Nhược Thị Có Chữa Trị được Không? Nhược Thị Mổ Có Khỏi Không?

Bệnh nhược thị có chữa trị được không?

Kể từ thời điểm chào đời đến khoảng 12 tuổi là quá trình phát triển và ổn định của thị lực. Ở giai đoạn này, mắt của trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm, do đó bất kể một trục trặc nào đó trong thói quen sinh hoạt cũng có thể khiến cho mắt (một hoặc hai) gặp phải các tình trạng: lé mắt, khúc xạ mắt (một hoặc cả hai mắt), đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc, sụp mi…

Các tình trạng vừa kể trên cũng chính là biểu hiện của bệnh nhược thị (còn được gọi là bệnh mắt lười). Theo các bác sĩ, hầu hết các triệu chứng của nhược thị đều có thể chữa trị nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thế nhưng, điều khó ở đây là do trẻ nhỏ thường không thể tự phát hiện và thông báo nên phụ huynh cần quan sát để xem trẻ có những bất thường trong sinh hoạt và học tập hay không.

nhược thị có chữa trị được không

Nhược thị có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm

Để biết chính xác trẻ có bị nhược thị hay không, phụ huynh nên thường xuyên cho trẻ đi khám tầm soát tại các thời điểm như trước khi học mầm non, trước khi học mẫu giáo, trước khi vào lớp 1 và thực hiện việc tái khám đều đặn hàng năm. Đặc biệt, hiệu quả điều trị bệnh mắt lười thường cho kết quả tích cực với người dưới 17 tuổi.

Tuy nhiên, nếu bạn là người lớn và đang mắc chứng nhược thị cũng đừng nên quá lo lắng. Bởi vì, ngay khi phát hiện bệnh, việc trao đổi với bác sĩ và tuân thủ điều trị cũng có thể khôi phục thị lực tốt hơn đối với tình trạng nhược thị ở người lớn.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Điều quan trọng trong quá trình chữa bệnh nhược thị là việc chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Để đạt hiệu quả, người bị nhược thị cần được kiểm tra toàn diện và  sàng lọc bằng các biện pháp như:

  • Thực hiện đo thị lực: Các xét nghiệm như test che mắt – không che mắt, kiểm tra đọc số và chữ…
  • Kiểm tra tật khúc xạ: Được thực hiện bằng các vật kính khác nhau như khúc xạ kế đo mắt, khúc xạ kế đo giác mạc và đo khúc xạ kiểu soi bóng đồng tử.
  • Xác định trạng thái của hệ thống vận động mắt: Đây là bước quan trọng trong cuộc khảo sát thị lực. Nếu định thị nhãn cầu không nằm đúng vào điểm giữa sẽ phải tiến hành làm lại cho đến khi đạt yêu cầu. Nếu không thì các phương pháp điều trị về sau chỉ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng thêm.
  • Xác định định vị của tật nhược thị: Kết quả của định vị tật nhược thị góp phần quyết định cách thức chữa trị về sau. Các cách định vị bao gồm: sử dụng kính soi đáy mắt ngược và kính soi đáy mắt thẳng và máy soi hoàng điểm.

chẩn đoán nhược thị

Kiểm tra mắt định kỳ cho trẻ có thể phòng ngừa được nhược thị và các bệnh liên quan đến mắt

Thông qua các biện pháp chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ sẽ tham khảo và đưa ra cách điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi và mức độ của người bệnh.

Cách điều trị nhược thị khoa học

Không ít người lo lắng con cái sẽ phải “sống chung” với tình trạng nhược thị đến suốt đời, hoang mang không biết nhược thị có chữa được không?

Theo tóm tắt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 19 triệu trẻ em dưới 15 tuổi bị các bệnh về mắt, trong đó, gần 12 triệu trẻ em bị khiếm thị do các tật khúc xạ và nhược thị không được điều trị dứt điểm.

Tuy nhiên, con số này có thể giảm dần nếu trẻ em được các bác sĩ điều trị kịp thời và khoa học. Ngày nay, các phương pháp cơ bản để điều bệnh nhược thị ở trẻ bao gồm:

1. Sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng

Vì nhược thị có thể gây ra hiện tượng khúc xạ, có thể một mắt bị cận thị, nhưng mắt còn lại bị viễn thị nên thị lực ở hai mắt sẽ khác nhau. Vì vậy, sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng theo tình trạng của mỗi mắt sẽ có thể cải thiện được bệnh nhược thị.

Đeo kính gọng hay kính áp tròng như thế nào sẽ được các bác sĩ nhãn khoa chỉ định. Bên cạnh việc đeo kính, bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc uống kèm để cải thiện bệnh tốt hơn.

2. Miếng dán mắt

Hiện nay, biện pháp cơ bản được sử dụng nhiều trong điều trị nhược thị là tập luyện mắt. Bác sĩ nhãn khoa sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng miếng dán để bịt một mắt lành, bệnh nhân sẽ phải quan sát mọi thứ bằng mắt còn lại (mắt nhược thị).

Việc sử dụng miếng dán bịt mắt giúp mắt yếu hoạt động nhiều hơn và điều chỉnh trạng thái của mắt bị nhược thị trở về trạng thái bình thường. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, trẻ có thể đeo miếng dán mắt từ 2 – 3 giờ/ngày và cố gắng duy trì trong nhiều tháng hay nhiều năm.

điều trị nhược thị

Miếng dán mắt dành cho người điều trị nhược thị

Lưu ý: Miếng dán phải che kín mắt bị bệnh. Người thân nên quan sát không để cho trẻ nhỏ tự ý tháo gỡ miếng dán ra khỏi mắt.

3. Thuốc nhỏ mắt

Ở trẻ nhỏ, sử dụng thuốc nhỏ mắt là phương pháp tương đối hiệu quả hơn so với sử dụng miếng dán. Thuốc được nhỏ vào mắt lành mỗi ngày để làm mờ tầm nhìn, từ đó mắt bệnh phải điều tiết mắt nhìn nhiều hơn. Thuốc nhỏ mắt điều trị nhược thị thường được bác sĩ kê toa là Atropine.

Tuy nhiên, liều lượng và cách sử dụng thuốc cần được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp xác định. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc nhỏ mắt là nhạy cảm với ánh sáng, khả năng điều tiết của mắt bị rối loạn, dùng lâu ngày có thể bị sụp mi mắt…

4. Dùng bộ lọc Bangerter

Bộ lọc Bangerter được đặt trên ống kính của mắt kính bên mắt khỏe, thường được thay thế cho miếng dán mắt nếu trẻ nhỏ không thể thích nghi với miếng dán. Mục đích của việc sử dụng bộ lọc bangerter là làm mờ, làm yếu một bên mắt khỏe, điều này làm kích thích hoạt động của mặt bị nhược thị.

Đặc biệt, bộ lọc này được điều chỉnh mật độ và độ mờ đục theo thời gian sao cho phù hợp với mắt. Khác với miếng dán mắt, bộ lọc bangerter được khuyên nên đeo trong suốt thời gian chữa bệnh nhược thị, cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

5. Phẫu thuật nhược thị

Để rút ngắn thời gian chữa trị, nhiều người muốn thực hiện phương pháp phẫu thuật mắt. Vậy, nhược thị có mổ được không?Nhược thị do lác mắt, đục thủy tinh thể, nheo mắt, mi mắt sụp xuống là những trường hợp cần được can thiệp bằng phẫu thuật mới có thể cải thiện bệnh.

Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng thông thường là phẫu thuật cơ mắt, chỉnh sửa dị tật của mắt (sụp mí mắt, đục thủy tinh thể) có thể giúp mắt thoát khỏi chứng nhược thị.

Trẻ em trên 12 tuổi, sau khi tiến phẫu thuật nhược thị có thể sử dụng thêm mỗi ngày 1 viên uống bổ mắt Wit, để giúp bảo vệ mắt trước các tác hại từ bên ngoài và cung cấp dưỡng chất giúp mắt nhanh hồi phục hơn.

Wit chứa tinh chất từ Broccophane thiên nhiên hỗ trợ tăng cường sản xuất Thioredoxin, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể mang đến lợi ích cho mắt như:

  • Hỗ trợ tăng cường thị lực, giảm triệu chứng của mắt như mờ, nhòe…
  • Cung cấp các dưỡng chất giúp hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống.
  • Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện chứng hội chứng rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng máy tính, điện thoại, màn hình tivi, các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị)
  • Phòng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể (bệnh cườm khô) và hỗ trợ cải thiện triệu chứng của thoái hóa hoàng điểm, tổn thương võng mạc… và giảm nguy cơ mù lòa.

viên uống wit bổ mắt

Áp dụng các bài tập hỗ trợ cho mắt nhược thị

Ngoài các biện pháp chữa trị trực tiếp dưới sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoa, người bệnh còn được hướng dẫn tập một số bài tập cho mắt nhược thị như:

  • Che mắt: Dùng tay che một mắt khỏe, dùng mắt nhược thị nhìn và diễn tả lại chúng
  • Dùng tay che đi mắt khỏe và để mắt bị nhược thị tập trung nhìn vào sự di chuyển của ngón tay, đây gọi là bài tập tập trung.
  • Liệu pháp thị lực dành cho người bị nhược thị nhưng chưa sẵn sàng cho việc phẫu thuật.

Trên đây là tất cả những thông tin trả lời cho câu hỏi nhược thị có chữa trị được không? và nhược thị có mổ được không? Mặc dù trong một số trường hợp, nhược thị có thể dẫn đến suy giảm thị lực hoặc mù lòa, nhưng bệnh có thể điều trị và khôi phục chức năng, đặc biệt là khi phát hiện sớm. Do đó, người bệnh không nên lo lắng thay vào đó là trao đổi với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc con bạn có thể bị nhược thị.

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Nhược Thị ở Trẻ Có Chữa được Không