Những ý Nghĩa Của Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu

Xét nghiệm nước tiểu tiết lộ nhiều vấn đề sức khỏe

1. Đánh giá nhanh sức khỏe qua màu sắc nước tiểu

Không phải lúc nào bạn cũng có điều kiện thực hiện xét nghiệm nước tiểu thường xuyên, vì thế đánh giá nhanh qua quan sát màu sắc nước tiểu là cần thiết. 

1.1. Nước tiểu có màu vàng đậm

Nguyên nhân khiến nước tiểu có màu vàng đậm thường do chế độ ăn uống quá nhiều Vitamin B2, Beta-carotene trong cà rốt hoặc sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc điều trị bệnh. Nếu không phải do những nguyên nhân này, có thể cơ thể bạn đang thiếu nước khiến nước tiểu trở nên đậm đặc hơn. Lời khuyên là nên uống nhiều nước hơn, nó sẽ giúp nước tiểu trở về màu vàng nhạt bình thường.

Nếu khi đã uống nhiều nước nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề, rất có thể nguyên nhân do bệnh lý ở gan. Hãy kiểm tra thêm phần tròng trắng của mắt có chuyển màu vàng đậm hay không. Nếu có thì cần sớm đến bệnh viện kiểm tra.

1.2. Nước tiểu có màu hồng và đỏ

Nhiều người lo lắng nước tiểu có màu này là do chứa máu, thật vậy các bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, sỏi bàng quang, khối u lành tính hoặc ung thư có thể gây ra tình trạng này. Đặc biệt nếu trong nước tiểu có chứa máu đông hoặc mô bất thường, hãy sớm tới bệnh viện để kiểm tra.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến nước tiểu màu hồng và đỏ có thể là lành tính như:

Thức ăn: Do ăn nhiều quả mâm xôi, củ dền có màu đỏ và một phần màu sẽ được bài tiết qua đường tiểu. Nếu do nguyên nhân này, màu sắc nước tiểu chỉ bất thường trong một hai ngày và biến mất khi bạn ngừng ăn những thực phẩm trên.

Thuốc: Việc sử dụng 1 số loại thuốc kháng sinh như Rimactane, Rifadin hoặc thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiểu có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu đỏ hồng. 

1.3. Nước tiểu có màu nâu

Màu sắc nước tiểu này thường do cơ thể mất nước hoặc do ăn một số loại thực phẩm. Đầu tiên hãy thử uống nhiều nước hơn, nếu màu sắc nước tiểu vẫn không thay đổi thì cần kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Bệnh lý về gan, thận có thể khiến nước tiểu có màu nâu. Ngoài dấu hiệu này, bệnh nhân sẽ thường có kèm theo những cơn đau bụng, động kinh, phát ban,… Ngoài ra, màu nâu trong nước tiểu có thể do máu đã phân hủy, nguyên nhân thường là xuất hiện khối u bất thường.

1.4. Nước tiểu có màu xanh

Màu sắc này của nước tiểu rất hiếm khi xảy ra, nguyên nhân bao gồm:

  • Thuốc: các loại thuốc như Indomethacin, Amitriptyline hoặc Propofol có thể gây thay đổi màu sắc nước tiểu.
  • Thức ăn: Ăn nhiều măng tây hoặc thực phẩm có màu nhân tạo này sẽ khiến nước tiểu tạm thời có màu bất thường, kéo dài khoảng 1 - 2 ngày.
  • Bệnh lý: Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Pseudomonas.

2. Kết quả xét nghiệm nước tiểu và ý nghĩa 

2.1. Tỷ trọng

Tỷ trọng nước tiểu là lượng các chất hòa tan hòa tan trong nước tiểu so với nước (= 1,000). Tỷ trọng nước tiểu thể hiện khả năng cô đặc hoặc pha loãng nước tiểu của thận, giúp đánh giá trạng thái ứ nước của bệnh nhân.

- Tỷ trọng nước tiểu bình thường đo theo que thử là 1,010-1,025.

*Tỷ trọng nước tiểu giảm: ≤1,005: thận không có khả năng cô đặc nước tiểu hoặc khi hydrat hóa quá mức. Đái tháo nhạt do thận, viêm cầu thận cấp, viêm bể thận hoặc hoại tử ống thận cấp. Tỷ trọng nước tiểu thấp giả có thể do nước tiểu bị kiềm hóa.

*Tỷ trọng nước tiểu tăng: ≥ 1,030: sự tăng tỷ trọng nước tiểu thể hiện nước tiểu bị cô đặc với một lượng lớn các chất tan hòa tan. Mất nước (sốt, nôn mửa, ỉa lỏng), HC tăng tiết ADH không thích hợp (syndrome of inappropriate antidiuretic hormone: SIADH), suy thượng thận, suy thận, hạ kali máu với phù, suy gan, HC thận hư. Sự tăng tỷ trọng nước tiểu cũng có thể xảy ra khi đái tháo đường hoặc truyền glucose, protein niệu, nhiễm độc niệu, hoặc truyền dung dịch dextran.

2.2 pH nước tiểu

Thận đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa thăng bằng acid-base để duy trì mức độ pH nước tiểu bình thường. Huyết tương được lọc qua cầu thận được acid hóa do sự tái hấp thu HCO3- và sự bài tiết H+ bởi các ống lượn và ống góp, làm pH nước tiểu giảm từ 7,4 xuống khoảng 6,0. Việc kiểm soát pH là quan trọng trong quản lý một số bệnh như: nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi thận và điều trị bằng thuốc.

- pH nước tiểu bình thường đo theo que thử là 5,5-7,0.

*pH cao (Nước tiểu kiềm): có thể do chế độ ăn chay, chế độ ăn ít carbohydrate có thể làm nước tiểu trở nên kiềm, nhiễm kiềm chuyển hóa hoặc hô hấp, nhiễm acid ống thận xa, hội chứng Fanconi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu (với các vi khuẩn phân giải urea), sử dụng các thuốc gây kiềm hóa như amphotercin B, chất ức chế anhydrase carbonic (acetazolomide), NaHCO3, salicylate hoặc do mẫu nước tiểu để lâu bị ammoniac hóa.

*pH thấp (nước tiểu acid): có thể do chế độ ăn giàu đạm hoặc hoa quả, nhiễm toan chuyển hóa hoặc hô hấp, đái tháo đường, đói, tiêu chảy, kém hấp thu, phenylketo niệu, alkapto niệu.

2.3 Protein nước tiểu

Sự bài tiết protein hàng ngày thường không vượt quá 150 mg/24 giờ hoặc 10 mg/dL.

- Nồng độ protein trong nước tiểu bình thường đo theo que thử là 150 mg/ngày

Que thử phát hiện protein với thuốc chỉ thị xanh Bromphenol nhạy cảm với albumin và ít nhạy cảm hơn với protein Bence-Jones và globulin.

Protein niệu tăng thật sự: có thể do thận tăng bài tiết protein ở ống thận, tăng độ lọc cầu thận (bệnh cầu thận), hội chứng thận hư, viêm bể thận, viêm cầu thận, tăng huyết áp ác tính.

Protein niệu tăng chức năng (albumin niệu): có thể do sốt, cảm lạnh, căng thẳng, mang thai, sản giật, sốc, tập thể dục nặng.

Protein niệu tăng do nguyên nhân khác: do tổn thương niệu quản, hạ kali máu, hội chứng Cushing, do thuốc (aminoglycosides, vàng, amphotericin, NSAID, sulphonamide, penicilin).

Chú ý: protein Bence-Jones và globulin không phát hiện được bằng que thử.

+ Protein niệu dương tính giả: nước tiểu bị cô đặc, nước tiểu kiềm (pH >7,5), dư lượng chất tẩy, aceazolomide, cephalosporin, NaHCO3.

+ Protein niệu âm tính giả: nước tiểu bị pha loãng hoặc acid hóa (pH

Từ khóa » Xét Nghiệm Nước Tiểu Blood