NHƯỢNG QUYỀN CÀ PHÊ, NÊN HAY KHÔNG NÊN?
Có thể bạn quan tâm
Cái tên nhượng quyền đã không còn quá xa lạ với thị trường kinh doanh Việt Nam hiện nay. Với các mô hình nhượng quyền kinh doanh của các công ty lớn, nổi tiếng trên thế giới đã có từ rất lâu, tuy nhiên đối với mô hinh quán cà phê thì chỉ mới xuất hiện và phát triển trong những năm gần đây. Vậy thì kinh doanh cà phê nhượng quyền có nên hay không?
Kinh doanh nhượng quyền là hình thức một cá nhân hoặc tổ chức nào đó sử dụng tên của một thương hiệu khác và phải trả một khoản phí nhất định theo tháng hoặc năm để duy trì hoạt động kinh doanh. Khi nói đến nhượng quyền, thì đặc thù là quán mở ra đã có thương hiệu, thị phần trên thị trường sẵn bạn sẽ không phải mất công xây dựng thương hiệu từ đầu.
Hiện nay có 4 hình thức cho mô hình kinh doanh nhượng quyền.
- Nhượng quyền kinh doanh toàn diện: Đây là hình thức nhượng quyền trọn gói, bên nhận nhượng quyền sẽ được nhận 4 nội dung chính đó là hệ thống kinh doanh, công thức pha chế, hệ thống thương hiệu, sản phẩm dịch vụ. Với hình thức này bên nhượng quyền sẽ giúp bên nhận nhượng quyền chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng
- Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện: Đây là hình thức nhượng quyền một mảng nào đó trong hệ thống kinh doanh. Ví dụ như bên nhận nhượng quyền bỏ một khoản phí để mua lại công thức pha chế và hệ thống thương hiệu của một thương hiệu cà phê lớn.
- Nhượng quyền có tham gia quản lý: Đây là hình thức thường được áp dụng tại các chuỗi cà phê lớn. Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu, thì bên nhượng quyền còn cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền, việc này giúp giám sát cũng như vận hành quy trình dễ dàng hơn
- Nhượng quyền có tham gia vốn đầu tư: Ngoài việc nhượng quyền thương hiệu thì bên nhượng quyền có thể sẽ đầu tư một số vốn vào cửa hàng của bên nhận nhường quyền. Điều này giúp bên nhượng có ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Bất cứ một mô hình kinh doanh nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó.
Với hình thức kinh doanh cà phê nhượng quyền cũng vậy. Đầu tiên, ưu điểm của hình thức này là:
- Không phải tốn công xây dựng thương hiệu, đây chính là thứ đầu tiên mà mô hình này mang lại và thấy rõ ràng nhất. Điều này còn giúp cửa hàng bạn mở ra thu hút được lượng khách ruột của thương hiệu nhượng quyền, giúp bạn không phải lo tới việc quán vắng khách khi mở cửa.
- Các công thức đồ uống và concept có sẵn, việc này sẽ được bên nhượng quyền cung cấp sau khi ký xong hợp đồng. Menu của quán bạn sẽ được đồng bộ về chất lượng và số lượng, concept quán của bạn cũng sẽ được thiết kế giống với concept của thương hiệu nhượng quyền.
- Đồng bộ trang thiết bị, bạn sẽ không cần phải lo lắng rằng khi mở quán phải cần chuẩn bị những trang thiết bị nào, mua ở đâu,...Những thứ như bàn ghế, cốc, chén, vật dụng trang trí,... sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ.
- Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, khi quán bắt đầu đi vào hoạt động thì bạn sẽ được bên thương hiệu nhượng quyền hỗ trợ quảng bá cửa hàng, bên cạnh đó khi phát động chiến dịch quảng cáo thì những cửa hàng nhượng quyền cũng được thừa hưởng mà không cần phải làm gì.
- Hồi vốn nhanh chóng, việc kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn, theo nhiều kết quả khảo sát thì ước tính trung bình sau 2-3 năm bạn sẽ thu hồi được vốn ban đầu.
Còn nhược điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền là:
Previous Next- Quán của bạn sẽ là một hình thức rập khuôn không có sự sáng tạo, vì là kinh doanh nhượng quyền tức là đang kinh doanh dưới cái tên của người khác và bạn phải đi theo concept trang trí, menu đồ uống, giá, phong cách, phục vụ,..... đều phải đồng nhất. Dẫn đến việc bạn không thể sáng tạo để thu hút khách hàng cho quán của mình.
- Bạn sẽ cần một nguồn vốn rất cao bởi vì chi phí đầu tư ban đầu lớn, thương hiệu nhượng quyền càng lớn thì chi phí để nhận nhượng quyền càng cao.
- Cửa hàng của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng từ những cửa hàng khác cùng chuỗi, chỉ cần một cơ sở khác bị khách hàng phản ánh do chất lượng hay phong cách phục vụ thì tất nhiên quán của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Không phải thương hiệu của riêng mình, dù thành công đi chăng nữa thì đây cũng chẳng phải thành công của riêng bạn. Bạn không được phép thay đổi, tùy chỉnh hay có quyền hạn gì đối với thương hiệu đang kinh doanh.
Nếu bạn là người mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn muốn kinh doanh và thử sức với ngành cà phê thì hình thức kinh doanh nhượng quyền sẽ là giải pháp an toàn cho bạn. Ngoài ra nếu bạn có đầy tham vọng với ngành kinh doanh cà phê và mong muốn là chủ một thương hiệu riêng, bạn có đầy đủ nguồn lực như tài chính, kinh nghiệm, đội ngũ hỗ trợ,.... thì bạn hoàn toàn có thể xây dựng một thương hiệu cà phê cho riêng mình.
Với những ưu và nhược điểm trên, có lẽ phần nào giúp bạn hiểu thêm về kinh doanh nhượng quyền. Từ đó bạn hãy xem xét kỹ càng, liệu kinh doanh nhượng quyền có phù hợp với mình hay không. Chúc bạn thành công.
Từ khóa » Nhượng Quyền Mở Quán Cafe
-
11 Thương Hiệu Nhượng Quyền Cafe Lợi Nhuận Cao Nhất Hiện Nay
-
Bật Mí 7 Bước Mở Quán Cafe Nhượng Quyền Thành Công
-
Có Nên Mở Quán Cafe Nhượng Quyền Hay Không? Mô Hình Này ...
-
Mở Quán Cafe Nhượng Quyền - Mô Hình Kinh Doanh Thương Hiệu Cà ...
-
Kinh Doanh Mô Hình Cafe Nhượng Quyền "ĐƯỢC" Và "MẤT" Những Gì?
-
4 Sự Thật Cần Biết Khi Mở Quán Cafe Nhượng Quyền - LPTech
-
Giá Nhượng Quyền Thương Hiệu 15 Chuỗi Cafe Lớn Nhất Việt Nam
-
Top 40 Quán Cafe Nhượng Quyền Thương Hiệu Siêu Lợi Nhuận - PosApp
-
Công Thức 'vàng' để Mở Cà Phê Nhượng Quyền - VnExpress
-
NHƯỢNG QUYỀN CÀ PHÊ Với Thương Hiệu Cafe SẠCH SỐ 1 Việt ...
-
Chi Phí Mở Quán Cafe Nhượng Quyền - Lê's Path Coffee
-
TOP 9 Mô Hình Nhượng Quyền Thương Hiệu Cafe Giúp Bạn "hái Tiền ...
-
[ Kinh Nghiệm ] Có Nên Mở Quán Cafe Nhượng Quyền Hay Không?