Những Tỷ Phú Thành Công Vượt Qua Thất Bại Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Phần lớn những tỷ phú thành công trên thế giới đều trải qua ít nhất một lần thất bại. Sau mỗi lần vấp ngã, họ không bỏ cuộc mà rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho bản thân mình.
Việc cảm thấy thất vọng về bản thân khi những kế hoạch mà bạn đã đầu tư rất nhiều tâm huyết nhưng thất bại là điều hết sức bình thường. Người ta khó thấy có ai thành công mà không trải qua thất bại & điểm quan trọng ở những người này là cách họ nhìn nhận thất bại. Thất bại tạo động lực? Thất bại chỉ là thông tin phản hồi? Nhìn nhận tích cực & “cảm kích” thất bại?
Dưới đây là những hình mẫu doanh nhân tiêu biểu – những người không gục ngã trước thất bại, mà ngược lại tận hưởng và cảm kích những thất bại vì những bài học mà nó mang lại. Và họ không ngại thừa nhận điều này.
Nếu bạn đang có ý định xin học bổng du học Mỹ thì bạn nên học hỏi những con người thành công này.
1. BILL GATES – Tỷ phú “trụ hạng”
– Người giàu nhất thế giới (tính đến 2016 và nhiều năm khác) – Sáng lập hãng công nghệ phần mềm lớn nhất thế giới – Microsoft – Sáng lập Quỹ Bill & Melinda Gates – Top 6 người quyền lực nhất thế giới 2015 – Nghiên cứu các phát kiến mới: phát triển năng lượng sinh học, trí tuệ nhân tạo, v.v. |
* Thất bại: Tạo ra cỗ máy không hoạt động được Trước khi trở thành người giàu nhất thế giới và sở hữu Xanadu 2.0 (“Ngôi nhà của gia đình Bill Gates”), một khu biệt thự được máy tính hóa với hệ thống đèn điện, âm nhạc và nhiệt độ cảm biến theo trang phục của khách, Bill Gates đã từng là một doanh nhân thất bại.
Công ty đầu tiên của ông là Traf-O-Data, mục đích là để “đọc các dữ liệu thô từ các máy đếm lưu lượng giao thông và tạo ra các báo cáo gửi tới các kỹ sư giao thông.” Sản phẩm của công ty là Traf-O-Data 8008, một thiết bị có thể đọc các đoạn băng giao thông, xử lý dữ liệu, giúp cải thiện tình hình giao thông. Bill & cộng sự đã cố gắng bán dịch vụ xử lý cho chính quyền địa phương, nhưng bản demo đầu tiên đã thất bại bởi máy móc “không hoạt động được”, Gates nhớ lại.
* Làm gì sau thất bại? Paull Allen, cộng sự của Gates đã tóm tắt lại: “Mặc dù Traf-O-Data không thực sự thành công nhưng nó là hạt giống giúp chúng tôi chuẩn bị cho sản phẩm đầu tiên của Microsoft vài năm sau đó.” Đchính xác là những gì mà họ đã làm. Họ tiếp tục cố gắng và Microsoft đã trở thành công ty phần mềm dành cho máy tính cá nhân lớn nhất thế giới.
* Bài học Thất bại là thông tin phản hồi. Lắng nghe & chỉnh sửa sẽ giúp bạn tới gần thành công hơn.
2. JAMES DYSON – “Thomas Edison” thời hiện đại
– Tỷ phú đầu tiên với một “Profile in Failure” – Sáng lập của Công ty công nghệ Dyson – Doanh nghiệp thành công top trên thế giới chuyên sản xuất máy móc – Sáng lập quỹ James Dyson |
Phần lớn mọi người nghĩ rằng những nhà phát minh sinh ra đã là nhà phát minh, với tài năng thiên bẩm. Có thể là thành phần gen của họ khác với chúng ta chăng? Trên thực tế là ngược lại. Nhà phát minh là do rèn luyện; họ là những “học sinh chăm chỉ”.
Công ty của ngài James Dyson hiện giờ là một doanh nghiệp thành công mang tầm cỡ thế giới, bán loại máy hút bụi không có túi đựng cho trên 50 công ty. Nó giúp ông trở thành một tỷ phú. Thế nhưng ông đã từng thất bại rất nhiều lần trước khi có thể chạm được tới thành công ngày hôm nay.
* Thất bại: 5127 thất bại của “Edison thời hiện đại” Thực tế là, ông đã tạo ra 5127 mẫu máy hút bụi và tất cả trong số chúng đều có thể coi là “nhưng nỗ lực thất bại”. Ông dành tới 15 năm để hoàn thiện sản phẩm của mình trước khi đưa DCO1 vào thị trường năm 1993. Chiếc máy hút bụi hoạt động dựa trên nguyên tắc tách luồng xoáy được cấp bằng sáng chế, đó là lý do vì sao nó không cần một cái túi đựng. Sáng chế này nhận được rất nhiều phản hồi tốt. “Không thể đếm được bao nhiêu lần một nhà phát minh có thể từ bỏ một ý tưởng của mình. Vào thời điểm tôi tạo ra mẫu thứ 15, đứa con thứ 3 của tôi chào đời. Khi mẫu thứ 2627 ra đời, vợ tôi và tôi đã phải tích cóp từng đồng một. Và lần thứ 3727 là khi vợ tôi đã phải mở lớp dạy vẽ để kiểm thêm thu nhập. Đó là những thời kỳ khó khăn và mỗi thất bại lại đưa tôi đên gần hơn với cách giải quyết vấn đề.”
* Làm gì sau thất bại? Giống như Edison, sau một loạt thật bại, James Dyson sau đó đưa ra một trong những máy hút bụi (xoáy) đầu tiên & sản xuất hàng loạt trên thế giới. Chỉ trong vòng 18 tháng nó đã trở thành sản phẩm được bán ra nhiều nhất tại Anh và hiện nay, Dyson nắm giữ hơn 4,000 bằng sáng chế ứng dụng, bao gồm 500 phát minh.”
* Bài học – Thất bại là “chuyện nhỏ” & người vượt khó là người thành công Những nhà phát minh là những người thất bại nhiều nhất mà bạn từng gặp. Thất bại là con đường duy nhất giúp bạn tạo nên một thứ mới mẻ. Những nhà phát minh thực sự thậm chí không coi đó là “thất bại”. Như Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không thất bại mà tôi chỉ là tìm thấy 10000 cách làm không hiệu quả.” Ngài James Dyson, người sáng lập của công ty Dyson đã thực sự khắc cốt ghi tâm nguyên tắc này. Do vậy, nếu bạn muốn tạo nên cái gì đó, thì cách mà bạn nhìn nhận thất bại sẽ quyết định liệu bạn có thể thành công hay không.
3. Steve Jobs – Da Vinci thời Phục hưng của giới công nghệ
– Doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. – Đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple. – Là người có quyền lực nhất trong giới kinh doanh trên thế giới vào năm 2007 cho đến năm 2010 – Được vinh danh là “nhạc trưởng nổi tiếng nhất về những vật tinh vi ở tỉ lệ siêu nhỏ.” |
Chúng ta đều biết tới Steve Jobs như một hình mẫu doanh nhân tiêu biểu, một thiên tài đằng sau những sản phẩm bán chạy nhất như iPod, iPad, iPhone hay MacBook. Ông là hình tượng doanh nhân có ảnh hưởng nhất trong thời đại của chúng ta và ông sẽ mãi mãi được nhớ tới như là Da Vinci của thời kỳ phục hưng trong thế giới công nghệ.
* Thất bại: Tạo ra sản phẩm “không ai mua” Điều chúng ta ít biết về Steve Jobs là những phát minh không mấy thành công của ông. Dù tin hay không thì Apple đã từng sản xuất những sản phẩm như vậy. Lisa là 1 trong những sản phẩm như thế. Jobs đã từng tiêu tốn hàng triệu đô la vào việc phát triển Lisa nhưng đổi lại, chỉ bán được 175 chiếc. Chính sự thất bại hoàn toàn của việc phát triển Lisa đã khiến Steve Jobs bị sa thải ra khỏi công ty mà chính ông thành lập cũng như gây dựng nền móng của Apple 1.
* Làm gì sau thất bại? Jobs đã tiếp tục thành lập công ty khác: NeXT. Công ty này cũng đã phải đóng cửa do những vấn đề về phần cứng trong sản phẩm. Tuy nhiên bộ phận phát triển phần mềm được bán lại cho Apple và Jobs quay lại điểm xuất phát của mình. Jobs quay trở lại điều hành Apple và cho ra đời những sản phẩm đột phá, những ý tưởng công nghệ giải trí không ai ngờ tới vào thời điểm đó, đem lại thời hoàng kim cho Apple.
* Bài học: Thất bại là thông tin phản hồi. Hãy “cảm kích” thất bại. Chính Jobs sau này cũng thừa nhận, mình may mắn khi “bị sa thải bởi chính công ty mình tạo ra” bởi nếu không có sự việc đó, Jobs ko tạo nên hãng sản xuất phim hoạt hình danh tiếng Pixar và Apple cũng khó có được thành tựu ngày hôm nay. Sau quá nhiều những va vấp, Jobs đã trở nên quyết tâm hơn bao giờ hết. Ước mơ tạo nên “một công ty sẽ là biểu tượng cho một hay hai thế hệ từ bây giờ” như “Walt Disney đã từng làm, Hewlett và Packard cùng những người thành lập nên Intel” cuối cùng cũng trở thành hiện thực. Hãy tự hỏi bản thân rằng: Nếu như Steve bỏ cuộc? Thì thế giới sẽ khác hiện giờ như thế nào?
Tạm kết Thực tế là phần lớn những người bạn thấy trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes đã phải chấp nhận rất nhiều những thất bại. Chúng ta thường dễ phủ nhận sự cố gắng của họ và nói: Họ đạt được điều đó một cách dễ dàng. Đó là nhờ bố mẹ của họ. Họ gặp may. Có thể là do một lực lượng bí mật hoặc thuyết luân hồi. Hoặc cũng có thể là vì sự kiểm soát của người ngoài hành tinh. Bạn có thể tìm ra hàng tá lý do để diễn giải thành công của ai đó là “may mắn” hoặc “lợi thế tiếp cận thông tin”.Tuy nhiên, không có thủ thuật gì ở đây cả, chỉ đơn giản là họ làm việc nhiều hơn bạn thôi. Những tỷ phú này đơn giản là áp dụng những kiến thức cơ bản mà ai cũng có thể tiếp cận được. Họ đã thực sự làm cái mà người khác chỉ đọc. “Biết” và “làm” là hai điều hoàn toàn khác nhau. Tư duy tích cực và rút kinh nghiệm từ những va vấp là yếu tố then chốt. Hãy coi thất bại như một sự phản hồi để bạn tiến xa hơn.
Vậy thì bạn sẽ làm gì khi bị thất bại lần tới? Bỏ cuộc? Hay trở thành một tỷ phú tiếp theo?
IvyPrep tổng hợp (theo CafeF)
Từ khóa » Những Thất Bại Của Các Tỷ Phú
-
6 Doanh Nhân Nổi Tiếng đã đạp Lên Thất Bại để Tiến Tới Thành Công, Họ ...
-
Các Tỷ Phú Nổi Tiếng Thế Giới Từng Thất Bại Như Thế Nào? - VnEconomy
-
Những Lần Thất Bại Đáng Nhớ Của Các Tỷ Phú Hàng Đầu Thế Giới
-
Những Tỷ Phú Thất Bại đau đớn, Gia Tài Bạc Tỷ Bỗng Hóa Trắng Tay ...
-
Những Tỷ Phú đi Lên Từ Khó Khăn, Tay Trắng Trước Bờ Vực Phá Sản
-
Từ đỉnh Vinh Quang đến Kẻ Trắng Tay, 3 Tỷ Phú Có Thất Bại đau đớn ...
-
BÀI HỌC CẢM HỨNG TỪ NHỮNG THẤT BẠI CỦA 4 NHÀ LÃNH ...
-
Những Nhân Vật Nổi Tiếng Từng Thất Bại "như Cơm Bữa" - CareerBuilder
-
Những Lần Thất Bại Trước đây Của Tỷ Phú Giàu Nhất Trung Quốc - Zing
-
5 Lời Khuyên để Thành Công Của Các Tỷ Phú Hàng đầu Thế Giới - CafeBiz
-
Sau 20 Lần Thất Bại Trong 2 Năm, Anh Chàng Trở Thành Tỷ Phú Với ứng ...
-
7 Thất Bại Của Jack Ma Và 7 Bài Học Vô Cùng Quý Giá
-
7 Bài Học Tài Chính Học được Từ Các Tỷ Phú, Hãy Nhớ Kỹ Nếu Muốn ...
-
Những Tỉ Phú Châu Á đi Lên Từ 2 Bàn Tay Trắng - Báo Lao Động