Những Vũ Khí Việt Nam Có Thể Mua Của Mỹ để Gia Tăng Năng Lực ...

Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin

Javelin được đánh giá là dòng tên lửa chống tăng nguy hiểm và đắt đỏ hàng đầu thế giới. Mặc dù giá thành hơi cao (khoảng cỡ 100.000 – 120.000 USD/đạn tên lửa, 400.000 USD cho khối điều khiển) nhưng hiệu quả mang lại rõ ràng mà nó mang lại vốn không phải bàn cãi.

Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin có khả năng chiến đấu rất cơ động và hiệu quả

FGM-148 Javelin thiết kế tấn công tiêu diệt mọi xe tăng, xe bọc thép và kể cả công sự phòng ngự trên mặt đất của đối phương. Tổ hợp gồm 2 thành phần chính: khối điều khiển CLU và đạn tên lửa. Tổ chiến đấu sử dụng Javelin cần ít nhất 2 người.

Điểm nhấn của tên lửa Javelin ở hệ thống dẫn đường, đây là đạn tên lửa chống tăng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ đầu tự dẫn ảnh nhiệt. Đặc biệt, xạ thủ có thể chọn 2 cách bắn gồm: bắn thẳng trực diện mục tiêu hoặc bắn bổ bổ nhào 45 độ tấn công nóc xe tăng – xe bọc thép (đấy là nơi bọc giáp mỏng nhất trên xe tăng).

Tuy nhiên, nó cũng có một số yếu điểm, chẳng hạn như trong lượng tương đối lớn và hệ thống tự dẫn nhiệt chưa nhận biết được chính xác khi xuất hiện nhiều mục tiêu "nhiễu"

Ngoài ra, việc triển khai tên lửa khá dễ dàng và rất dễ thu hồi. Tuy nhiên, nhược điểm là hệ thống này khá nặng, chừng 22,3kg nên việc mang vác trong chiến đấu tương đối khó khăn. Ngoài ra, đầu tự dẫn nhiệt có lỗi là nếu có nhiều xe tăng cùng lúc bốc cháy, có thể làm quả đan mất phương hướng bay vào các xe tăng đã bị tiêu diệt, do nó chỉ có khả năng phát hiện nguồn tỏa nhiệt.

Clip một chiếc xe của lực lượng khủng bố IS bị Javelin tiêu diệt:

Máy bay tiêm kích F-15 Eagle

F-15 Eagle được phát triển cho Không quân Hoa Kỳ và bay lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 7-1972. Phiên bản cải tiến F-15E Strike Eagle (Đại bàng tấn công) là kiểu máy bay tiêm kích kết hợp cường kích hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết được đưa vào hoạt động từ năm 1989.

F-15 được trang bị 2 động cơ lớn hơn trọng lượng của máy bay nên cho phép nó tăng tốc trong khi đang bay dốc đứng lên. F-15 có khả quay vòng trong không gian hẹp mà không hề đánh mất tốc độ.

Khả năng xoay trở trên không của Máy bay tiêm kích F-15 Eagle là rất tốt

Hệ thống radar xung Doppler đa tác dụng APG-63/70 của F-15 có thể tìm kiếm các mục tiêu bay với tốc độ cao ở trên và tốc độ thấp ở dưới không nhầm lẫn chúng với các mục tiêu dưới mặt đất.

Nếu sở hữu F-15 Eagle, Việt Nam sẽ tăng cường rất lớn khả năng phòng thủ trên không

Tới năm 2005, F-15 thuộc mọi lực lượng không quân đã có thành tích tiêu diệt 104 máy bay trong các trận không chiến, các phiên bản giành ưu thế trên không của F-15 (các phiên bản F-15A/B/C/D) của Hoa Kỳ và Israel được họ tuyên bố chưa từng bị đối thủ nào bắn hạ. Việc Mỹ đã có nhiều máy bay hiện đại hơn, khiến việc cân nhắc bán F-15 Eagle cho Việt Nam là điều hoàn toàn khả thi.

Máy bay săn ngầm P-3C Orion

Máy bay trinh sát, chống ngầm cất cánh từ đất liền P-3C Orion do Công ty Lockheed Martin chế tạo, chủ yếu dùng để thực hiện tác chiến săn ngầm trên biển tầm xa, tác chiến chống hạm và yểm hộ cho biên đội tàu sân bay trên toàn cầu, trong mọi điều kiện thời tiết.

Đây là máy bay hiện đại, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết

P-3C phiên bản cơ bản có chiều dài 35,6 m, sải cánh 30,4 m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt, tốc độ trên 600 km/h, hành trình tối đa 9000 km, bán kính hoạt động tối đa gần 4000 km với phi hành đoàn 11 người.

P-3C4 Orion được trang bị các loại bom chìm, thủy lôi, ngư lôi hạng nhẹ 324mm Mk-46 hoặc ngư lôi hạng nặng Mk-54, tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, được bố trí trong khoang giữa thân hoặc các điểm treo ngoài cánh.

Máy bay P-3C Orion được xem là khắc tinh của tàu ngầm

Thế hệ máy bay P-3 đã phục vụ trong lực lượng hải quân Mỹ được 40 năm, kiểu cuối cùng trong thuộc thế hệ này là máy bay P-3C “Orion” đã ngừng sản xuất năm 1990. Phiên bản mới nhất của dòng này là P-3C4 mới được nâng cấp.

Trực thăng Seahawk MH-60R

Trực thăng MH-60R được thiết kế để vận hành trên các khinh hạm, khu trục hạm, tuần dương hạm và tàu sân bay. Hiện tại đây là một trong những dòng trực thăng tân tiến nhất trong phân khúc này.

Trực thăng Seahawk MH-60R có khả năng thực thi nhiều nhiệm vụ cùng lúc

Cụ thể, máy bay được trang bị hệ thống radar đa chế độ AN/APS-147, trạm trinh sát hồng ngoại MTS-FLIR, hệ thống sonar chủ động,... Ngoài ra, việc nâng cấp hệ thống điện tử hàng không đã cho phép trực thăng MH-60R có thể mang tới 8 tên lửa chống tăng Hellfire cho phép tác chiến hiệu quả chống mục tiêu tăng - thiết giáp trên đất liền và cả tàu cao tốc cỡ nhỏ trên biển.

Seahawk có tốc độ bay đạt 270km/h, tầm hoạt động trên 400km, chuyên bay vùng biển và duyên hải. Số lượng chiếc Seahawk hiện nay là 675 chiếc với tổng số giờ bay trên 4 triệu giờ.

Hai chiếc Seahawk MH-60R được xếp ngọn để tiện vận chuyển

(còn tiếp)  

Đồng Thần

Từ khóa » Fgm ấn độ