Niêm Mạc Tử Cung Mỏng: Cần điều Trị Sớm để Tăng Khả Năng Thụ Thai
Có thể bạn quan tâm
Niêm mạc tử cung mỏng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi. Hơn nữa, tình trạng niêm mạc tử cung không đạt độ dày tiêu chuẩn còn có thể ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh nhân tạo và làm giảm tỷ lệ thụ thai.
Niêm mạc tử cung còn được gọi là nội mạc tử cung. Đây là lớp mô bao phủ toàn bộ bề mặt bên trong tử cung. Độ dày của lớp niêm mạc này có thể thay đổi theo từng thời điểm khác nhau trong tháng. Vì vậy, điều mà nhiều chị em quan tâm là niêm mạc tử cung có độ dày bao nhiêu được xem là bình thường? Nguyên nhân niêm mạc tử cung mỏng là gì? Đâu là cách khắc phục niêm mạc tử cung mỏng?
Những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.
Niêm mạc tử cung có độ dày bao nhiêu là bình thường? Niêm mạc tử cung mỏng là bao nhiêu?
Niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) là lớp niêm mạc mềm xốp bao phủ bề mặt bên trong của tử cung. Cấu tạo của niêm mạc tử cung gồm 2 phần:
- Lớp nội mạc căn bản (lớp đáy): Lớp này gồm tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không bị thay đổi do chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp nội mạc tuyến (lớp nông): Liên tục thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
Đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới, độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng một vai trò rất quan trọng. Vì khi độ dày niêm mạc ở tình trạng bình thường thì phôi thai mới có thể làm tổ và phát triển được. Trong đó, các nghiên cứu y khoa đã đưa ra chỉ số về độ dày niêm mạc tử cung theo từng thời điểm:
- Độ dày niêm mạc tử cung bình thường: 7 – 8 mm.
- Độ dày niêm mạc tử cung sau khi hành kinh: 3 – 4 mm.
- Độ dày niêm mạc tử cung giữa chu kỳ kinh nguyệt (sát ngày rụng trứng): 8 – 12 mm.
Dựa trên tiêu chuẩn này, nếu lớp niêm mạc tử cung có độ dày dưới 7 – 8 mm sẽ được xem là niêm mạc mỏng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Niêm mạc tử cung mỏng có sao không? Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?
Nhìn chung, trong hầu hết trường hợp, phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng thường khó thụ thai hoặc khó giữ thai. Do đó, việc tìm cách khắc phục niêm mạc tử cung mỏng là điều rất được quan tâm.
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, tình trạng niêm mạc tử cung mỏng có thể làm giảm tỷ lệ thành công của các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm. Ngoài ra, phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng khi mang thai cũng dễ sảy thai, sinh nhẹ cân và bé nhỏ hơn so với tuổi thai.
Biểu hiện niêm mạc tử cung mỏng là gì?
Hiện nay, chỉ có siêu âm đầu dò âm đạo mới xác định độ dày của niêm mạc tử cung một cách chính xác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết sớm hơn qua một sốdấu hiệu niêm mạc tử cung mỏng như:
- Đau bụng dữ dội khi hành kinh
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều và rối loạn
- Thời gian hành kinh ngắn và lượng máu kinh thường ít
- Lâu có thai dù sinh hoạt tình dục không dùng biện pháp tránh thai trong thời gian dài.
Nếu bạn đang gặp một trong những triệu chứng như trên thì nên sớm đi khám phụ khoa để kiểm tra độ dày niêm mạc tử cung. Từ đó có thể điều trị kịp thời nếu được chẩn đoán tình trạng nội mạc tử cung mỏng.
Nguyên nhân niêm mạc tử cung mỏng
Nội mạc tử cung mỏng là vấn đề phổ biến và là một trong những nguyên gây hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới. Những nguyên nhân thường gặp gồm:
- Nồng độ nội tiết Estrogen thấp: Estrogen là nội tiết có vai trò giúp cho nội mạc tử cung dày lên. Do đó, nếu nồng độ Estrogen trong cơ thể thấp sẽ dẫn đến tình trạng lớp nội mạc tử cung mỏng hơn.
- Thiếu máu: Có rất nhiều lý do gây ra thiếu máu ở phụ nữ. Một trong số đó là thiếu máu do lối sống ít vận động. Khi lưu lượng máu cung cấp cho tử cung không đủ sẽ khiến lớp nội mạc tử cung co lại và trở nên mỏng hơn.
- Bệnh phụ khoa: Bất kỳ loại viêm nhiễm phụ khoa nào cũng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung. Một số bệnh lý như viêm vùng chậu, lao sinh dục nữ hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng sẽ góp phần gây ra tình trạng niêm mạc tử cung mỏng.
- Nạo phá thai: Các phương pháp nạo phá thai thường có tác động trực tiếp đến lớp niêm mạc tử cung. Bởi vì hoạt động nong nạo thai sẽ đồng thời làm bào mòn lớp niêm mạc tử cung và khiến lớp niêm mạc mới không thể phát triển nữa.
- Thuốc tránh thai: Phụ nữ dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể gặp phải tác dụng phụ. Một trong số đó chính là thuốc làm mỏng niêm mạc tử cung và khó thụ thai.
- Sử dụng thuốc Clomid: Mặc dù Clomid là loại thuốc kích thích sự rụng trứng. Tuy nhiên, nếu bạn dùng Clomid quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất Estrogen của cơ thể và kéo theo đó là khiến niêm mạc tử cung khó phát triển dày lên như bình thường.
4 cách khắc phục niêm mạc tử cung mỏng
Việc điều trị niêm mạc tử cung mỏng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng khả năng thụ thai tự nhiên lẫn thụ thai nhân tạo. Sau đây là một sốcách khắc phục niêm mạc tử cung mỏng thường được áp dụng:
1. Liệu pháp estrogen
Cơ thể có nồng độ estrogen thấp là nguyên nhân gây mỏng niêm mạc tử cung. Do đó, bạn nên bổ sung estrogen bằng đường uống hoặc dưới dạng gel. Liệu pháp này sẽ kích thích sự phân chia tế bào trong lớp nội mạc tử cung và tăng độ dày để giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng.
2. Dùng yếu tố kích thích thuộc dòng tế bào hạt (G-CSF)
Vì niêm mạc tử cung có một số tế bào giống với tế bào gốc trung mô (một loại tế bào có vai trò xây dựng và phát triển lớp nội mạc tử cung). Do đó, người ta bắt đầu nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật bơm G-CSF (Granulocyte colony – stimulating factor) vào buồng tử cung để tăng sản xuất các tế bào gốc trung mô và tế bào gốc tạo máu ở tủy xương để có thể kích thích lớp nội mạc tử cung phát triển.
3. Nội soi tử cung
Tình trạng dính buồng tử cung là nguyên nhân ngăn chặn sự tái tạo bình thường của lớp niêm mạc tử cung. Do đó, phương pháp điều trị cần thiết trong trường hợp này là phẫu thuật nội soi tử cung để gỡ dính. Qua đó tạo điều kiện cho nội mạc tử cung phát triển trở lại.
4. Điều trị theo phương pháp tự nhiên
Ngoài việc điều trị theo một trong các phương pháp y khoa kể trên, bạn có thể áp dụng thêm các cách khắc phục niêm mạc tử cung mỏng như tập thể dục, bổ sung vitamin E, uống sữa đậu nành… để cải thiện lưu lượng máu đến tử cung và tăng độ dày cho lớp niêm mạc.
Niêm mạc tử cung mỏng là tình trạng không bình thường vì có thể làm giảm đi cơ hội làm mẹ của bạn. Do đó, dù không có các triệu chứng nghiêm trọng thì bạn vẫn nên đi khám phụ khoa để sớm, đặc biệt nếu bạn có các biểu hiện niêm mạc tử cung mỏng khiến bạn nghi ngờ. Qua đó, bạn sẽ được điều trị kịp thời để tránh nguy cơ vô sinh.
[embed-health-tool-ovulation]
Từ khóa » độ Dày Cổ Tử Cung Khi Mang Thai
-
Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Thì Có Thai? - Vinmec
-
Chiều Dài Cổ Tử Cung Thay đổi Như Thế Nào Trong Suốt Thai Kỳ? - Vinmec
-
Cổ Tử Cung Ngắn Khi Mang Thai Có Sao Không Và Cách Khắc Phục
-
Vai Trò Của Siêu âm đo Chiều Dài Cổ Tử Cung Trong Dự Phòng Sinh Non
-
Đo Chiều Dài Kênh Cổ Tử Cung Khi Mang Thai - Cách Giải Bài Toán Sinh ...
-
Cổ Tử Cung Ngắn Khi Mang Thai: Mối đe Dọa Sảy Thai Và Sinh Non
-
Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Thì Có Thai? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Chiều Dài Cổ Tử Cung Theo Tuần Thai Thay đổi Nguy Hiểm Thế Nào?
-
Sa Tử Cung Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị
-
Độ Dày Niêm Mạc Tử Cung Có ảnh Hưởng đến Thụ Thai Không? | BvNTP
-
Ảnh Hưởng Của Niêm Mạc Tử Cung đến Khả Năng Mang Thai
-
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ > Tin Tức - Sự Kiện ...
-
Có Thai Ngoài Tử Cung - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nội Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Là Có Thai?