Những Vai Trò Bạch Cầu đối Với Sức Khỏe Không Phải Ai Cũng Nắm Rõ

1. Bạch cầu là gì?

Bạch cầu là thành phần không còn quá xa lạ đối với chúng ta, chúng là thành phần không thể thiếu trong máu và tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa sự tấn công của các tác nhân gây hại. Bên cạnh cái tên bạch cầu, mọi người còn biết đến thành phần này với tên gọi khác là: tế bào miễn dịch hoặc hạch bạch huyết.

Vai trò bạch cầu tương đối quan trọng

Vai trò bạch cầu tương đối quan trọng

Theo nghiên cứu, đa phần bạch cầu đều xuất phát từ tế bào tại khu vực tủy xương. Bên cạnh đó, hạch bạch huyết cũng có nhiều dạng khác nhau, có thể kể đến như: bạch cầu đa nhân, bạch cầu đơn nhân hoặc bạch cầu lympho. Mỗi loại sẽ đảm nhận nhiệm vụ riêng và tất cả đều hướng tới thực hiện vai trò bạch cầu nói chung.

Vậy đặc điểm cấu tạo của từng loại bạch cầu có gì khác biệt nhau? Đối với bạch cầu đa nhân, khi quan sát dưới kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy trong bào tương có khá nhiều hạt lớn. Mỗi loại hạt này lại sở hữu tính chất riêng biệt, ví dụ: hạt trung tính, hạt ưa bazơ hoặc hạt ưa acid,…

Đối với bạch cầu đơn nhân, khi theo dõi hạch bạch huyết dưới kính hiển vi, chúng ta thường không thấy sự xuất hiện của bất cứ hạt nào bên trong bào tương. Đây là đặc điểm giúp bác sĩ phân biệt các loại hạch bạch huyết khác nhau.

2. Khám phá vai trò bạch cầu

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: vai trò bạch cầu đối cơ thể của chúng ta. Đây là thông tin tương đối quan trọng giúp chúng ta hiểu được nhiệm vụ của hạch bạch huyết và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Hạch bạch huyết giúp tăng cường hệ miễn dịch cho chúng ta

Hạch bạch huyết giúp tăng cường hệ miễn dịch cho chúng ta

Nhiệm vụ chung của hạch bạch huyết đó là ngăn ngừa sự tấn công của các tác nhân gây hại vào cơ thể. Trong trường hợp vi rút, vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể, sau khi bạch cầu phát hiện ra, chúng sẽ bắt đầu quá trình khử độc, đồng thời sản sinh các loại kháng thể để tiêu diệt vi rút, vi khuẩn. Như vậy, hạch bạch huyết có nhiệm vụ chính là tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa tác nhân lạ xâm nhập và gây hại đối với sức khỏe.

Bên cạnh vai trò bạch cầu chung kể trên, từng loại hạch bạch huyết khác nhau sẽ đảm nhận những nhiệm vụ riêng, góp phần vào hoạt động chung. Cụ thể, các bạch cầu hạt trung tính thường tham gia vào quá trình ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây phản ứng viêm. Có thể nói, hàng rào bảo vệ do bạch cầu hạt trung tính tạo ra tương đối chắc chắn, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa tổn thương xảy ra đối với cơ thể.

Bạch cầu hạt ưa acid thường có chức năng phòng chống ký sinh trùng, chống các vi khuẩn nội bào. Trong khi đó, bạch cầu ưa hạt bazơ là dạng hiếm gặp hơn, chúng chủ yếu hoạt động trong trường hợp cơ thể xuất hiện các phản ứng dị ứng nhằm ngăn ngừa những diễn biến xấu tiếp tục xảy ra.

Ngoài ra, bạch cầu lympho cũng giữ vai trò không thể thay thế, chúng tham gia sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể, đồng thời tiêu diệt kháng nguyên đang gây hại cho cơ thể. Như vậy, mỗi loại hạch bạch huyết đều giữ vai trò khá quan trọng và không thể thay thế.

Bác sĩ thường khuyến khích mọi người theo dõi tình trạng bạch cầu

Bác sĩ thường khuyến khích mọi người theo dõi tình trạng bạch cầu

3. Theo dõi lượng bạch cầu trong cơ thể người trưởng thành

Bên cạnh việc tìm hiểu vai trò bạch cầu, chúng ta cũng quan tâm tới số lượng bạch cầu trong cơ thể của người trưởng thành. Việc theo dõi lượng bạch cầu là vô cùng cần thiết, nếu phát hiện số lượng bạch cầu cao hoặc thấp hơn so với bình thường, chúng ta sẽ kịp nắm được những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch theo dõi và chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Để xác định lượng bạch cầu trong cơ thể, bác sĩ thường chỉ định mọi người đi xét nghiệm máu và theo dõi chỉ số WBC. Cụ thể, chỉ số WBC thể hiện lượng bạch cầu/ 1 đơn vị thể tích máu, bạn có thể tính toán số lượng hạch bạch huyết dựa theo công thức: 3.5-10.5 x 10^9 tế bào /L.

Trong trường hợp lượng bạch cầu quá cao, khả năng bạn đang phải đối mặt với tình trạng nhiễm khuẩn và nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là: ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Thậm chí, chỉ số WBC cao có thể xảy ra khi bạn đang mắc bệnh lý bạch cầu hoặc viêm khớp dạng thấp. Việc nắm được vai trò bạch cầu là thông tin quan trọng giúp chúng ta hiểu hơn về sức khỏe của bản thân mình.

Chỉ số WBC cho biết lượng bạch cầu trong cơ thể

Chỉ số WBC cho biết lượng bạch cầu trong cơ thể

Lượng bạch cầu thấp cũng là mối lo ngại cực kỳ lớn, có thể gặp do nhiễm virus, do xạ trị, ung thư,...

Nhìn chung, mọi người nên quan tâm và theo dõi sát sao lượng bạch cầu trong cơ thể nhằm phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe và điều trị khi thực sự cần thiết.

4. Địa chỉ theo dõi bạch cầu trong cơ thể

Như đã phân tích ở trên, mọi người nên chủ động theo dõi, kiểm tra lượng bạch cầu trong cơ thể thường xuyên. Một trong những cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm theo dõi chỉ số WBC là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với 26 năm kinh nghiệm. Tới thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bác sĩ sẽ hướng dẫn Quý khách về vai trò bạch cầu và cách chăm sóc sức khỏe.

Để kiểm tra lượng hạch bạch huyết, Quý khách sẽ thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu và dịch vụ xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn nhận được đánh giá cao. Bệnh viện hiện đang sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ CAP do Hội bệnh học Hoa Kỳ công nhận dành cho phòng LAB đạt chuẩn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ xét nghiệm

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ xét nghiệm

Để được tư vấn, hướng dẫn kỹ càng hơn, Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Tổng đài 1900 56 56 56.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp các bạn nắm được vai trò bạch cầu và biết cách theo dõi tình trạng của hạch bạch huyết. Trong đó, Quý khách có thể theo dõi tình trạng sức khỏe tại các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Từ khóa » Hệ Miễn Dịch Của Cơ Thể Chỉ Tấn Công Tiêu Diệt Các Tế Bào Lạ