Niềm đam Mê Là Gì? Làm Sao để Theo đuổi đam Mê Trọn Vẹn

Việc làm Nghệ thuật – Điện ảnh

Mục lục

  • 1 1. Đam mê – nguồn năng lượng của mỗi người
  • 2 2. Cách tìm kiếm niềm đam mê
    • 2.1 2.1. Tìm kiếm thứ mình yêu thích
    • 2.2 2.2. Trải nghiệm công việc hay sở thích
    • 2.3 2.3. Trau dồi bản thân tích cực
  • 3 3. Tại sao cần phải theo đuổi niềm đam mê?
    • 3.1 3.1. Tận hưởng cuộc sống trọn vẹn
    • 3.2 3.2. Làm việc hiệu quả hơn
    • 3.3 3.3. Làm việc sáng tạo hơn
    • 3.4 3.4. Làm việc tự do hơn, không bị ép buộc
    • 3.5 3.5. Dễ dàng thành công hơn
  • 4 4. Có nên theo đuổi đam mê khi không có điều kiện?

1. Đam mê – nguồn năng lượng của mỗi người

Niềm đam mê là điều mà bất kỳ ai đều tìm kiếm cũng như mong muốn thực hiện được trong cuộc sống của mình. Niềm đam mê là quá trình trải nghiệm thực tiễn của bạn với một công việc hay một sở thích nào đó trong một thời gian, sau đó, bạn cảm thấy yêu thích công việc và mong muốn theo đuổi công việc hay sở thích đó tới cùng cho dù phải chấp nhận hy sinh mọi thứ trong cuộc sống của chính mình, người ta gọi đó là đam mê.

Đam mê là điều mà bất kỳ ai đều mong muốn trở thành hiện thực bởi đó là sở thích, là niềm vui mà họ chấp nhận đánh đổi mọi thứ để có được. Tuy nhiên, việc dành niềm đam mê cho một công việc hay sở thích nào đó thì khá dễ dàng, nhưng thực hiện thành công thì đó không phải chuyện dễ dàng gì bởi có rất nhiều yếu tố quyết định tới niềm đam mê của bạn có trở thành hiện thực hay không.

Việc làm Mỹ phẩm – Thời trang – Trang sức

2. Cách tìm kiếm niềm đam mê

2.1. Tìm kiếm thứ mình yêu thích

Có rất nhiều cách để bạn có thể tìm kiếm được niềm đam mê cho bản thân mình. Sẽ thật vô vị khi bạn không định hướng được niềm đam mê của mình hay không tìm thấy được niềm vui, sở thích mà mình đam mê. Để có thể tìm kiếm được niềm đam mê, bạn cần phải tìm kiếm được thứ mình yêu thích trước. Những thứ khiến cho bạn cảm thấy yêu thích, cảm thấy muốn làm, cảm thấy muốn theo đuổi nó đến cùng chính là niềm đam mê của bạn. Dù cho niềm đam mê đó được chia thành nhiều mức độ và bạn có thể ở bất kỳ mức độ nào trên thang đo của niềm đam mê. Bạn có thể tham gia vào các khóa học, thử sức bản thân ở những điều mới lạ, tham gia vào các tổ chức, phát huy sở trường của bản thân,… nhằm tìm ra thứ mà mình yêu thích cũng như dành niềm đam mê cho nó.

2.2. Trải nghiệm công việc hay sở thích

Nếu như bạn đã có công việc hay sở thích sẵn có thì việc tìm kiếm niềm đam mê ở xa xôi gần như là không cần thiết bởi bạn đã có sẵn những gì mình cần.Việc của bạn là hãy gia tăng sự trải nghiệm tích cực thật nhiều ở các công việc hay sở thích đó nhằm tạo ra sự hung phấn, thích thú cũng như tăng cường niềm đam mê cháy bỏng hơn nữa. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn cũng cần phải khám phá hay trải nghiệm những cảm giác, cảm xúc tiêu cực ở các công việc đó hay sở thích đó, từ đây, bạn sẽ có cách nhìn đa chiều hơn về công việc hay sở thích đó. Như vậy, bạn sẽ nhìn nhận được bản thân mình có thật sự dành niềm đam mê cho công việc hay sở thích đó hay không hay chỉ dành sự thích thú nhất thời và chỉ theo đuổi nó như một xu hướng, một trà lưu mà ai cũng làm vậy. Cách tốt nhất để biến niềm đam mê thành hiện thực là gắn liền nó với thực tế, với bản thân bạn và khả năng thực hiện của bạn là bao nhiêu. Có như vậy, bạn mới có thể dễ dàng biến niềm đam mê thành thứ tồn tại mãi mãi trong cuộc sống của chính mình.

2.3. Trau dồi bản thân tích cực

Trau dồi bản thân tích cực cũng là cách để bạn tìm kiếm niềm đam mê riêng cho bản thân mình. Người ta có câu: “Khi bạn đã giỏi điều gì thì bạn sẽ nảy sinh tình cảm và sự thích thú đối với công việc hay sở thích đó”. Có như vậy, bạn mới có niềm đam mê. Việc trau dồi bản thân tích cực vừa là cách để bạn phát triển bản thân hơn, hoàn thiện bản thân hơn nữa, vừa là cách để bạn đa dạng hóa cách tìm kiếm niềm đam mê cũng như dễ dàng chọn ra niềm đam mê nào mình nên theo đuổi, niềm đam mê nào mình nên dừng lại, hay bạn nên làm gì để có thể thực hiện hóa niềm đam mê đó. Nếu bạn là một người giỏi, ít nhất là đủ hiểu biết, đủ tài năng và có thể làm được nhiều thứ, bạn sẽ không bị vô vọng hay khó khăn quá trong việc tìm kiếm đam mê riêng dành cho chính mình.

Việc làm IT phần mềm

3. Tại sao cần phải theo đuổi niềm đam mê?

3.1. Tận hưởng cuộc sống trọn vẹn

Việc theo đuổi đam mê sẽ khiến bạn luôn cảm thấy cuộc đời tươi đẹp, vui vẻ cũng như luôn trong tinh thần phấn khởi, hào hứng được làm những điều mình thích, mình mong muốn. Như vậy, bạn sẽ có cơ hội được hưởng trọn niềm vui của cuộc sống này một cách trọn vẹn. Không quan trọng khi bạn có kiếm được ra nhiều tiền hay không, vấn đề cốt lõi là bạn được làm công việc mà mình yêu thích, được làm những điều mà mình mong muốn và tìm kiếm được niềm vui mãnh liệt từ đó.

3.2. Làm việc hiệu quả hơn

Được làm công việc mà mình đam mê sẽ giúp bạn làm việc đạt hiệu quả tốt hơn so với các nhân viên thông thường khác. Làm công việc mình yêu thích sẽ khiến bạn luôn cảm thấy vui tươi, không phải chịu đựng áp lực cũng như sự gò bó, tự đo làm việc giúp bạn muốn làm nhiều thời gian hơn, nhiều tâm huyết hơn, nỗ lực hơn, khiến cho công việc suôn sẻ hơn, đồng thời đạt năng suất và hiệu quả tốt hơn.

3.3. Làm việc sáng tạo hơn

Một công việc đam mê khi làm việc bạn sẽ cảm thấy đầu óc được thư giãn hơn, nhất là những công việc cần tới sự sáng tạo. Bạn sẽ phát huy được sự sáng tạo hơn cả, có nhiều ý tưởng hay hơn, vượt trội hơn cũng như có nhiều hướng đi độc đáo, mới lạ hơn.

3.4. Làm việc tự do hơn, không bị ép buộc

Được làm công việc mà mình đam mê thì sẽ luôn cảm thấy đó là niềm vui của mình, do đó, bạn sẽ không phải chịu những cảm giác bị bắt ép phải làm, những cảm xúc gò bó, mất tự do mà rất nhiều các nhân viên đi làm hiện nay phải chịu đựng, dẫn đến sự mệt mỏi, chán nản và bỏ việc.

3.5. Dễ dàng thành công hơn

Có một cuộc khảo sát cho rằng hầu hết những người làm các công việc mà họ yêu thích, đam mê sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn so với những người làm các công việc họ ghét bỏ, chán nản. Những người được làm công việc mà mình dành niềm đam mê sẽ luôn làm việc ở trong trạng thái vui tươi, hứng khởi, không chán nản. Khác biệt đó, những người làm công việc mình ghét thì luôn cảm thấy ủ rũ, chán chường, muốn nghỉ việc, stress, căng thẳng,… Chính vì vậy, nếu được làm các công việc mình yêu thích thì hãy nắm bắt cơ hội và phát huy hết bản thân mình nhé!

4. Có nên theo đuổi đam mê khi không có điều kiện?

Hầu hết những diễn giả truyền cảm hứng, truyền động lực hay những bài viết, những bài báo, những câu nói mang tính chất động viên, khơi dậy niềm đam mê trong chúng ta đều khuyên chúng ta rằng: Hãy theo đuổi niềm đam mê của bạn đến cùng. Câu hỏi đặt ra dành cho chính bản thân mình đó là niềm đam mê đó có chân thật hay không? Có phù hợp với khả năng của bạn hay không? Có tính khả thi hay không?

Như bạn vẫn biết rằng, theo đuổi đam mê là điều tốt và yếu tố quan trọng nhất để biến đam mê thành hiện thực không ai khác ngoài bản thân bạn. Nhưng, liệu đam mê đó có chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác hay không? Câu trả lời là có. Niềm đam mê là của bạn, nhưng nó còn phụ thuộc khá nhiều vào những nhân tố nằm xung quanh bạn như gia đình, tài chính, môi trường, khả năng, tri thức, điều kiện, cơ hội, bạn bè,… Tất cả những điều này đều tác động không nhỏ tới niềm đam mê của bạn và khiến cho niềm đam mê đó phần nào gặp trở ngại hay dễ dàng hơn, dễ thành công hay thất bại hơn, có dễ thực hiện hay không thực hiện hóa được,… Nếu như bạn có niềm đam mê trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Đúng, không ai có quyền ngăn cấm bạn mơ ước và dành niềm đam mê cho bất kỳ điều gì cả. Nhưng thật sự niềm đam mê đó có tính khả thi hay không? Nếu bạn không có giọng hát nhưng vẫn đam mê trở thành một ca sĩ. Liệu điều đó có phi thực tế hay không? Tôi biết bạn sẽ nói rằng chỉ cần học và đam mê, theo đuổi đến cùng bạn sẽ thành công. Nhưng để làm được điều đó, bạn sẽ phải nỗ lực gấp vạn lần so với người bình thường, thậm chí giọng hát là một điều gì đó bạn cần phải có sẵn hay đó là tài năng thiên bẩm thì bạn mới mong dành được nhiều sự ủng hộ từ khán giả.

Niềm đam mê là điều mà hầu hết ai cũng có cho riêng mình, và để thực hiện niềm đam mê đó chắc chắn phải cần đến tài chính. Bất kỳ niềm đam mê nào cũng vậy. Bạn có theo đuổi được niềm đam mê khi bạn không có đủ điều kiện về tài chính hay không? Quan điểm được nghiêng về trái chiều, một bên cho rằng chỉ cần đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn. Còn một bên, hãy kiếm thật nhiều tiền rồi hẵng theo đuổi đam mê. Vấn đề ở đây được đặt ra là liệu niềm đam mê đó có nuôi sống được con người bạn. Tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền, bạn sẽ rất khổ sở và thậm chí là gặp rất nhiều khó khăn và đến một lúc nào đó, bạn sẽ cảm thấy chán về niềm đam mê của chính mình. Tuy nhiên, nếu niềm đam mê đó vừa kiếm ra được tiền cho chính mình đáp ứng đầy đủ điều kiện thì không có lí do gì, bạn lại ghét bỏ hay chấp nhận từ bỏ cả. Hãy làm những điều mà mình cảm thấy phù hợp và tốt nhất cho chính mình nhé!

Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Niềm đam Mê ẩm Thực