Những Vị Hộ Pháp Trong Phật Giáo - .vn
Có thể bạn quan tâm
Ý nghĩa về ngài Tiêu Diện đại sĩ và ngài Vi Đà hộ pháp trong các ngôi chùa
Hộ pháp Vi Đà ở vào thời Bắc Tống đã được giới Phật giáo công nhận, như trong "Phiên dịch danh nghĩa tập" của Ngài Pháp Vân có chép: "Hộ Pháp Vi Đà tôn xưng ngày nay... Là bởi Bạt Xà Ba La Nhị, gọi là Kim cang thủ vì tay của Ngài có cầm chày Kim cang, nhân đó mà lập thành tên...
Hiện nay nương theo hình dáng ấy mà lập tượng Ngài ở cửa các Già Lam". Tuy nhiên Hộ Pháp Vi Đà tôn xưng ngày nay, trong thành điển ghi chép chưa được rõ, người đời sau cũng có nhiều thuyết khác, hoặc có nười nghi Hộ Pháp Vi Đà đầu tiên là vị tướng quân thời nhà Đường, điều này quả là hư dối và không đủ tin tưởng, do vậy mới làm bài "khảo sát về Hộ Pháp Vi Đà" này.Vị Hộ Pháp Vi Đà thiên tướng (tướng trời) được đặt trước Đại hùng bửu điện, trong chốn Tùng lâm xem Ngài là Vi Côn tướng quân xuất xứ từ "Cảm thông lục" của luật sư Đạo Tuyên Sách này có người nghi ngờ sự việc đó chẳng phải do Ngài Luật sư Đạo Tuyên soạn, vì trong "Pháp Uyển châu lâm" của Đạo Thế cùng thời với Đạo Tuyên đã đề cập đến vấn đề này, nói rằng: "Có một người trời" "Họ Vi tên Côn" "một vị hạ thần trong 8 vị tướng quân ở Nam Thiên" "Cảm ứng đến ba châu"... Có thể biết lòng thành của Luật sư Đạo Tuyên đã cảm đến người trời, lòng thành của tướng trời là Vi Côn hộ trì chính pháp, đích xác là truyền thuyết lưu thông thời bấy giờ. Ngài Luật sư Đạo Tuyên nổi danh trì luật, Ngài Đạo Thế cũng là một bậc tài đức có tiếng trong pháp môn, dường như chẳng đến nổi nói dối để mê hoặc mọi người. Vị người trời ấy hiện thân trước Luật sư Đạo Tuyên nội dung nghiên cứu như thế nào tuy chúng ta chẳng thể biết được, nhưng sự việc có ra ắt phải có nguyên nhân của nó, điều đó có thể xác đáng vậy.
Vi Côn tướng quân chỉ là một vị Vi Côn tướng quân mà thôi, cớ sao người đời xem là Hộ Pháp Vi Đà? Vậy thì tự nên một lần khảo xét về tên của Vị Đà xem sao.
Trong những sách dịch của Ngài Tam Tạng Đàm Vô Sấm thời Bắc Lương có tên gọi Vi Đà thiên như kinh Kim Quang Minh ghi "Các Thần gió, Thần nước, Thần Vi Đà thiên". Trong kinh Đại Bát Niết Bàn có nói: "Phạm thiên, Đại tự tại thiên, Vi Đà thiên". Kinh Đại Vân ghi: "Thấy thờ phụng Vi Đà nên làm tượng Vi Đà". Những chữ này tuy bất đồng, nhưng Vi Đà tức Vi Đà thiên, đều được các học giả công nhận. "Nhất thiết kinh âm nghĩa" nói Vi Đà là dịch lầm của Tư Kiến đà thiên. Lầm hay không lầm chẳng cần luận bàn. Đàm Vô Sấm dịch là Vi Đà, Vi Đà đều không có âm "Tư" nào cả. Khảo sát ý nghĩa trong Kinh Đại Vân, Vi Đà thiền vốn là một trong những vị thần được người Ấn Độ sùng bái. Vi Đà đối với trong giới Phật giáo thời Lương đã xem Ngài là một vị Thần Hộ Pháp. Trong "Đoạn tửu nhục văn" của Lương Võ Đế xem Vi Đà thiên là thiện Thần, cùng với Mật Tích Kim Cang Thần... đều là Thần Hộ Pháp, đáng làm bằng chứng.
Căn cứ theo trên, chúng ta có thể làm sự giả định này: Ngày nay gọi là Hộ Pháp Vi Đà là do Vi Đà thiên trong kinh cùng với Vi Côn thiên tướng hợp lại mà thay đổi thành. Nếu không có Vi Đà thiên là thiện Thần hộ pháp thì Vi Côn cuối cùng là một Vi Côn mà thôi; nếu không có truyền thuyết Vi Côn tướng quân, Vi Đà thiên chỉ là Thần hộ pháp, và cũng chỉ là vị Thần hộ pháp thông thường chứ chẳng thể phổ biến như thế được.
Khác biệt giữa Hộ pháp trong Phật giáo và lực lượng tín ngưỡng dân gian thần quyền
Nếu chịu khó suy tâm thêm chút nữa thì thuyết trên chưa phải là lời bàn quyết định. Căn cứ theo ý kiến của một số giới Phật giáo Trung Quốc thì đặt tượng Vi Đà trước Đại hùng bửu điện, tay cầm chày Kim cang là một vị thần hộ pháp chiếm địa vị đặc thù trong Phật giáo. Điều này không thể chú ý đến Thần hộ pháp đặc thù của Phật giáo trong Thánh điển và Thần hộ pháp cầm chày Kim cang. Ở trong Phật điển xác thực có một Thần hộ pháp đặc thù mà lại vừa hay là Mật Tích Kim cang lực sĩ tay cầm chày Kim cang. Tại các bộ luật và kinh Đại Niết Bàn... phần nhiều có thuật một đứa trẻ nghe trộm thuyết giới, bị Mật Tích Kim cang đánh chết. Phàm lúc ngoại đạo không đáp được những câu hỏi của đức Phật, thì Mật Tích Kim cang dùng chày Kim cang đặt trên đầu người ấy "nếu không đáp mau sẽ đập nát đầu ngươi làm 7 mảnh" chuyện này thường thấy chép ở trong kinh A Hàm. Trong tỳ Nại Da Tạp sự quyển 17 có ghi: Trưởng giả Cấp Cô Độc ý muốn trang nghiêm cửa chùa tại Kỳ Viên, Phật đồng ý cho ông họa hai vị Dược xoa cầm trượng. Mật Tích Kim cang dùng tay cầm chày Kim cang mà được nồi danh vốn là Đại lực Dạ xoa, thông suốt cả Tứ thiên vương. Do bởi ông thường theo thị giả Phật, giữ gìn hộ trì Phật pháp trở thành vị Thần hộ pháp nhiệt thành và rất thiết yếu trong Phật giáo. Điều này được ghi chép rõ trong kinh luật của Tiểu thừa và nói ra khi Phật còn tại thế.
Kinh Mật Tích Kim cang lực sĩ của Đại thừa (chép trong kinh Đại Bửu Tích) nói Mật Tích Kim cang trên hội của Thích Ca là hậu thân của thái tử Pháp ý thệ nguyện hộ trì chính pháp cho hàng ngàn người anh. Hiện thân Dạ xoa tay cầm chày Kim cang lại chính là Đại Bồ Tát, điều này phát nguồn từ Mật Tích Kim cang của Tiểu thừa giống như là bầy Dạ xoa, có thể xem họa tượng tại Kỳ Hoàn mà biết được. Ở Trung Quốc thờ hai ông tướng Hanh và Cáp thủ hộ sơn môn (biểu thị uy nghi âm thanh của tiếng quát tháo) (1) cũng do cái ý còn sót lại của các vị Dạ xoa nêu trên. Tuy nhiên ở trong hội Mật Tích lực sĩ thì dường như lại chỉ một trong những vị Kim cang. Trí Độ Luận nói: "500 thần cầm Kim cang là hiện thân của lực sĩ Kim cang thủ".
Tóm lại: các vị Dạ xoa tay cầm chày Kim cang không phải là hết thảy đều là hộ pháp, Ngài Mật Tích lực sĩ hậu thân của Pháp Ý thường thị hiện là Dạ xoa để hộ trì chính pháp, những vị Dạ xoa hộ trì chính pháp nhiều cũng gia nhập vào đoàn Hộ pháp này, dường như là nghĩa chung của Phật giáo Đại thừa. Lúc Phật tại thế đã vẻ hai (hay nhiều) Dạ xoa nơi cửa chùa, Trung quốc làm tượng một vị Chấp Kim cang ở trước đức Phật vốn không phải là không hợp lý (Duy làm hai vị tướng Hanh và Cáp lại làm tượng Hộ pháp Vi Đà không tránh khỏi trùng lặp, cũng có thể gọi hai vị tướng này làTán chúng, Vi Đà là chủ thể). Cát Tạng đời Tuỳ nhận lầm Mật Tích Kim cang là hóa thân của Phật Lâu Chí, thuyết này tồn tại mãi đến đời Tống, người đời sau gọi Vi Đà là Phật Lâu Chí cũng bởi thuyết này mà thành ra sự truyền tụng sai lầm.
Mật Tích Kim cang lực sĩ vốn hộ vệ thị giả Đức Thích Ca, làm công việc giữ gìn hộ trì chính pháp; một khi xoay chuyển mà thành Kim cang Tát dỏa - Bí mật chủ của Mật bộ tức là đem thân phân chia xuất hiện ra để hộ trì truyền thừa pháp lớn Mật Tông. Sự tích diễn biến và thay đổi nêu trên thật quá rõ ràng. Hộ pháp Vi Đà tại Trung Quốc hiện thân tướng Trời (thiên tướng) cầm chày Kim cang là vị Thần hộ pháp đặc thù của Phật giáo cùng với Thần Mật Tích Kim cang lực sĩ rất là tương hợp. Đấy cũng là lý do mà Pháp Vân xem hộ pháp Vi Đà là Mật Tích vậy.
Hộ pháp Vi Đà ở Trung Quốc bản chất là Mật Tích Kim cang với lại Vi Đà thiên trong Kinh Đại Vân vốn chẳng phải là một Thần. Sỡ dĩ Ngài xưng là Hộ pháp Vi Đà có thể giải thích làm hai loại:
1. Phật giáo vốn có Thần hộ pháp đặc thù Chấp Kim Cang với Vi Đà thiên khác biệt. Từ sự nhiệt thành hộ pháp của Vi Côn gọi đơn giản Vi tướng quân mả truyền thuyết lưu bồ về sau tức lần lần cùng với Mật Tích Kim cang danh nghĩa tương cận (ý nghĩa tương cận là vì hiện thân tướng trời chuyên thành tâm hộ trì giáo pháp của Đức Thích Ca) Vi Đà thiên (Vi Đà thiên tướng với Vi Côn hoặc Vi tướng quân tên gọi gần giống nhau) cùng hợp lại mà thành.
2. Hai chữ Kim Cang, phạn ngữ là Bạt Xà La (hoặc Tác chiếc la). Xà Hoa văn có âm Đà, như Trà tỳ hoặc dịch Xà Duy. Vi trong Vi Đà người xưa thường dịch Tác Tỳ, như Phệ Đà dịch là Tỳ Đà, Bì Đà, Ca Tỳ la hoặc dịch Ca Duy. Bạt Xà La chấp Kim Cang với Vi Đà phạn âm khác nhau, có lẽ do một bộ phận người trong nước đã sớm lầm lẫn cho là một vị Thần. Đợi đến sau này khi thuyết Vi tướng quân được truyền bá rộng rãi, ba vị hợp lại hóa làm một, trở thành Hộ pháp Vi Đà từ thời Đường Tống về sau.
Tóm lại, tên gọi Vi Đà là xuất xứ từ Vi Đà thiên. Hiện thân tướng trời (Dạ xoa) cầm chày Kim cang là vị Hộ pháp rất nhiệt thành của Phật giáo xuất xứ từ Mật Tích Kim cang. Lưu hành trong giới Phật giáo Trung Quốc, sớm chiều cúng dường thành ra không người nào mà không biết Hộ pháp Vi Đà, chẳng thể nói cùng với Vi Côn tướng quân không có liên quan. Ba vị này thiếu một không thể có hộ pháp Vi Đà trong lòng chúng ta. Tôi đối với Hộ pháp Vi Đà xin mạo muội có sự kết luận như vầy: "Lấy Mật Tích Kim Cang làm chủ thể, trải qua sự liên hệ với thuyết Vi Côn tướng quân cùng với Vi Đà thiên hợp lại mà hóa thành.
Hàm ý Tứ đại Thiên vương hộ pháp thần của Phật giáo
Từ khóa » Già Lam Hộ Pháp
-
Già Lam Hộ Pháp - NHÀ SÁCH PHẬT GIÁO TỊNH LIÊN
-
TÔN TƯỢNG GIÀ LAM HỘ PHÁP - Pham Nghiem Trai
-
Già Lam Bồ Tát - Quan Công Buông đao Quy Y Cửa Phật
-
Tượng đồng Già Lam Hộ Pháp Quan Công Và Vi Đà Hộ ... - Lazada
-
DUYÊN GIÁC NGỘ - GIÀ LAM HỘ PHÁP QUANG VÂN TRƯỜNG (162
-
Tôn Tượng Hộ Pháp - Vi Đà Hộ Pháp - Già Lam Hộ Pháp
-
TÔN TƯỢNG ĐỨC GIÀ LAM HỘ PHÁP CAO 30 CM - Shopee
-
GIÀ LAM HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO LÀ AI? HAI BỒ TÁT THỊ GIẢ ...
-
Vi Đà Hộ Pháp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Già Lam Bồ Tát - Già Lam Hộ Pháp - Phật Giáo
-
Tượng Già Lam - Chấn Tể Và Tiêu Diện Đại Sĩ - Vi Đà Hộ Pháp
-
Già Lam Hộ Pháp - Tượng Đồng Thờ Cúng Giá Cạnh Tranh
-
Hai Vị Hộ Pháp - Vi Đà Tôn Thiên Và Quan Công - Tượng Gỗ 360