Những Vụ Gian Lận Thi Cử Thời Phong Kiến - Khi “trí Tuệ” Không Thể Cao ...
Có thể bạn quan tâm
Trong xã hội hôm nay trí tuệ có vẻ chí đứng hàng cuối cùng và không khó để có thể thấy được 6 chữ "ệ" luôn tồn tại xung quanh chúng ta, thời phong kiến cũng vậy và trong bài viết ngày hôm nay xin gửi đến các bạn một vài những vụ gian lận khoa cử thời phong kiến tiêu biểu để chúng ta có thể bàn luận thêm về những vấn đề của lịch sử từ phong kiến đến hiện đại: GIAN LẬN THI CỬ
- "Nhất tiền tệ
- Nhì hậu duệ
- Ba quan hệ
- Bốn ngoại lệ
- Năm đồ đệ
- Sáu trí tuệ"
VỤ GIAN LẬN CỦA NHÀ BÁC HỌC ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM:
Sự việc xảy ra ở kì thi Hội năm 1775 và gần như không được đề cập trong các văn kiện chính sử nên đôi khi rất ít người biết. Vào thời điểm của năm 1775, tại thừa tuyên Thanh Hoa (nay là Thanh Hóa) có một nhân vật tên là Đinh Thì Trung nổi tiếng học rộng, hiểu cao, 14 tuổi đã đậu kì thi Hương và được sau đó thì được nhận vào học ở Quốc Tử Giám. Trong quá trình học tại đây ông đã gặp và học tập cùng một bạn đồng môn khác đó là Lê Quý Kiệt, Quý Kiệt đồng thời cũng chính là con trai của Tả thị lang bộ lại Lê Quý Đôn một công thần của chúa Trịnh. Hai người giỏi nhất kinh kì lúc bấy giờ và thường được chính Lê Quý Đôn kiểm tra đốc thúc học tập, tuy nhiên Đinh Thì Trung tỏ ra vượt trội hơn hẳn bạn đồng môn của mình. Tài năng cũng như vốn kiến thức uyên thâm của Đinh Thì Trung còn vang xa tới tận tai chúa Trịnh nên khi kết quả của kì thi Hội được công bố người đỗ thủ khoa là Lê Quý Kiệt thì chúa Trịnh Sâm không tin kết quả này vì biết Đinh Thì Trung học giỏi nổi tiếng thần đồng nên cho duyệt lại văn bài, nhận ra bài thi của Đinh Thì Trung có chữ của Lê Quý Kiệt và bài thi với nét chữ của Lê Quý Kiệt lại ghi tên Đinh Thì Trung tức là đã có sự đánh tráo bài thi giữa 2 người.
Sự việc bại lộ, về sau khi tra hỏi thi Đinh Thì Trung đã phát giác bức thư riêng của Quý Kiệt và tố cáo là do Lê Quý Đôn chủ sự. Trịnh Sâm lấy cớ Lê Quý Đôn là bậc đại thần, bỏ đi không xét, mà luận thêm tội con trai ông là Lê Quý Kiệt, bắt giam cấm ở ngục ở cửa Đông còn Đinh Thì Trung cũng bị phạt rất nặng và phải bị đi đày xa ở đất Viễn Châu. Ít lâu sau thì Đinh Thì Trung được ân xá nhưng lại nhận lệnh đi dụ giặc cướp. Nhiệm vụ không thành, ông bị giặc bắt và sau đó thì nhảy xuống sông Bạch Đằng tự vẫn, khép lại một cuộc đời đau thương và oan khiêng của một thần đồng.
Sách Cương mục cũng bình luận sự việc này "Hai người cùng một tội mà xử phạt khác nhau, sao gọi là công bằng thỏa đáng được? Xét hành trạng của Quý Đôn, không có một điều gì đáng khen.". Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính Lê Quý Đôn đã can thiệp đổi bài cho con trai vì biết sức văn của Thì Trung hơn hẳn Quý Kiệt. Tuy nhiên khi sự việc bị phát giác, triều đình đã bỏ qua cho Lê Quý Đôn, xử nhẹ cho Lê Quý Kiệt, nhưng lại xử nặng cho Đinh Thì Trung. Có thể nói Đinh Thì Trung chỉ là một nạn nhân và phải chịu án oan trong án thi cử này.
VỤ GIAN LẬN CỦA "HẬU DUỆ" NGƯỜI VIẾT PHẦN SAU CUỐN ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ:
Sự việc này xảy ra tại Thanh Hóa năm 1696 khi phó chủ khảo trường thi Thanh Hóa là Ngô Sách Tuân được Tham tụng Lê Hy gửi gắm con trai mình bằng cách đem hình dáng giấy đóng quyển thi của con mình cho Ngô Sách Tuân biết. Nói thêm về Lê Hy, ông là một danh sĩ và đã đỗ tiến sĩ năm 18 tuổi và cũng là người biên soạn phần sau của cuốn Đại Việt sử ký toàn thư. Do có hiềm khích từ trước nên Ngô Sách Tuân cũng muốn nhân sự việc này mà làm hòa với Lê Hy nên ông đã đồng ý. Ngô Sách Tuân đã lấy quyển thi của con Lê Hy đưa cho các quan giám khảo, bảo họ phê đỗ mặc dù Quan Đề điệu trường thi này là Phó đô ngự sử Ngô Hải biết chuyện, có thề với Ngô Sách Tuân là sẽ giấu kín việc nhưng quan Tham chính Thanh Hóa là Phan Tự Cường phát giác được, tâu lên vua. Sau khi họp bàn quan văn, võ và cũng để giữ cương phép nước Ngô Sách Tuân bị khép tội giảo phải thắt cổ tự tử mà chết các quan liên đới đều bị hạch tội rất nặng chỉ có Lê Hy do là đại quan Tham tụng nên lại không bị tội gì.
VỤ GIAN LẬN SỬA BÀI CỦA CỤ CAO BÁ QUÁT - TRANH CÃI ĐÚNG SAI CHO MỘT CUỘC ĐỜI:
Cao Bá Quát (1809–1855), tên tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường. Ông là quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương và là mộ tnhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Năm 1841 đời vua Thiệu Trị, Cao Bá Quát được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử và được triệu vào kinh đô Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Thấy một số bài thi hay, người làm có vẻ là người tài nhưng có 1,2 chỗ phạm trường quy, phạm húy vua ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa với muội đèn chữa lại. Tổng cộng, Cao Bá Quát đã sửa 24 bài trong đợt thi năm đó. Mặc dù là mục đích tốt nhưng việc làm của ông cũng là vi phạm kỷ luật trường thi. Ông bị khép tội "trảm", khi án được trình lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội "trảm quyết" xuống tội "giảo giam hậu", tức được giam lại đợi lệnh. Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, khoảng cuối năm Quý Mão (1843), Cao Bá Quát được triều đình tạm tha, nhưng bị phát phối đi Đà Nẵng, chờ ngày đi "dương trình hiệu lực" (tức đi phục dịch để lấy công chuộc tội).
NÓI THÊM VỀ CAO BÁ QUÁT:
khoảng 10 năm sau (1850) vào thời vua Tự Đức, khi trong nước xảy ra nạn dịch châu chấu gây mất mát mùa màng, đói khổ trong dân chúng cũng như bất mãn với những chính sách của vua Tự Đức, Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn. Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời. Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại lộ. Trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854. Trải qua nhiều cuộc chiến cũng như khởi binh thành công, cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn (giáp Sài Sơn), thì Cao Bá Quát bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt bị quân triều đình bắt được, sau cả hai đều bị xử chém. Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm quân khởi nghĩa bị chém chết và khoảng 80 quân khác bị bắt (theo sử nhà Nguyễn).
Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của Cao Bá Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông. Sự thật về cái chết của Cao Bá Quát cho đến nay vẫn còn là một vấn đề nghi vấn cần làm sáng tỏ. Sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa, triều đình ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao của ông. Anh trai song sinh của ông là Cao Bá Đạt đang làm Tri huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, và có tiếng là một viên quan mẫn cán và thanh liêm, cũng phải chịu tội và bị giải về kinh đô Huế. Dọc đường, Cao Bá Đạt làm một tờ trần tình gửi triều đình rồi dùng dao đâm cổ tự vẫn.
Sống trong thời đại mà bất kỳ ai cũng ước mơ thi đỗ làm quan. Là cửa thoát nghèo duy nhất của mỗi số phận thì việc thi chấm đỗ hay rớt của mỗi bài thi cũng chính là quyết định một số phận của cả 1 cuộc đời và việc gian lận điểm số cũng chính là giết chết một cuộc đời khác. Ông bà ta có câu "1 người làm quan, cả họ được nhờ" cũng vì thế. Nhưng với sự thay đổi của xã hội ngày nay, câu tục ngữ đó lại đúng theo một cái nghĩa khác, cái nghĩa mà không ai trong chúng ta mong muốn. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn một cái nhìn khác về những vấn đề của Khoa cử thời phong kiến.
Nguyễn Lâm Nhât Huy
Từ khóa » Hậu Duệ Của Cao Bá Quát
-
Bá Hưng đúng Là Cháu 7 đời Của Cao Bá Quát! - Kenh14
-
Cao Bá Hưng: Tôi đúng Là Hậu Duệ Của Nhà Thơ Cao Bá Quát
-
Tính Khoa Học Trong Gia Phả Thể Hiện Như Thế Nào ?
-
Cao Bá Quát – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hậu Duệ 7 đời Của Cao Bá Quát Mặc áo The Hát Rap Gây Sốt
-
Cháu 7 đời Của Cao Bá Quát Gây Sốc Vì Thái độ Và Cách Nói Xấc ...
-
Cao Bá Hưng: "Thật Mệt Mỏi Vì Nhiều Người Không Tin Mình Là Hậu ...
-
Cao Bá Hưng Là Ai? Cháu 7 đời Của Cao Bá Quát? - GiaiNgo
-
Hậu Duệ Nhà Thơ Cao Bá Quát 'thổi Hồn' Vào Các Ca Khúc
-
Hậu Duệ Cao Bá Quát, Thánh ảnh Chế Mai Ngô Gây Bất Ngờ Khi ứng ...
-
Hậu Duệ Của “Thánh Thơ” Cao Bá Quát: Cắt Tóc - Tổ Trưởng Dân Phố
-
Cao Bá Hưng: Quán Quân Bị Phản đối Mạnh Nhất Các Gameshow
-
Cao Bá Hưng Phổ Thơ Tình Của Cao Bá Quát, Tự Tin Biểu Diễn Ca Trù
-
Danh Nhân Lịch Sử - Văn Hóa Tiêu Biểu Người Bắc Ninh Thời Nguyễn ...