Những ưu Và Nhược điểm Của Giao Thức TCP/IP - Máy Chủ Việt
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, trong đời sống hàng ngày của mỗi người không thể nào thiếu đi Internet, dù ở bất kỳ đâu chúng ta luôn luôn truy cập được internet bằng những chiếc điện thoại, những chiếc máy tính. Vậy thì để có thể sử dụng được Internet thì có lẽ rất ít người biết đó là chúng ta cần có một phương thức truyền dẫn, mà TCP/IP chính là một trong những phương thức phổ biến nhất.
Mục Lục
- 1 TCP/IP là gì? Quá trình hình thành nên giao thức TCP/IP
- 2 Cách thức hoạt động của giao thức TCP/IP
- 3 Các loại giao thức TCP/IP phổ biến nhất hiện nay
- 3.1 Giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol)
- 4 Ưu điểm và nhược điểm của giao thức TCP/IP
- 4.1 Ưu điểm
TCP/IP là gì? Quá trình hình thành nên giao thức TCP/IP
Giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol) đây là một bộ giao thức dùng để trao đổi các thông tin liên quan đến internet, ngoài ra nó còn biết đến là một mô hình các khái niệm và là một tập hợp tất cả các giao thức truyền thông được sử dụng trong internet và trong tất cả các hệ thống máy tính tương tự. giao thức này cũng là nền tảng của internet hiện nay.
Giao thức này được lấy tên từ 2 giao thức về điều khiển giao vận và giao thức liên mạng. Giao thức TCP/IP này được phát triển ra là dùng để tăng tính kết nối, tính bảo mật và dễ dàng trong việc bảo trì, và sửa chữa của Internet.
Mô hình của giao thức TCP/IP được lấy ý tưởng đầu tiên từ Bộ giao thức liên mạng của công trình DARPA thuộc Bộ quốc phòng của Mỹ vào năm 1970. Đến đầu năm 1978, TCP/IP được phát triển bởi Robert E.Kahn và Vinton Cerf. Đó cũng chính là là mô hình giao thức TCP/IP Version 4 – giao thức tiêu chuẩn của truyền dẫn Internet hiện nay. Cuối cùng vào năm 1982, thì Bộ quốc phòng Mỹ đã quyết định chấp nhận giao thức này như là một phương thức tiêu chuẩn cho toàn bộ tất cả các mạng lưới thông tin trên lãnh thổ của Mỹ.
>>>> Xem thêm: Những điều bất ngờ về AI – Ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Cách thức hoạt động của giao thức TCP/IP
Giao thức TCP/IP là một sự nghiên cứu phát triển nhờ sự kết hợp từ 2 giao thức lại với nhau, do đó mô hình của giao thức này cũng được hoạt động dựa trên 2 nền tảng chính, đối với giao thức IP (Giao thức liên mạng) thì chúng cho phép các gói tin sẽ được thực hiện và gửi đến các đích đã định sẵn bằng cách đó là thêm các thông tin dẫn đường vào trên gói tin đó gói tin.
Khi giao thức TCP/IP hoạt động dựa trên phương thức sử dụng mô hình giao tiếp của Host/Client (Máy khách/Máy chủ), thì trong đó người dùng hoặc là thiết bị (máy khách) sẽ được một máy tính khác (máy chủ) cung cấp các dịch vụ giống như việc gửi một trang web nào đó trong hệ thống mạng internet.
Đối với bộ giao thức TCP/IP thì chúng là một giao thức không có trạng thái, trong mỗi một yêu cầu sau nào đó của máy khách thì chúng đều tách biệt với các yêu cầu trước đó. Việc mà sử dụng các giao thức không có trạng thái này sẽ giúp giảm được việc trễ mạng, chính vì vậy chúng ta có thể yên tâm sử dụng liên tục mà không phải lo lắng đến việc bị mất kết nối hay lag.
Một điểm cần lưu ý trong giao thức này đó là trong các tầng vận chuyển của giao thức này vẫn có các trạng thái nhất định, nó sẽ thực hiện truyền đi một lệnh duy nhất và sẽ không có bất kỳ thay đổi nào cho đến khi mà tất cả các lệnh tập đều đã được trung tại một điểm cuối nào đó.
Các loại giao thức TCP/IP phổ biến nhất hiện nay
Từ khi hình thành cho đến hiện nay thì giao thức này đã tích lũy được cho mình 3 loại khác nhau và được sử dụng phổ biến nhất trong thị trường hiện nay là:
Giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol)
Là một giao thức mà được sử dụng trong việc truyền đi những dữ liệu không cần bảo mật giữa 1 trang của máy chủ (web server) và 1 trang của máy khách (web client). Cách thức để giao thức này có thể hoạt động là khi mà trình duyệt trên Internet của máy tính thực hiện gửi một yêu cầu nào đó tới máy chủ để được xem một trang web bất kỳ thì máy chủ sẽ thực hiện công việc là gửi các thông tin của trang web về cho trình duyệt Internet để xem xét và xử lý.
Giao thức HTTPS (HyperText Transfer Protocol Secure)
Là giao thức trong đó chúng được sử dụng dùng để truyền tất cả các dữ liệu có tính bảo mật giữa 1 trang máy chủ nào đó (web server) và đến 1 trang máy khách (web client). Đây cũng là một giao thức mà có sử dụng cho mình mô hình TCP/IP kết hợp giữa SSL và TLS. Đối với giao thức này chúng thường được sử dụng để gửi các dữ liệu giao dịch từ thẻ tín dụng hay là tất cả các dữ liệu của cá nhân từ 1 trang máy khách (web client) đến 1 trang máy chủ (web server) bất kỳ nào đó.
Giao thức FTP (File Transfer Protocol)
Đối với giao thức này chúng được sử dụng trên giữa 2 hay nhiều máy tính kết nối với nhau thông qua mạng Internet. Nhờ vào giao thức FTP này, mà các máy khách (client) trong hệ thống mạng có khả năng được truy cập đến với máy chủ để thực hiện việc gửi và lấy các dữ liệu. Dù đang cho đang ở xa hay là ở gần, thì mỗi người dùng đều có thể thực hiện việc truy cập vào máy chủ để truyền hoặc là thực hiện nhận các dữ liệu.
>> Tham khảo ngay các loại máy chủ có khả năng kết nối nhiều máy tính con thông qua một hệ thống mạng:
- Dell EMC R340 4×2.5”
- Dell EMC R540 8×3.5”
Có thể bạn quan tâm: CPU Server Là Gì? Những Đặc Điểm Nổi Trội Của CPU Server
Ưu điểm và nhược điểm của giao thức TCP/IP
Trong giao thức TCP/IP này dù là một phương thức truyền dẫn Internet phổ biến nhưng không thể nào tránh khỏi việc có những nhược điểm riêng, sau đây là một số những ưu nhược điểm của giao thức TCP/IP:
Ưu điểm
- Giao thức này không phải chịu bất kỳ một sự kiểm soát nào đến từ các tổ chức nào. Chính vì điều này tạo ra cho người dùng sự tự do và thoải mái trong khi sử dụng.
- Giao thức TCP/IP này là loại giao thức có khả năng tương thích cao trên thị trường đối với tất cả các hệ điều hành, trên cả các phần cứng của thiết bị nên việc giao thức này hiển nhiên được hoạt động hiệu quả nhất trên nhiều những hệ thống khác nhau.
- Cuối cùng giao thức này có được một khả năng mở rộng cao, có thể thực hiện việc định tuyến nên khi thông qua mạng chúng có thể tự mình xác định được những đường dẫn hiệu quả nhất.
Nhược điểm
- Giao thức này là một giao thức rất khó để quản lý chúng, cũng như việc cài đặt để sử dụng được giao thức này khá phức tạp.
- Điều khó khăn tiếp theo của giao thức này là chúng không dễ để có thể thay thế được.
- Ngoài ra trên tầng transport của giao thức này cũng không đảm bảo cho việc phân phối được các gói tin.
- TCP/IP cũng không được hiệu quả khi mô tả các công nghệ trong hệ thống mạng mới mới do không thể tách biệt rõ ràng được giữa những khái niệm về dịch vụ, các giao diện và với giao thức.
- Nhược điểm cuối cùng của giao thức này là dễ bị tấn công SYN, đây là một kiểu tấn công từ chối các dịch vụ.
Dù nhiều nhược điểm là thế nhưng giao thức này lại là giao thức được ưa chuộng sử dụng nhất, vì những ưu điểm nổi bật của chúng khiến cho người dùng ít bận tâm đến những nhược điểm này.
Trên đây là một số những thông tin về giao thức TCP/IP, một trong những giao thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mong bài viết trên của Máy Chủ Việt có thể phần nào giải đáp một số những thắc mắc của bạn.
>>>> Gợi ý: Dell EMC “Nhá Hàng” Máy Chủ Dell PowerEdge R750
Từ khóa » đặc điểm Của Tcp/ip
-
TCP/IP Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của TCP/IP So Với Mô Hình OSI
-
Giao Thức TCP/IP Là Gì? So Sánh Mô Hình TCP/IP Với OSI - Vietnix
-
Mô Hình TCP/IP Là Gì? Chức Năng Của Các Tầng Trong ...
-
TCP/IP – Wikipedia Tiếng Việt
-
TCP/IP Là Gì? Cấu Trúc Bộ Mô Hình Giao Thức TCP/IP - TenTen
-
Đặc điểm TCP - - VnPro
-
Tìm Hiểu Cơ Bản Về Mô Hình TCP/IP - Viblo
-
TCP/IP Là Gì? Kiến Thức Về Giao Thức Mạng TCP/IP
-
TCP/IP Là Gì? Thông Tin Cơ Bản Về Giao Thức TCP/IP - BKHOST
-
Mô Hình TCP/IP Là Gì? Tìm Hiểu Về Giao Thức TCP IP - FPT Telecom
-
TCP/IP Là Gì? Ưu Nhược điểm, Các Tầng Của TCP/IP - BKNS.VN
-
Tìm Hiểu đặc điểm 2 Mô Hình Truyền Thông OSI Và TCP/IP
-
Bộ Giao Thức TCP/IP Là Gì? Cách Hoạt động Của TCP/IP - Wiki Máy Tính
-
TCP/IP Là Gì? Toàn Tập Kiến Thức Về Giao Thức Tcp/ip Từ A-Z - FPT Cloud