Nhược Thị: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị , Phòng Ngừa

Nhược thị là gì?

Nhược thị (Amblyopia) hay còn gọi là bệnh mắt lười là tình trạng thị lực kém do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não, khiến khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác bị suy giảm. Bệnh thường chỉ xảy ra ở một bên mắt, khi có sự cản trở sự liên lạc của não và mắt, khiến não khó hoặc không nhận được tín hiệu hình ảnh đầu vào từ một trong hai mắt. Nhược thị có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không có giải pháp điều trị kịp thời và đúng đắn. Ở nước ta, tỷ lệ nhược thị chiếm khoảng 2-2.5% dân số.

nhược thị

Nhược thị là tình trạng một trong hai mắt không hoạt động, tăng áp lực làm việc cho mắt còn lại.

Bệnh nhược thị có 2 loại chính: Nhược thị chức năng và nhược thị thực thể. Nhược thị chức năng là tình trạng thị lực của mắt có thể cải thiện và phục hồi chức năng sau thời gian điều trị, còn nhược thị thực thể là tình trạng mắt không có khả năng phục hồi hoàn toàn như bình thường.

Chứng nhược thị ở trẻ em

Chứng nhược thị thường phát triển từ sơ sinh đến 7 tuổi với tỷ lệ 2% đến 4%. Thị lực của trẻ nhỏ sẽ phát triển dần trong những năm đầu đời, trong quá trình phát triển này nếu có sự gián đoạn do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, dẫn đến tín hiệu liên lạc giữa một trong hai mắt lên trung tâm thị giác ở não gặp trở ngại, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhược thị. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nhược thị ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt.

Nhược thị là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ em. Sau 7 tuổi, sự phát triển của thị lực đã ổn định nếu không được khắc phục ngay từ đầu, đến lứa tuổi này hầu như các biện pháp điều trị đều không còn khả dụng.

Tình trạng nhược thị ở người lớn

Nhược thị ở người lớn thường có sự dính dáng đến các bệnh lý mắt liên quan chẳng hạn như lác mắt, chênh lệch về độ mắt ở người bị tật khúc xạ hoặc một trong hai mắt bị mờ đục vì bệnh thủy tinh thể, bệnh võng mạc. Việc tìm tra đúng nguyên nhân và khắc phục bệnh lý liên quan sẽ giúp người bệnh cải thiện phần nào thị lực.

Nguyên nhân dẫn đến nhược thị

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng nhược thị, thường xuất phát từ việc thị lực phát triển bị gián đoạn hoặc đến từ các bệnh lý ở mắt.

Lác mắt

Lác mắt (lé) là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến nhược thị. Theo định nghĩa của Hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ, lác mắt là tình trạng cả hai mắt không nhìn đồng thời vào một vị trí.

Các biểu hiện của tật mắt này có thể xuất hiện dưới dạng một mắt hướng vào trong (esotropia), mắt còn lại hướng ra ngoài (exotropia), một trong hai mắt hướng lên (hypertropia) hoặc hướng xuống (hypotropia), mắt không có khả năng tập trung chính xác vào một điểm ở xa. Nguyên nhân gây lác mắt là do sự cân chỉnh không đồng đều của các cơ mắt.

Lác mắt có thể là tình trạng bẩm sinh ở trẻ em, do khuyết tật di truyền, thể chất phát triển kém hoặc do bệnh lý liên quan đến não bộ như hội chứng Down, úng thủy, trẻ sinh non… Nhiều trẻ khi mới sinh ra có thể bị lác mắt nhẹ (lé kim), khi thị lực phát triển đầy đủ mắt trẻ sẽ trở lại bình thường.

Tuy nhiên người lớn không nên vì vậy mà chủ quan vì lác mắt là dấu hiệu của nhược thị dễ nhận thấy nếu phát hiện càng sớm sẽ càng làm tăng hiệu quả điều trị. Do đó, hãy đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra nếu thấy tầm nhìn của trẻ không bình thường.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa nhược thị ở người lớn hiệu quả đơn giản

Tật khúc xạ

Các tật khúc xạ thường được biết đến là cận thị, viễn thị, loạn thị. Ở nhiều người chỉ có một mắt bị tật khúc xạ hoặc độ hai mắt không đồng đều, dẫn đến một trong hai mắt phải làm việc nhiều hơn, mắt còn lại sẽ giảm chức năng hoạt động lâu ngày gây ra nhược thị.

Đáng nói là ở nước ta, trẻ nhỏ đang trong độ tuổi đến trường chiếm tỷ lệ tật khúc xạ khá cao, đặc biệt là cận thị. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có khoảng 36 triệu người bị cận thị, trong đó có khoảng 3 triệu ca là trẻ em trong độ tuổi 6 – 15 tuổi.

Tình trạng cận thị học đường sẽ tăng lên theo tuổi và theo cấp học. Nếu việc đeo kính không được đảm bảo cũng như việc lơ là trong chăm sóc bảo vệ mắt sẽ làm gia tăng nguy cơ nhược thị khúc xạ.

Hiện tượng đục các thành phần trong suốt của mắt

Mắt bị nhược thị còn có thể là do môi trường trong suốt của mắt bị che khuất khiến ánh sáng bị ngăn cản trên đường đi tới võng mạc, gây cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do bị đục môi trường quang học của mắt như:

  • Đục thủy tinh thể
  • Đục dịch kính
  • Xuất huyết dịch kính
  • Sẹo giác mạc
  • Sụp mi

Nhược thị còn là do sự suy giảm thị lực khi võng mạc không được kích thích hoặc do tổn thương ở khu vực  cạnh trung tâm hay trung tâm của võng mạc – hoàng điểm (điểm vàng).

Triệu chứng nhược thị

Không phải dấu hiệu nào cũng rõ ràng và nhìn ra được bằng mắt thường nếu không cẩn thận chú ý quan sát. Việc nhận biết được triệu chứng nhược thị là gì sẽ giúp phát hiện sớm và tăng tỷ lệ thành công khi điều trị nhược thị. Nếu nhận thấy bản thân hoặc trẻ nhỏ, người thân có những dấu hiệu sau nên đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để kiểm tra:

  • Lác mắt là nguyên nhân đồng thời cũng là biểu hiện dễ thấy nhất của nhược thị, do đó nếu gia đình phát hiện người thân, trẻ nhỏ có dấu hiệu lác mắt cần đến cơ sở chuyên khoa mắt để thăm khám và được tư vấn điều trị.
  • Hay nheo mắt, có tật nháy mắt theo thói quen khó kiểm soát.
  • Mắt nhìn lệch, khi nhìn thường phải nghiêng đầu, kể cả nhìn thẳng.
  • Ở trẻ sơ sinh không thể tự nhận biết, người lớn cần quan sát các phản xạ thị giác của trẻ khi nhìn vật thể, vui đùa.

triệu chứng nhược thị

Lác mắt là nguyên nhân cũng là biểu hiện thường thấy của bệnh nhược thị

Phương pháp chẩn đoán nhược thị

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt, đánh giá tình trạng sức khỏe của mắt, đo sự khác biệt về thị lực giữa hai mắt, kiểm tra xem mắt có bị lệch, lác hay không. Phương pháp được sử dụng để kiểm tra thị lực phụ thuộc vào tuổi và giai đoạn phát triển của từng đối tượng:

  • Trẻ dưới 3 tuổi: Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị để phát hiện đục thủy tinh thể, đồng thời làm thêm các xét nghiệm khác nhằm đánh giá khả năng thay đổi ánh mắt của trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi khi theo dõi một vật thể chuyển động.
  • Trẻ em từ 3 tuổi trở lên: Các xét nghiệm sử dụng hình ảnh hoặc chữ cái có thể đánh giá tầm nhìn của trẻ. Mỗi mắt được che đi lần lượt để kiểm tra mắt còn lại.

Nhược thị có nguy hiểm không?

Nhược thị không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ (gây lác mắt), cản trở công việc và sinh hoạt mà còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Một trong hai mắt không hoạt động sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn nhận và phán đoán vị trí sự vật trong không gian, dù nhược thị đôi khi âm thầm làm người bệnh có thể tự thích nghi, tuy nhiên không tránh khỏi sự sai lệch khi quan sát.

Việc một mắt “lười biếng” sẽ đổ dồn gánh nặng làm việc cho mắt còn lại, lâu dần cả mắt lành cũng sẽ suy yếu. Nhược thị phát hiện quá trễ sẽ không có khả năng chữa khỏi, thậm chí hỏng mắt, gây mù lòa.

Khi nào nên kiểm tra mắt

Bất cứ lúc nào nếu thấy mắt có những triệu chứng bất thường hãy đi thăm khám ngay. Với người đang mắc các vấn đề bệnh lý mắt, tật khúc xạ cần thiết là phải kiểm tra mắt định kỳ.

Trẻ sinh non, sinh thiếu ký, có khuyết tật, gia đình có tiền sử bị nhược thị… là đối tượng dễ bị nhược thị. Nếu có những đặc điểm này, người nhà nên chú ý quan sát trẻ để phát hiện sớm, nếu nghi ngờ có thể đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra..

biến chứng

Người bị đục thủy tinh thể là đối tượng có nguy cơ cao bị nhược thị cần thăm khám thường xuyên

Nhược thị ở người trưởng thành có thể xuất phát từ di chứng điều trị bệnh lý về mắt như sẹo giác mạc, bệnh lý võng mạc, di chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể… có thể khiến một hoặc cả hai mắt bị nhìn mờ, mỏi mắt, sụp mí, khi phát hiện các triệu chứng này cần tìm đến bác sĩ nhãn khoa để được hỗ trợ khắc phục.

Người bị tật khúc xạ nặng hoặc khúc xạ chênh lệch lớn giữa hai mắt cũng có nguy cơ cao đối mặt với nhược thị . Do đó, nếu có tật khúc xạ cần kiểm tra thị lực định kỳ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Cách điều trị nhược thị cho trẻ em và người lớn

Nhược thị có chữa được không? Các chuyên gia nhãn khoa cho biết, câu trả lời còn phụ thuộc vào mức độ, tình trạng nhược thị của người bệnh. Trong trường hợp nhược thị không kèm theo các tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám, các bác sĩ sẽ sử dụng miếng dán che mắt lành để kích thích mắt “lười” hoạt động.

Nhiều người lo lắng nhược thị bẩm sinh có chữa được không, thực tế là bệnh nhược thị ở trẻ phát hiện càng sớm sẽ càng tăng hiệu quả khắc phục. Tuy nhiên, nếu trẻ trên 7 tuổi khả năng phục hồi thị lực sẽ khó khăn dần.

Yếu tố then chốt trong việc điều trị nhược thị cho trẻ là phát hiện chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, độ tuổi của trẻ, sự kết hợp và chăm sóc giữa bác sĩ và gia đình.

Nếu trẻ được đi khám sớm, thời gian tập luyện thường chỉ mất vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên nếu trẻ phát hiện muộn ở lứa tuổi 10-20 thì thời gian điều trị có thể mất từ vài tháng đến vài năm. Sau khi mắt đã đi vào ổn định, tùy từng trường hợp vẫn phải được điều trị duy trì hoặc theo dõi lâu dài để tránh nhược thị tái phát.

Hiện nay, biện pháp cơ bản nhất để điều trị nhược thị là tập luyện. Trẻ sẽ bịt một mắt lành và tập nhìn bằng mắt bệnh, hoặc tra thuốc khiến mắt lành suy yếu, kích thích thị giác của mắt bệnh. Phương pháp tập có thể là những hoạt động thị giác tích cực hoặc những máy kích thích chức năng võng mạc, luyện tập thị giác 2 mắt, …

Nhược thị có nên đeo kính không?

Miếng dán che mắt thông thường được thiết kế cho người đeo kính, kính bên mắt khỏe sẽ được che lại, sau đó đeo lên mắt. Miếng dán mắt nhược thị được đeo trong 2 đến 6 giờ mỗi ngày có thể việc này phải thực hiện trong vài tháng hoặc nhiều năm, tùy thuộc vào điều kiện mức độ nhược thị. Có hai loại miếng dán mắt: một loại hoạt động giống như băng hỗ trợ và được đặt trực tiếp lên mắt; một loại khác được thiết kế cho người đeo kính, kính bên mắt khỏe sẽ được che lại và đeo lên mắt.

Đeo kính có thể cải thiện chứng nhược thị và có thể chữa khỏi bệnh này. Trẻ em bị nhược thị nghi ngờ có tật khúc xạ quan trọng về mặt lâm sàng được kê kính; do đó, hầu hết dữ liệu có sẵn về các can thiệp khác đánh giá hiệu quả của chúng khi kết hợp với kính.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị

Người bị nhược thị có thể được đeo kính với một bên mắt khỏe được che bằng miếng dán

Ở một số nước tiên tiến, các chuyên gia cho bệnh nhân tập các bài tập cho mắt nhược thị cải thiện độ nhạy cảm trước ánh sáng cũng như kích thích thần kinh thị giác thông qua chương trình máy tính. Hiện nay, chương trình điều trị bằng máy tính RevitalVision là chương trình duy nhất được FDA (Hoa Kỳ) đồng ý cho đưa vào chữa nhược thị. Đây cũng là cách chữa nhược thị ở người lớn được các chuyên gia khuyên dùng.

Nhược thị do các tật khúc xạ có thể được khắc phục bằng cách điều chỉnh độ kính của ở hai mắt. Đeo kính sẽ giúp gửi hình ảnh lên não một cách rõ ràng, tập trung hơn, nhờ đó “bật công tắt” để mắt yếu làm việc. Điều này cho phép não phối hợp với mắt để làm việc và phát triển thị lực bình thường.

Nhược thị có mổ được không?

Nếu nhược thị xuất phát từ những nguyên nhân thực thể như lác, đục thủy tinh thể hay tổn thương võng mạc, có thể được can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật để cải thiện thị lực cho mắt. Tuy nhiên việc chữa nhược thị cho người lớn sẽ khó khăn hơn trẻ nhỏ, thậm chí nhiều trường hợp phải mang bệnh suốt đời.

Việc điều trị bệnh nhược thị cần được tiến hành sớm. Qua khám xét, các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ xác định các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực và can thiệp hợp lý như phẫu thuật thủy tinh thể, phẫu thuật sụp mi, điều trị lác mắt, cùng với đó là lên phác đồ điều trị nhược thị.

Biện pháp phòng ngừa nhược thị

Kiểm tra mắt khi có những dấu hiệu bất thường đầu tiên để chủ động bảo vệ mắt kịp thời. Nhược thị rất nguy hiểm và có ảnh hưởng lớn đến thị lực, do đó mỗi người cần chủ động hỗ trợ phòng ngừa bằng cách thường xuyên đo khám mắt định kỳ nếu mắt có tật khúc xạ.

Nên đến khám tại các chuyên khoa mắt nếu có các triệu chứng như nhìn mờ, nhìn đôi, lóa sáng vì rất có thể đó là dấu hiệu thông báo thủy tinh thể hay võng mạc – 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt đang bị tổn thương.

Chăm sóc mắt bằng cách bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt từ thiên nhiên, giúp tăng cường thị lực, giảm các triệu chứng nhìn mờ, mỏi mắt, thị lực không đều, phòng ngừa các bệnh mắt có thể dẫn đến nhược thị như: đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm võng mạc.

Theo các chuyên gia nhãn khoa của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), từ cấp độ sinh học phân tử tế bào cho thấy tinh chất Broccophane thiên nhiên chiết xuất từ một loại bông cải xanh (Broccoli) có chứa nhiều Sulforaphane, đây là dưỡng chất quan trọng có khả năng bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể, tăng sức đề kháng cho mắt, nuôi dưỡng và chăm sóc mắt khỏe mạnh từ bên trong.

Chứng nhược thị sau điều trị vẫn có thể tái phát do đó sau khi khắc phục vẫn cần theo dõi lâu dài, tái khám định kỳ và bổ sung các tinh chất thiên nhiên như Broccophane để nuôi dưỡng và chăm sóc mắt tốt hơn cũng như hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh.

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Nhược Thị Bẩm Sinh Là Gì