Nicolaus Copernicus: Sự Ra đời Của Thuyết Nhật Tâm

ĐÓNG Nóng 24h 7
  • Phát hiện tia vũ trụ mạnh nhất từ ​​trước đến nay Phát hiện tia vũ trụ mạnh nhất từ ​​trước đến nay
  • Lượng nước ngọt toàn cầu giảm mạnh Lượng nước ngọt toàn cầu giảm mạnh
  • Để khoa học liên ngành không chỉ là một thuật ngữ thời thượng Để khoa học liên ngành không chỉ là một thuật ngữ thời thượng
  • Học đổi mới sáng tạo qua thiết kế dự án Học đổi mới sáng tạo qua thiết kế dự án
  • Hermann Staudinger: Người sáng lập ngành hóa học polymer Hermann Staudinger: Người sáng lập ngành hóa học polymer
  • Khi chuyển đổi số thành chuyển đổi xanh Khi chuyển đổi số thành chuyển đổi xanh
  • Bạn bè định hình hệ vi sinh vật của nhau Bạn bè định hình hệ vi sinh vật của nhau
  • Thuốc mới điều trị tâm thần phân liệt có thực sự hứa hẹn? Thuốc mới điều trị tâm thần phân liệt có thực sự hứa hẹn?
  • Đón đọc KHPT số 1319 từ ngày 21/11 đến 27/11/2024 Đón đọc KHPT số 1319 từ ngày 21/11 đến 27/11/2024
  • Thúc đẩy R&D và chuyển giao công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu Thúc đẩy R&D và chuyển giao công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu
Tìm kiếm Trang chủ Giải mã

Nicolaus Copernicus đã phá vỡ quan niệm Trái đất nằm ở trung tâm của vũ trụ tồn tại suốt nhiều thế kỷ. Bằng những lập luận sắc bén trong thuyết nhật tâm, ông đề xuất rằng Trái đất và các hành tinh khác quay xung quanh Mặt trời.

Bén duyên với thiên văn họcNicolaus Copernicus được sinh ra tại Torun, một thành phố ở phía bắc trung tâm của Ba Lan, vào ngày 19/2/1473. Cha của Copernicus là một thương nhân giàu có, nhưng ông qua đời sớm khi Copernicus lên 10 tuổi. Kể từ đó, Copernicus chuyển tới sống với người cậu Lucas Watzenrode. Sau khi được phong chức Giám mục Warmia, Watzenrode trở thành người bảo trợ quan trọng cho cháu trai của mình. Ngay từ nhỏ, Copernicus được tiếp xúc với một nền giáo dục tốt nhất thời bấy giờ để chuẩn bị sẵn sàng cho sự nghiệp về giáo luật. Năm 1491, Copernicus học giáo dục khai phóng (liberal arts) tại Đại học Krakow, bao gồm các môn thiên văn học và chiêm tinh học. Vài năm sau, giống nhiều người Ba Lan thuộc tầng lớp xã hội của mình, Copernicus được gửi sang Italy để nghiên cứu y học và luật.Nicolaus Copernicus. Ảnh: AlamyNicolaus Copernicus. Ảnh: AlamyKhi học tại Đại học Bologna (Italy), Copernicus từng sống một thời gian trong nhà của Domenico Maria de Novara, nhà thiên văn nổi tiếng nhất của trường đại học này. Vào thời điểm đó, thiên văn học cũng như chiêm tinh học có mối liên hệ chặt chẽ và được coi trọng như nhau. Novara chịu trách nhiệm đưa ra các tiên đoán chiêm tinh cho những người cai trị và giới quý tộc của thành phố Bologna. Copernicus đôi khi hỗ trợ thầy quan sát bầu trời, và Novara đã hướng dẫn học trò về phản biện trong chiêm tinh, cũng như các khía cạnh của hệ thống Ptolemaic (thuyết địa tâm), xem Trái đất là trung tâm của vũ trụ.Copernicus sau đó học tại Đại học Padua, và nhận bằng tiến sĩ giáo luật của Đại học Ferrara vào năm 1503. Copernicus quay lại Ba Lan, nơi ông chịu trách nhiệm quản lý công việc của một nhà thờ, đồng thời là bác sĩ chữa bệnh cho người dân. Vào thời gian rảnh rỗi, Copernicus dành hết tâm huyết cho hoạt động nghiên cứu học thuật, bao gồm thiên văn học. Năm 1514, danh tiếng của Copernicus trên cương vị một nhà thiên văn học đã vang xa, giúp ông trở thành người tư vấn cho các lãnh đạo giáo hội trong việc cải tổ lịch Julius.Ngành vũ trụ học châu Âu đầu thế kỷ 16 cho rằng, Trái đất đứng yên và nằm bất động ở trung tâm của một số mặt cầu xoay tròn, mang theo các thiên thể như Mặt trời, Mặt trăng, những hành tinh đã biết và các ngôi sao. Lý thuyết này do nhà thiên văn học Ptolemy đề xuất từ đầu thế kỷ thứ 2 sau công nguyên trong cuốn sách Almagest. Để giải thích chuyển động giật lùi của nhiều hành tinh trên bầu trời, Ptolemy đã sử dụng một hệ thống các vòng ngoại luân (epicycles) – theo đó các hành tinh phải chuyển động trên những vòng tròn nhỏ hơn gắn với các mặt cầu tương ứng của chúng. Mô hình của Ptolemy phù hợp với hầu hết quan sát thiên văn, đồng thời tạo ra được một hệ thống tương đối chính xác để tiên đoán vị trí các thiên thể trên bầu trời. Lý thuyết của Ptolemy được các nhà khoa học châu Âu chấp nhận trong hơn 1.000 năm.Sự ra đời của thuyết nhật tâmĐến thời Copernicus, các bằng chứng thiên văn đủ nhiều cho thấy một số lý thuyết của Ptolemy không chính xác. Một số nhà thiên văn học không còn nhất trí với thứ tự của các hành tinh tính từ Trái đất, và đó là vấn đề mà Copernicus muốn tập trung giải quyết.Trong giai đoạn từ năm 1508 đến năm 1514, Copernicus viết một chuyên luận thiên văn ngắn gọi là “Commentariolus”, đặt nền tảng cho hệ thống nhật tâm. Tác phẩm này không được công bố khi Copernicus còn sống, nhưng ông đã lưu hành một số bản viết tay và gửi cho bạn bè. Trong chuyên luận, Copernicus xác định chính các thứ tự của các hành tinh đã biết vào thời kỳ đó. Ông cho rằng, các hành tinh chuyển động quanh Mặt trời, trong khi Mặt trời đứng yên. Sử dụng kết quả quan sát của mình và nhiều nhà nghiên cứu khác, Copernicus đã ước tính chu kỳ quỹ đạo của mỗi hành tinh quay quanh Mặt trời tương đối chính xác: Sao Thủy (88 ngày), Sao Kim (225 ngày), Trái đất (một năm), Sao Hỏa (1,9 năm), Sao Mộc (12 năm), và Sao Thổ (30 năm).Đối với Copernicus, lý thuyết nhật tâm của ông không hẳn là một bước ngoặt, bởi vì nó tạo ra nhiều vấn đề lớn cần phải giải quyết. Ví dụ, các vật thể nặng luôn được cho là rơi xuống mặt đất vì Trái đất là trung tâm của vũ trụ. Vậy tạo sao chúng lại rơi xuống đất trong một hệ thống lấy Mặt trời làm trung tâm? Copernicus vẫn giữ niềm tin cổ xưa cho rằng, sự chuyển động của các hành tinh tuân theo những quỹ đạo tròn. Nhưng dữ liệu quan sát thực tế của ông cho thấy, các hành tinh và ngôi sao không quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo tròn. Do đó, Copernicus đã trì hoãn xuất bản công trình thiên văn lớn nhất của mình mang tên “De revolutionibus orbium coelestium”, tạm dịch là “Bàn về sự chuyển động quay của các thiên thể”. Cuốn sách hoàn thành vào năm 1530, nhưng nó không được công bố cho đến khi Copernicus qua đời năm 1543.Trong tác phẩm này, Copernicus lập luận rằng Trái đất tự quay quanh trục của nó mỗi ngày trong lúc quay quanh Mặt trời. Độ nghiêng của trục quay tạo ra các mùa trên Trái đất và sự tiến động của các điểm phân (precession of the equinoxes). Sai sót lớn trong công trình của Copernicus bao gồm khái niệm Mặt trời là trung tâm của toàn vũ trụ, chứ không chỉ riêng hệ Mặt trời. Việc Copernicus chưa xác định được quỹ đạo hình elip của các hành tinh đã khiến ông buộc phải kết hợp nhiều vòng ngoại luân vào hệ thống của mình, giống như Ptolemy. Do chưa có những hiểu biết về trọng lực, nên Copernicus giả định Trái đất và các hành tinh quay xung quanh Mặt trời trên những mặt cầu khổng lồ trong suốt.Trong lời đề tặng của cuốn sách De revolutionibus orbium coelestium, Copernicus ghi chú rằng “toán học được viết ra dành cho các nhà toán học”. Nếu tác phẩm dễ tiếp cận hơn, chắc hẳn sẽ có nhiều người phản đối khái niệm phản Kinh thánh về vũ trụ của ông và xem nó là dị giáo. Suốt nhiều thập kỷ, tác phẩm của Copernicus không được nhiều người biết đến, ngoại trừ một số nhà thiên văn học giỏi nhất. Hầu hết những người này, dù ngưỡng mộ một số lập luận của Copernicus, đã bác bỏ cơ sở thuyết nhật tâm của ông. Phải đến đầu thế kỷ 17, Galileo Galilei và Johannes Kepler mới hoàn thiện và phổ biến lý thuyết của Copernicus – điều này đã khiến Galileo phải đối mặt với Tòa án dị giáo La Mã. Sau khi công trình cơ học thiên thể của Isaac Newton vào cuối thế kỷ 17 được công bố, sự chấp nhận thuyết nhật tâm lan truyền nhanh chóng ở các quốc gia ngoài Công giáo, và đến cuối thế kỷ 18, nó gần như được chấp nhận rộng rãi. Quốc Hùng (Theo History)

TIN KHÁC

Tại sao hồ nước này ở Úc lại có màu hồng?

Tại sao hồ nước này ở Úc lại có màu hồng?

Người nghệ sĩ đằng sau mật mã không thể phá vỡ

Người nghệ sĩ đằng sau mật mã không thể phá vỡ

10 “bí quyết” soạn bài giảng STEM của giáo viên Mỹ

10 “bí quyết” soạn bài giảng STEM của giáo viên Mỹ

TIN TIÊU ĐIỂM

Nhà sinh học tìm ra lời giải cho bài toán hóc búa suốt 68 năm

02/05

ADN hé lộ bí mật chưa từng biết đến về châu Mỹ Latin

01/05

Phát hiện loài cá voi cổ đại mới ở New Zealand

29/04

Trái Đất quay từ Tây – Đông, nhưng tại sao máy bay bay về phía Tây lại không nhanh hơn?

23/04

Sự kiện

Thế giới động vật

Thế giới động vật

Cảnh đẹp - thiên nhiên

Cảnh đẹp - thiên nhiên

Sự thật về sự sống ngoài Trái đất

Sự thật về sự sống ngoài Trái đất

Các nhân vật lịch sử nổi tiếng

Các nhân vật lịch sử nổi tiếng

Kỳ hoa dị thảo ở Việt nam

Kỳ hoa dị thảo ở Việt nam

Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển - Tia Sáng Trụ sở: 70 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel/Fax: 024.39428445 VPĐD phía Nam: 31 Hàn Thuyên, Q1, T.p Hồ Chí Minh Tel/Fax: 028.8.273080 Email: khpt@most.gov.vn Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê Giấy phép trang TTĐTTH số: 9/ GP-TTĐT Ngày cấp 18/01/2024

CHUYÊN MỤC

  • Sự kiện
  • Chính sách
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Khám phá
  • Sống - Khỏe
  • Địa phương
  • Ảnh - Clip
  • Khoa học quốc tế
  • Kết quả nghiên cứu mới

Từ khóa » Galileo Galilei Thuyết Nhật Tâm