Niêm Mạc Tử Cung Dày Và Mỏng ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Việc ...

1. Cấu tạo của niêm mạc tử cung

Nội mạc tử cung (hay niêm mạc tử cung) là một lớp mỏng bao bọc toàn bộ bề mặt ở phía bên trong tử cung. Tùy vào từng thời điểm trong tháng mà lớp nội mạc tử cung này sẽ dày lên dưới sự tác động của estrogen, hormone. Lớp nội mạc tử cung có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, thụ thai cũng như bảo vệ quá trình thụ thai của người phụ nữ.

Niêm mạc tử cung dày lên là một biểu hiện của việc trứng đã thụ tình vào làm tổ trong người phụ nữ vào mỗi chu kỳ hành kinh. Trong khi quá trình thụ thai diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ tiếp tục dày lên do nội tiết tố phụ nữ tác động để sẵn sàng chuẩn bị cho quá trình làm tổ của thai nhi.

Niêm mạc tử cung ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở phụ nữ

Niêm mạc tử cung ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở phụ nữ

Mặt khác, lớp niêm mạc sẽ trở nên bong tróc và bị đẩy ra khỏi cơ thể trong trường hợp trứng không được thụ tinh, dẫn đến hiện tượng hành kinh ở phụ nữ.

2. Những nhân tố ảnh hưởng tới độ dày của nội mạc tử cung

Những yếu tố khiến cho niêm mạc tử cung bị bất thường (bị mỏng hơn hoặc dày hơn) như:

- Nồng độ estrogen quá thấp hoặc quá cao.

Nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng đến độ dày của niêm mạc tử cung

Nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng đến độ dày của niêm mạc tử cung

- Ít vận động, tập thể dục thể thao hoặc các bộ môn rèn luyện sức khỏe.

- Đã từng nạo phá thai, phẫu thuật tử cung.

- Thiếu máu.

- Mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc các bệnh liên quan đến tử cung như polyp, viêm nhiễm, u,…

- Sử dụng thuốc có nồng độ estrogen liên tục nhưng không kèm progesterone gây mất cân bằng hormone.

- Béo phì, thừa cân.

Phụ nữ béo phì sẽ có niêm mạc tử cung dày hơn

Phụ nữ béo phì sẽ có niêm mạc tử cung dày hơn

3. Độ dày của niêm mạc tử cung có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng thụ thai

3.1. Trường hợp niêm mạc tử cung quá mỏng

Khi niêm mạc tử cung của người phụ nữ mỏng hơn 8mm thì sẽ có phải gặp rất nhiều bất lợi đối với quá trình thụ thai, đặc biệt là quá trình thai nhi làm tổ.

Kể cả khi quá trình làm tổ của thai nhi đã diễn ra thì khả năng giữ thai cũng rất khó khăn. Vì nếu như niêm mạc tử cung quá mỏng sẽ khiến cho thai nhi bị bong ra, dẫn đến sảy thai hoặc tình trạng thai chết lưu.

3.2. Trường hợp niêm mạc tử cung quá dày

Phụ nữ có niêm mạc dày hơn 20mm được xem là dày quá mức, trường hợp này cũng gây khó khăn trong quá trình thụ thai.

Do hàm lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ được sản xuất quá mức khiến cho lớp niêm mạc phát triển mạnh, dày lên và gây khó khăn trong quá trình thai nhi làm tổ.

4. Độ dày của niêm mạc bao nhiêu là bình thường?

Vậy thì phụ nữ nên có niêm mạc khoảng bao nhiêu là bình thường, hãy đối chiếu thông tin dưới đây:

- Giai đoạn vừa qua chu kỳ kinh nguyệt: Lớp niêm mạc dày khoảng 3 - 4mm.

- Giai đoạn gần đến chu kỳ rụng trứng (giữa kỳ hành kinh): Lớp niêm mạc khoảng 8 - 12cm là bình thường.

- Giai đoạn sắp đến chu kỳ kinh nguyệt: Lớp niêm mạc dày khoảng 12 - 16cm, nếu như vào giai đoạn này sự thụ thai không diễn ra thì niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và tràn ra ngoài tạo thành kinh nguyệt.

Khi không có sự thụ thai thì niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và tạo thành kinh nguyệt

Khi không có sự thụ thai thì niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và tạo thành kinh nguyệt

5. Cách điều trị, cải thiện niêm mạc tử cung

5.1. Đối với nội mạc tử cung quá mỏng

Các nguyên nhân dẫn đến niêm mạc tử cung ở phụ nữ quá mỏng: thiếu hụt estrogen, từng nạo phá thai khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương hoặc cơ thể thiếu máu,… Tùy vào nguồn gốc khiến cho lớp niêm mạc ở phụ nữ mỏng hơn bình thường mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau sao cho phù hợp.

5.2. Đối với nội mạc tử cung quá dày

Những người có niêm mạc dày sẽ gặp phải tình trạng rong kinh, vô kinh, rối loạn phóng noãn hoặc đa nang buồng trứng, điều này rất gây bất lợi cho quá trình thụ thai.

Những bệnh nhân có niêm mạc quá dày thường sẽ được điều trị bằng hormone nhằm cân bằng estrogen và progesterone ở trong cơ thể người phụ nữ, nhờ đó kích thích khả năng thụ thai của người đó.

Một khuyến cáo dành cho chị em là nên đến khoa sản ở các bệnh viện uy tín để có thể kiểm tra, phát hiện kịp thời và có hướng điều trị phù hợp nếu như nhận thấy có sự bất thường nào đó xảy ra khiến ảnh hưởng đến khả năng mang thai và chu kỳ kinh nguyệt.

Đối với các chị em đang lên kế hoạch mang thai thì việc khám sàng lọc trước khi mang thai chắc chắn là điều cần thiết, điều này giúp cho chúng ta có sự chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai cũng như có khả năng phát hiện sớm các vấn đề cản trở đến quá trình này, từ đó có những hướng xử lý và điều trị kịp thời.

Chị em nên có sự chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai 

Chị em nên có sự chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai

Tóm lại, nội mạc tử cung được đánh giá là một bộ phận quan trọng đối với cơ thể, bởi độ dày của nó có khả năng trực tiếp ảnh hưởng tới sự hình thành kinh nguyệt, quá trình thai nhi làm tổ cũng như sự phát triển của thai nhi. Vào từng thời điểm, lớp niêm mạc này có thể thay đổi khác nhau, tuy nhiên bình thường là ở mức 7 - 8mm và lý tưởng nhất là 8 - 10mm.

Độ dày của lớp niêm mạc này bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, vì vậy tùy vào từng nguyên nhân gây ra mà các bác sĩ sẽ có những hướng điều trị riêng và cụ thể để nâng cao khả năng thụ thai cho chị em.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã đồng hành cùng rất nhiều bà mẹ từ những ngày đầu có dự định mang thai cho đến khi đón em bé ra đời bằng những dịch vụ chăm sóc tận tình, chu đáo và đầy chuyên môn nhất.

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà những bà mẹ tương lai cần biết để có một khởi đầu an toàn và suôn sẻ trong quá trình chào đón đứa con của mình. Hãy đến các cơ sở của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trên toàn quốc hoặc liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 khi cần có được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Từ khóa » độ Dày Niêm Mạc Tử Cung 14mm