp luật
- Giải đáp pháp luật
- Thi tìm hiểu pháp luật
- Thông tin đồ họa
- Công bố thông tin
- Thông tin chung
- Công khai ngân sách
- Công ty In Thương mại
- Công ty ITAXA
- Hệ thống sản xuất thông tin VNANPS
- Hệ thống Quản lý văn bản
- Đăng nhập
Trao đổi - Thảo luận
Chữ và Nghĩa (số 5/2017)
Những từ hay viết sai
(30/05/2017 10:50:45)
Tiếng Việt khá phức tạp bởi nhiều dấu, nhiều thanh, cách phát âm một số phụ âm na ná nhau nên dễ nhầm lẫn. Trong tiếng Việt cũng có một số lượng rất lớn từ Hán - Việt mà không phải ai cũng hiểu hết nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn. Do đó, không phải chỉ trong giao tiếp hằng ngày mà ngay trên sách báo, thậm chí trong cả các văn bản hành chính nhiều khi cũng dùng từ sai; có khi sai về chính tả, lại có khi sai cả về ngữ nghĩa. Kỳ này, chúng tôi xin tổng hợp một số cặp từ hay bị nhầm lẫn dẫn đến viết sai để các đồng nghiệp tham khảo. 1. “Tham quan” hay “thăm quan” Khi nói về việc đi du lịch hay đến xem một mô hình sản xuất mới nào đó, có người viết “tham quan”, có người viết “thăm quan”. Vậy cách viết nào đúng? Tham quan (động từ) là từ gốc Hán. “Tham” là thêm vào (trong từ “tham chiếu”, “tham khảo”); “quan” là nhìn nhận, quan sát. Do đó “tham quan” là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết, thêm kinh nghiệm sống. Còn “thăm” là động từ với nghĩa đến với ai hoặc nơi nào đó; ví dụ: Thăm lúa; đi thăm người ốm… Ngoài ra, một số nơi còn dùng “thăm” với nghĩa “khám”: Thăm bệnh = khám bệnh. Do đó, từ đúng phải là “tham quan”. Ví dụ: Đi tham quan du lịch; tham quan mô hình cánh đồng mẫu lớn… Tuy nhiên, có từ đồng âm khác nghĩa với từ “tham quan” ở trên; đó là danh từ “tham quan” chỉ viên quan tham lam. 2. “Gia nhập” hay “ra nhập” “Gia” là cho thêm, tăng thêm, trong từ “gia giảm”, “gia tăng” (ví dụ: Gia mắm muối cho vừa). “Nhập” là “vào”, ngược với “xuất” là “ra”. Do đó “gia nhập” (động từ) có nghĩa là thêm vào, đứng vào hàng ngũ, trở thành thành viên của một tổ chức nào đó (ví dụ: Gia nhập quân đội). Còn “ra” (động từ) là di chuyển đến một nơi, một vị trí ở phía ngoài (ví dụ: Ra khơi; ra trận). “Nhập”, từ gốc Hán là “vào”; vậy ghép thành từ “ra nhập” là không có nghĩa, thậm chí còn mâu thuẫn, trái ngược nhau. 3. “Xuất” và “suất” “Xuất” (động từ) nghĩa là “ra”; trái nghĩa với “nhập” là vào. Ví dụ: Xuất bản; xuất khẩu; xuất hành; xuất phát… Còn “suất” (danh từ) nghĩa là một phần được chia, ví dụ: suất ăn, suất quà, lính tráng có suất… Khi ghép với từ đơn khác, “xuất” và “suất” dễ bị nhầm lẫn hoặc viết sai chính tả dẫn đến sai nghĩa hoặc vô nghĩa. Sau đây là một số cặp từ hay nhầm lẫn: Năng xuất - năng suất: “Năng suất” là danh từ, chỉ hiệu quả của lao động trong quá trình sản xuất, làm việc, được đo bằng số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc làm ra trong một đơn vị thời gian nhất định (ví dụ: Trả công theo năng suất lao động; tăng năng suất hoạt động của máy); hay sản lượng đạt được trên một đơn vị diện tích gieo trồng, trong một đơn vị thời gian nhất định (ví dụ: Giống mía cho năng suất cao). Còn từ “năng xuất” không có nghĩa. Sản suất - sản xuất: “Sản” (động từ) là “làm sinh ra”; “xuất” là “ra”. Do đó từ “sản xuất” (động từ) có nghĩa là tạo ra của cải vật chất nói chung (ví dụ: Sản xuất lương thực); “sản xuất” (danh từ) để chỉ hoạt động tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động (ví dụ: Sản xuất nông nghiệp). Còn từ “sản suất” không có nghĩa. Xác xuất/sác suất/sác xuất - xác suất: Theo các từ điển, chỉ có từ “xác suất” (danh từ) để chỉ số đo phần chắc của một biến cố ngẫu nhiên (ví dụ: Kiểm tra xác suất; xác suất trúng thưởng không cao). Còn các từ “xác xuất”, “sác suất” hay “sác xuất” đều không có nghĩa. 4. “Hàng ngày” và “hằng ngày” Nhiều người dùng lẫn lộn chữ “hàng” và chữ “hằng” đến mức cho rằng “hàng ngày” và “hằng ngày” là đồng nghĩa. Tuy nhiên hai chữ này hoàn toàn khác nhau về ngữ nghĩa. Chữ “hàng”, ngoài các nghĩa khác nhau với tư cách là danh từ, động từ thì còn là một phụ từ đứng trước danh từ với nghĩa “biểu thị số lượng nhiều, không xác định, nhưng tính bằng đơn vị được nói đến”; ví dụ: Hàng đống sách, đọc mãi không hết; phải chờ lâu hàng giờ. Còn chữ “hằng”, ngoài nghĩa tư cách là phụ từ đứng trước động từ thì “hằng” còn là một phụ từ đứng trước danh từ với nghĩa “biểu thị tính lặp đi lặp lại một cách định kỳ theo từng đơn vị thời gian được nói đến”; ví dụ: Tạp chí ra hằng tháng; Giải Báo chí Thông tấn xã Việt Nam được tổ chức hằng năm. Do đó, “hàng ngày” có nghĩa là cả ngày; còn “hằng ngày” là việc lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác; “hàng tháng” hay “hằng tháng” và “hàng năm” hay “hằng năm” cũng tương tự như thế.
Theo Nội san thông tấn số 5/2017 CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG: Đã đêm sao lại còn ngày? (30/05/2017 10:30:25) Báo chí phải làm gì khi đương đầu với Facebook? (08/05/2017 18:22:29) Phát huy sức trẻ (08/05/2017 17:45:19) Doanh thu quảng cáo báo in giảm mạnh (12/04/2017 11:07:52) Phát huy tiềm năng thanh niên (12/04/2017 10:45:15) Đẩy mạnh thông tin đa phương tiện chuyên ngữ (04/04/2017 16:21:21) Để các trụ sở luôn khang trang, sạch đẹp (04/04/2017 09:39:01) Vinh danh lòng quả cảm và sự dấn thân (02/03/2017 10:26:32) Làm fanpage "chính luận" (02/03/2017 08:57:40) Để thông tin đối ngoại của TTXVN luôn đi đầu trong truyền thông (01/03/2017 17:29:19) Thống kê truy cập Số lượt truy cập: 65,226,184 Số người đang online: 905Từ khóa » Có Chứ Hay Có Chữ
-
Chứ - Wiktionary Tiếng Việt
-
Chức - Wiktionary Tiếng Việt
-
Quy Tắc đặt Dấu Thanh Trong Chữ Quốc Ngữ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kiểm Tra Xem ô Có Chứa Văn Bản (chữ Hoa Chữ Thường) Hay Không
-
“Sờ Nặng” Và “xờ Nhẹ” - Báo Lao Động
-
"Từ điển Chính Tả" Sai Chính Tả ! - Báo Người Lao động
-
Vấn đề Phân Biệt Viết I (ngắn) Và Y (dài) - USSH
-
C Và K Viết Khác, Nhưng Phát âm Giống Nhau - VnExpress
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Hàn Giúp Học Tiếng Nhanh Và Dễ Dàng
-
Quy Tắc Viết Hoa Trong Tiếng Việt? Các Trường Hợp Bắt Buộc Phải Viết ...
-
Ngôn Ngữ Và Chữ Viết - Một Góc Nhìn
-
Tiếng Việt, Chữ Việt Và Vấn đề Chính Tả - Báo Nhân Dân