NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kinh tế - Quản lý
  4. >>
  5. Tài chính - Ngân hàng
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.69 KB, 15 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN1. Tổng quan về thị trường chứng khoán.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của TTCK.TTCK được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiệnđại. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, TTCK đượchiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán-cáchàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia, theo những quy tắc ấnđịnh trước.TTCK ra đời xuất phát từ nhu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế. Mộtnền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết phải đápứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Tới một lúc nào đó, nhu cầu vốn này vượt quákhả năng đáp ứng của các kênh huy động truyền thống. Mà trên thực tế, đangtồn tại một lượng vốn rất lớn trong cộng đồng dân cư chưa tham gia vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh, gây mất cân đối trong nền kinh tế, đó là những ngườicó cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi thìlại không có cơ hội đầu tư, dẫn đến vốn bị ứ đọng, gây lãng phí. Xuất phát từnghịch lý này, TTCK đã ra đời đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng, gópphần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung, phân phối vốn một cách hiệu quảtrong nền kinh tế.Hình thức sơ khai của TTCK đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm vàokhoảng thế kỷ 15, ở các thành phố trung tâm thương mại của các nước phươngTây. Cho đến nay, quá trình phát triển của nó đã trải qua nhiều bước thăng trầm.Lịch sử đã đánh dấu hai đợt khủng hoảng lớn, đó là khi các TTCK lớn ở Mĩ,Tây Âu, Nhật Bản bị sụp đổ chỉ trong vài giờ vào “ ngày thứ 5 đen tối”,29/10/1929 và “ngày thứ 2 đen tối”, 19/10/1987. Song, cùng với yêu cầu pháttriển của nền kinh tế, thị trường đã được phục hồi, tiếp tục phát triển và trởthành một thể chế tài chính không thể thiếu của kinh tế thị trường.1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán.TTCK được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch muabán, trao đổi các chứng khoán. Nghĩa là ở đâu có giao dịch mua bán chứngkhoán thì đó là hoạt động của TTCK. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nócó khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư, cho phép chủ sở hữu cóquyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành. Các quyền yêu cầunày có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu củachúng. Có nhiều cách để phân loại chứng khoán dựa theo các tiêu thức khácnhau. Nếu dựa theo tính chất của chứng khoán thì hàng hoá trên thị trường baogồm hai loại chủ yếu là chứng khoán vốn và chứng khoán nợ.Với chứng khoán vốn, mà đại diện là cổ phiếu, nó xác nhận sự góp vốnvà quyền sở hữu phần vốn góp đó của cổ đông đối với tài sản của công ty cổphần. Cổ đông có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trên thịtrường thứ cấp theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cổ đông còn có quyềntham gia quản lý công ty thông qua quyền tham gia và bỏ phiếu tại Đại hội cổđông, quyền mua trước đối với cổ phiếu phát hành mới.Với chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, là loại chứng khoán quyđịnh nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải trả cho chủ sở hữu chứng khoán toànbộ giá trị cam kết bao gồm cả gốc và lãi sau một thời hạn nhất định.Với các đặc tính trên, chứng khoán được xem là các tài sản tài chính màgiá trị của nó phụ thuộc vào giá trị kinh tế cơ bản của các quyền của chủ sở hữuđối với tổ chức phát hành.Đặc điểm cơ bản nhất của TTCK là thị trường tự do, tự do nhất trong cácloại thị trường. Ở TTCK không có sự độc đoán, can thiệp cưỡng ép về giá. Giámua bán hoàn toàn do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định.Người cho vay vốn1. Hộ gia đình2. Doanh nghiệp3. Chính phủ4. Nước ngoàiCác trung gian tài chính - Ngân hàng thương mại- Bảo hiểm, quỹ hưu trí- Tổ chức nhận tiền gửi và cho vayTài trợ gián tiếpNgười đi vay vốn1. Hộ gia đình2. Doanh nghiệp3. Chính phủ4. Nước ngoàiThị trường tài chính- Thị trường tiền tệ- - Thị trường vốnVốnvốnTài trợ trực tiếpVèn VènCác giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trườngsơ cấp hay ở thị trường thứ cấp, tại Sở giao dịch hay tại thị trường giao dịch quaquầy, ở thị trường giao ngay hay ở thị trường kì hạn. Các quan hệ mua bán traođổi làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, thực chất đây chính là quá trìnhvận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.Quá trình vận động của tư bản được thực hiện xuất phát từ chức năngkinh tế nòng cốt của thị trường tài chính trong việc dẫn vốn từ những người tạmthời dư thừa vốn sang những người cần vốn. Sự chuyển dịch vốn được thể hiệnqua sơ đồ H1.1 Qua sơ đồ trên ta thấy, sự chuyển dịch vốn được thực hiện qua haicon đường trực tiếp và gián tiếp. Những người cần vốn có thể huy động trựctiếp từ những người tạm dư thừa vốn bằng cách bán các chứng khoán cho họ.Hoặc con đường thứ hai để dẫn vốn là thông qua các trung gian tài chính, đây làmột bộ phận đã chuyển tải một khối lượng đáng kể nguồn tiết kiệm đưa vào đầutư và góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn.Như vậy, thị trường tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc tíchtụ, tập trung, phân phối vốn một cách hiệu quả trong nền kinh tế. Được xem làđặc trưng cơ bản của thị trường vốn, TTCK là thị trường mà giá cả của chứngkhoán (hàng hoá trên thị trường) chính là giá cả của vốn đầu tư, vì vậy, TTCKđược coi là hình thức phát triển bậc cao của nền kinh tế thị trường.1.3. Cơ cấu tổ chức của TTCK. (Nhóm trưởng nên lựa chọn một là nêu cơcấu tổ chức hoặc là nêu phân loại thị trường chứng khoán vì hai phần nàyhơi trùng nhau:1.3.1. Căn cứ vào phương thức giao dịch: Sơ đồ 1: Các dòng vốn qua hệ thống tài chínhThị trường giao dịch ngay (Thị trường thời điểm): Thị trường giaodịch mua bán theo giá của ngày hôm đó; việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn rasau đó vài ngày (tùy theo mỗi thị trường chứng khoán quy định riêng số ngày); Thị trường tương lai: Thị trường mua bán chứng khoán theo những hợpđồng mà giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch; việc thanh toán vàgiao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn ở tương lai (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1năm,…). 1.3.2. Căn cứ vào tính chất chứng khoán giao dịch: · Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và muabán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. · Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch vàmua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các tráiphiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. · Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường chứng khoánphái sinh, bao gồm thị trường hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn,… Đây làthị trường cấp cao mua bán chuyển giao các công cụ tài chính cấp cao; Do đóthị trường này chỉ xuất hiện ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển ởtrình độ cao. 1.3.3. Căn cứ vào lưu chuyển vốn: Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới pháthành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hànhthông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.Thị trường thứ cấp: Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hànhtrên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho cácchứng khoán đã phát hành.Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã đượcphát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mụcđích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm,hưởng chênh lệch giá. 1.4. Chức năng của thị trường chứng khoán:1.4.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tếKhi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiềnnhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó gópphần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ởcác địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng vàđầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.1.4.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúngTTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh vớicác cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khácnhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọnloại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.1.4.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoánNhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sởhữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năngthanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối vớingười đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư.TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của cácchứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.1.4.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệpThông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánhmột cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt độngcủa doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môitrường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thícháp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.1.4.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩmôCác chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bénvà chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nềnkinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệutiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinhtế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tếvĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ đểtạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra,Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vàoTTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinhtế.

Tài liệu liên quan

  • Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán
    • 29
    • 965
    • 2
  • Những vấn đề cơ bản của thị trường chứng khoán Những vấn đề cơ bản của thị trường chứng khoán
    • 35
    • 780
    • 2
  • Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán
    • 30
    • 607
    • 1
  • Cơ bản về thị trường chứng khoán Cơ bản về thị trường chứng khoán
    • 10
    • 436
    • 1
  • Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán
    • 31
    • 605
    • 0
  • Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán
    • 35
    • 566
    • 0
  • Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán
    • 92
    • 537
    • 1
  • NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
    • 34
    • 814
    • 0
  • CHƯƠNG I  MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ DUY TRÌ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ DUY TRÌ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
    • 33
    • 578
    • 0
  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ DUY TRÌ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ DUY TRÌ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
    • 33
    • 580
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(28.46 KB - 15 trang) - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Những Vấn đề Cơ Bản Về Chứng Khoán