Niệm Phật Sám Pháp - Hòa Thượng Thích Thiền Tâm - FlipHTML5

Enjoying your free trial? Only 9 days left! Upgrade Now Brand-New Dashboard lnterface ln the Making We are proud to announce that we are developing a fresh new dashboard interface to improve user experience. We invite you to preview our new dashboard and have a try. Some features will become unavailable, but they will be added in the future. Don't hesitate to try it out as it's easy to switch back to the interface you're used to. No, try later Go to new dashboard Niệm Phật Sám Pháp - Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Published on Mar 30,2016 Like Share Copy Download Create a Flipbook Now Read more Niệm Phật Sám Pháp - Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Published on Mar 30,2016 Niệm Phật Sám Pháp - Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Read More Home Explore Others Niệm Phật Sám Pháp - Hòa Thượng Thích Thiền Tâm user logo Publications: Followers: Follow Publications Read Text Version More from Truyện Phật Giáo - TruyenPhatGiao.Com Explore More from Global Users Explore All Categories Art & Culture Animals & Pets Business & Finance Education Celebrity & Entertainment Cars & Automobiles Food & Beverage Travel Sports Lifestyle Family & Parenting Fashion & Style Home & Garden Science & Technology News & Politics Weddings & Bridal Health & Wellness Hobbies & Leisure Religion & Spirituality Real Estate All 123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960616263646566676869707172737475767778798081828384858687888990919293949596979899100101102103104105106107108109110111112113114115116117118119120121122123124 P:01

HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM NIỆM PHẬT SÁM PHÁP NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

P:03

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 3 ĐỈNH LỄ Mở đầu phương pháp sám hối Niệm Phật, đệtử chúng con xin an trụ trong hồng danh A MiÐà Phật, để vận dụng năng lực hộ niệm của mườiphương chư Phật, vận dụng oai lực tuyệt đối,siêu việt và tối thắng của bản nguyện A Mi Ðàmà quy y và đỉnh lễ hết thảy Tam Bảo. Quy y tất cả Phật Ðà khắp cả mười phương,cùng tận hư không giới. Quy y tất cả Phật pháp khắp cả mười phương,cùng tận hư không giới. Quy y tất cả Bồ Tát Thánh Hiền Tăng khắpcả mười phương, cùng tận hư không giới. Nam mô Sa Bà giáo chủ, thiên bách ức hóathân, Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, vị Bản Sưchỉ dạy pháp môn Niệm Phật. Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từđại bi A Mi Ðà Phật vị đạo sư tiếp dẫn vãng sinhCực Lạc. Nam mô Vô lượng Thọ kinh, Phật thuyết AMi Ðà kinh, Quán Vô Lượng Thọ kinh – ba bộ

P:04

4 Niệm Phật sám phápkinh dạy chỉ rõ ràng pháp môn thành Phật dễdàng, vắn tắt, nhiệm màu và rốt ráo, dành cho tấtcả chúng sinh thời mạt pháp. Nam-mô Tây Phương Cực Lạc thế giới vạnức tử kim thân, đại từ đại bi cứu khổ cứu nạnQuán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới vôbiên quang trí thân, đại hùng đại lực, Đại ThếChí Bồ Tát. Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới phúctrí nhị nghiêm thân, Thanh Tịnh Đại Hải ChúngBồ Tát. Nam mô Lư Sơn đạo tràng, khai sáng NiệmPhật pháp môn, sơ tổ Huệ Viễn Đại sư Bồ Tát. Nam mô Quang Minh đạo tràng, hoằngdương Niệm Phật pháp môn, nhị tổ Thiện Đạođại sư Bồ Tát. Nam mô Hộ Giới Hộ Giáo Hộ Pháp Chư TônBồ Tát, liệt vị Thiện Thần Bồ Tát Ma Ha Tát. ---o0o---

P:05

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 5 PHẨM THỨ NHẤT NIỆM PHẬT PHẢI VÌ THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI Ðức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn vìthương xót tất cả chúng sinh mà hiện ra nơi đờiác trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp,mục đích mở bày và chỉ rõ tri kiến Phật chochúng sinh và để rồi khiến cho chúng sinh tỏ ngộvà thể nhập vào tri kiến Phật, giáo nghĩa tuynhiều hơn số cát sông Hằng, nhưng tất cả nămthừa tám giáo đều không ra ngoài pháp mônNiệm Phật. Do bản nguyện lực của đức A Mi Ðà, do nănglực hộ niệm của mười phương chư Phật, cùng vớigia trì lực của chư vị Ðại địa Bồ Tát; đệ tử chúngcon được gặp duyên lành dẫn dắt vào chân lý tốithượng bằng cửa ngõ Niệm Phật. Như mùa hạ thìphải mặc áo vải, như mùa đông phải mặc áo bông,sự tu hành cũng thế, nghĩa là không thể trái vớithời tiết và cơ duyên được. Dù đức Ðạt Ma tổ sưtái hiện ngay lúc này, nếu muốn hợp thời cơ đểcứu độ chúng sinh mau được giải thoát, thì cũng

P:06

6 Niệm Phật sám phápkhông có pháp nào hơn pháp môn Niệm Phật cả.Vì thế cho nên thuyết pháp mà không phù hợp vớicăn cơ và trình độ, thì chắc chắn chúng sinh bịchìm trôi trong biển khổ vậy. Ðệ tử chúng con vốn là phàm phu vô trí, nênphải một mực y theo lời Phật dạy, chẳng dám tựchuyên, vì thế mà xưa nay chúng con đều chuyênniệm danh hiệu A-Mi-Ðà-Phật. Theo lời Phật dạy là thế nào? Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Thế Tôn cólời huyền kí rằng: “Ðời tương lai, kinh đạo diệthết, ta dùng lòng từ bi thương xót riêng lưu trụkinh này trong khoảng một trăm năm. Nếu cóchúng sinh nào gặp được kinh này tùy ý sởnguyện đều được đắc độ”. Nơi kinh Ðại Tập, đức Thế Tôn dạy rằng:“Trong thời mạt pháp có ức ức người tu hành,mà ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương nơi pháp mônNiệm Phật mà thoát luân hồi”. Ngài Thiên Như thiền sư sau khi đắc đạocũng đã khuyên dạy rằng: “Mạt pháp về sau, các

P:07

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 7kinh diệt hết, chỉ còn lại bốn chữ A Mi Ðà Phậtđể cứu độ chúng sinh. Nếu kẻ nào không tin, tấtsẽ bị đọa địa ngục”. Bởi vì đời mạt pháp về sau, khi các kinh đềuẩn diệt, chúng sinh căn cơ đã yếu kém, ngoài câuniệm Phật thì không biết pháp môn nào khác đểtu trì. Nếu không tin câu niệm Phật mà tu hành,tất phải bị luân hồi. Và trong nẻo luân hồi thìviệc lành khó tạo, còn điều ác thì dễ làm, cho nênsớm muộn gì cũng bị đọa địa ngục. Ấn Quang pháp sư, một bậc cao tăng cận đạiở Trung Hoa cũng đã dạy rằng: “Thời mạt phápđời nay, chúng sinh nghiệp nặng tâm tạp, nếungoài môn niệm Phật mà tu các nghiệp lành khác,nơi phần gieo trí tuệ phúc đức căn lành thì có,nhưng nơi phần liễu thoát luân hồi ngay tronghiện thế thì không. Tuy có một vài vị cao đức,hiện những kỳ tích phi thường, nhưng đó lànhững bậc Bồ Tát nương theo bản nguyện màlàm mô phạm để dẫn dắt chúng sinh đời mạtpháp như kinh Lăng Nghiêm đã nói. Nhưng cácvị ấy cũng chỉ vừa theo trình độ chúng sinh mà

P:08

8 Niệm Phật sám phápthị hiện ngộ đạo, chứ không phải chứng đạo. Chỉriêng pháp môn Niệm Phật, tuy ít có người tuchứng được Niệm Phật tam muội như khi xưa,nhưng có thể nương theo nguyện lực của mình vàbản nguyện của Phật A Mi Ðà mà đới nghiệpvãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Khi đượcvề cõi ấy rồi thì không còn luân hồi, không cònbị thoái chuyển, lần lần tu tập cho đến khi chứngquả vị Vô Sinh”. Những lời huyền kí như trên, cho chúng conthấy pháp môn Niệm Phật rất thích hợp với nhânduyên, thời tiết và trình độ căn cơ của chúng sinhđời nay. Vì thế đức Như Lai mới dùng nguyệnlực bi mẫn, lưu trụ kinh Vô Lượng Thọ đểkhuyến hóa về môn Niệm Phật. Ngoài ra còn cóchư Bồ Tát và Tổ sư cũng khởi lòng hoằngnguyện thương xót, tùy theo thời cơ mà chỉ dạypháp môn Niệm Phật để cứu vớt chúng sinh. Ðệ tử chúng con vì vô minh khuất lấp, vìthiếu suy nghĩ chín chắn, vì tâm mong cầu quásôi nổi và cạn cợt, vì dục vọng ngăn che, nên đãgây nhiều cái thấy biết lệch lạc và để rồi chúng

P:09

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 9con đã hành trì pháp môn Niệm Phật không phùhợp với bản ý của đức Bản Sư và xa cách với bảnnguyện cứu độ của đức A Mi Ðà . Ðệ tử chúng con đi chùa thấy người khácniệm Phật, thì cũng bắt chước niệm theo, hoàntoàn không có chủ định. Hoặc có người niệm Phật nguyện cho tai quanạn khỏi và cầu cho gia đình bình yên, đời sống làmăn mua bán ngày thêm thịnh vượng và sung túc. Hoặc có kẻ gặp cảnh đời không vừa ý bènsinh ra buồn rầu phẫn chí, nên đã niệm Phật cầumong sao cho kiếp sau đừng gặp phải các cảnhấy nữa, cũng như mong mọi việc đều thuận lợinếp sống vinh hoa xinh tốt. Lại có những người cảm thấy trần gian chẳngcó điều gì hứng thú, dù cho giàu sang quyền quýcũng còn lo lắng khổ não, cho nên họ hi vọngdùng công đức niệm Phật để kiếp sau sinh lên cõiTrời, sống lâu, nhàn vui, tự tại. Lại có những người nghĩ mình tội chướng đãnhiều, trong một kiếp này dễ gì giải thoát, nên đã

P:10

10 Niệm Phật sám phápniệm Phật cầu cho kiếp sau chuyển nữ thành nam,để xuất gia tu hành, làm bậc cao tăng ngộ đạo.Cũng có nhiều người nỗ lực niệm Phật để đàn ápvọng tưởng, và chế ngự phiền não, với mục đíchgần gũi là thanh lọc tâm tư để đời sống đượcthanh tịnh. Nếu niệm Phật với những thái độ và mụcđích như vậy đều là sai lầm, vì lẽ trái nghịch vớibản hoài của Phật Thích Ca và quay lưng trướcbản nguyện tiếp độ của Phật A Mi Ðà. Ðây làmột tội lỗi lớn lao nhất. Thật vậy, chúng con vẫnhiểu rằng không có tội lỗi nào to lớn và nặng nềcho bằng cái tội hành trì trái nghịch với di huấncủa đức Bản Sư, để rồi phụ rẫy công ơn tiếp độcủa đức Từ Phụ A Mi Ðà. Ðệ tử chúng con ngày nay nhờ sự chiếu soivà dẫn dắt của ánh hào quang chư Phật, chúngcon mới biết được tội lỗi của mình. Cho nênchúng con xin thành tâm cúi đầu gieo năm vócsát đất, khẩn cầu sám hối: Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, vịBản Sư chỉ dạy pháp môn Niệm Phật.(3 lạy)

P:11

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 11 Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới ĐạiTừ Đại Bi A Mi Ðà Phật, vị Đạo sư tiếp dẫnvãng sinh Cực Lạc. (3 lạy) Như vậy, kể từ hôm nay, đệ tử chúng conphải niệm Phật như thế nào mới phù hợp với bảný của đức Phật Thích Ca, cùng bản nguyện củađức Phật A Mi Ðà? Ðức Thế Tôn thấy rõ pháp hữu vi đều vôthường, và tất cả chúng sinh vẫn sẳn đủ đứctướng, trí tuệ như Như Lai, nhưng do vì mê mờbản tâm, nên đã tạo ra vô số nghiệp hoặc, rồi cứmãi mãi chịu chìm đắm trong vòng sống chết,luân hồi. Dù cho được sinh lên cõi Trời, khihưởng hết phúc báo rồi thì cũng phải bị sa đọa.Vì thế, bản ý của đức Thế Tôn là: “Muốn chochúng sinh do nơi pháp môn Niệm Phật mà sớmthoát khỏi khổ luân hồi”. Chư Phật trong nhiều A tăng kỳ kiếp huân tuphúc tuệ, cho nên, nếu kẻ nào xưng niệm hồngdanh của Như Lai sẽ được vô lượng vô biên côngđức. Lại nữa, đức A Mi Ðà Phật đã lập ra lời thệnguyện vĩ đại: “Nếu chúng sinh nào niệm được

P:12

12 Niệm Phật sám phápdanh hiệu của ngài cầu về Cực Lạc, thì kẻ ấy khimạng chung sẽ được tiếp dẫn vãng sinh TâyPhương và chứng lên ngôi Bất Thoái Chuyển”.Ðem công đức vô lượng của sự niệm Phật mà đểmong cầu những phúc lợi nhỏ nhen ở cõi ngườicõi trời, chứ không nguyện cầu vãng sinh và giảithoát thì có khác chi trẻ thơ đem hạt châu Ma-nivô giá mà đổi lấy viên kẹo để ăn? Như thế thật làuổng phí và không xứng đáng chút nào. Hơn hết, nguyện lực của Phật thì rất vĩ đại,cho nên người nào nghiệp chướng dù có nặng nềđến đâu chăng nữa, mà đem cả tấm lòng chânthật để chuyên cần xưng niệm danh hiệu Phật thìngay trong một đời này cũng được tiếp dẫn vãngsinh về thế giới Cực Lạc. Còn như mong cầu đờisau làm bậc cao tăng ngộ đạo, là một hành độngthiếu trí tuệ và đức tin, làm sao bảo đảm bằnghiện đời sinh về Tây Phương thành bậc Bồ Tát ởngôi Bất Thoái Chuyển? Cho nên, bản ý của đứcThế Tôn là muốn cho tất cả chúng sinh niệmPhật để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, và sựgiải thoát ấy lại có thể thực hiện ngay trong cùngmột kiếp sống.

P:13

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 13 Nhưng tại sao cần phải thoát vòng sống chếtluân hồi? Là vì ở trong nẻo luân hồi, đệ tử chúng conxác thật đã từng chịu nhiều nỗi thống khổ lớn lao.Nếu người học Phật mà không để cái tâm nhưthật quán sát nỗi thống khổ ấy thì cho dù họcPhật nhiều đến đâu cũng không đạt được kết quảtốt, bởi vì không có cái tâm lo sợ, cái tâm mongcầu thoát ly khỏi những ảo ảnh cuộc đời. Kinhdạy: nếu tâm lo sợ khó sinh, tất lòng phát thànhkhó phát. Ðức Thế Tôn khi xưa thuyết pháp TứDiệu Ðế cho năm người nhóm ông Kiều TrầnNhư, trước tiên đã nói về Khổ đế, vẫn khôngngoài cái ý này: Trong Khổ đế, tức là ý nghĩa chân thật về sựkhổ, đức Thế Tôn đã thuyết minh tám điều. Tuynỗi khổ của kiếp người vô cùng vô tận, mà támđiều này vẫn giữ phần cương lĩnh. Ðó là: nỗi khổkhi sinh ra, nỗi khổ khi về già, nỗi khổ trong cơnđau yếu, nỗi khổ quằn quại khi sắp lâm chung,nỗi khổ chua xót khi xa cách người thân yêu, nỗikhổ khó nhẫn khi chung đụng với kẻ mà mình

P:14

14 Niệm Phật sám phápoán ghét, nỗi khổ khi mong cầu không toại ý, vànỗi khổ về năm ấm hừng thịnh. Chúng sinh hết kiếp này sang kiếp khác cứsống chết xoay vần, xuống lên trong sáu nẻo.Ðó là cõi Trời cõi Người, cõi A Tu La, cõiBàng sinh, cõi Ngạ quỷ và cõi Ðịa ngục. Bátkhổ tuy ở các loài khác cũng có ít nhiều, nhưngnó là trọng tâm của nỗi khổ ở cõi Người. Còncõi Trời tuy vui sướng hơn nhân gian nhưngcũng còn có tướng ngũ suy và những điều bấtnhư ý. Cõi A Tu La bị sự khổ vì gây gổ tranhđua, cõi Bàng sinh như loài trâu, bò, lừa, ngựathì bị sự khổ chở kéo nặng nề; loài dê lợn vịt gàthì chịu sự khổ về banh da xẻ thịt. Các loàikhác chịu sự khổ về ngu tối, nhơ nhớp, ăn nuốtlẫn nhau. Ở cõi Ngạ quỷ thì chúng sinh có thânthể hôi hám, xấu xa, bụng lớn như cái trống,cuống họng nhỏ như cây kim, miệng phụt ralửa, chịu đói khát trong nghìn muôn kiếp. Còncõi địa ngục thì vạc dầu, cột lửa, hầm băng giá,núi gươm đao; sự thống khổ không thể nào môtả cho hết được.

P:15

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 15 Bốn cõi A Tu La, Ngạ quỷ, Bàng sinh và Ðịangục, trong kinh gọi là tứ ác thú. Từ cõi A Tu Latheo chiều xuống, nổi khổ ở mỗi cõi cứ tuần tựgấp bội hơn lên. Trong sáu cõi, chúng sinh sốngchết xoay vần hết nơi này đến nơi kia, như bánhxe chuyển lăn không có đầu mối. Sinh lên cõiTrời và Người thì rất khó và rất ít, còn đọa xuốngtứ ác thú thì rất dễ và rất nhiều. Khi còn tại thế, một hôm Ðức Phật dùng móngtay quết lên một chút đất, rồi hỏi A Nan: “Ðất ởmóng tay ta sánh với đất của miền đại địa thì cáinào nhiều hơn?”. Ngài A Nan đáp rằng: “Bạch ThếTôn, đất của miền đại địa thì nhiều hơn đất ở móngtay vô lượng phần, không thể thí dụ”. Phật bảo: “Cũng như thế, A Nan, chúngsinh được lên cõi Trời cõi Người như đất ởmóng tay, còn đọa xuống ác thú thì như đất củamiền đại địa”. Thí dụ trên, quả thật là một tiếng chuông maiđể cho bọn đệ tử chúng con xét suy mà tỉnh ngộ. Tóm lại, ba cõi đều vô thường, các pháp hữuvi thì chẳng có chi là vui thú. Người niệm Phật

P:16

16 Niệm Phật sám phápphải cầu sinh về Tây Phương để thoát khỏi vòngsống chết luân hồi, lần lần tu chứng đến cảnhThường, Lạc, Ngã, Tịnh của Niết Bàn, chứ khôngnên mong cầu sự phúc lạc hư dối ở thế gian. Niệm Phật như thế mới phù hợp với mụcđích giải thoát, với tâm Từ Bi cứu khổ ban vuicủa đức Thế Tôn. Và muốn được như vậy, chúngcon phải thường xuyên giám sát và suy tư về támnỗi khổ của kiếp người, cho đến nỗi khổ vô tậnvô biên trong sáu cõi. Nếu chẳng quán sát như thế, thì tâm cầumong giải thoát sẽ khó phát sinh, ý nguyện vềTây Phương sẽ không tha thiết; làm thế nào đểngày kia bước lên bờ giác ngộ và dùng conthuyền Bát Nhã để độ khắp biển mê? Xưa kia đức Phật đã than rằng : “Trong đờimạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bênngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sinh Tử”. Không tha thiết đến sự liễu thoát sinh tử làvì thiếu Trí Giác, do bởi không thiết thực quánxét nỗi khổ trong kiếp sống luân hồi, nhữngngười ấy chẳng những phụ ơn Phật mà cũng

P:17

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 17ruồng bỏ cả chính mình, thật đáng tiếc thươngvà đau xót thay! Ðệ tử chúng con, nhờ giáo huấn của đức BảnSư, nhờ ơn lành phổ độ của đức Từ Phụ, nhờ sựkhai thị rõ ràng của Thiện tri thức, hôm nay mớibiết được mục đích quan trọng và chân chính củapháp môn Niệm Phật là Niệm Phật thì phải vìthoát Sinh Tử Luân Hồi. Với tấm lòng tri ân tha thiết và chân thành,chúng con xin đem cả tính mạng mà quy y vàđỉnh lễ: Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Ðại Từ Ðại Bi A Mi Ðà Phật, vịĐạo sư tiếp dẫn vãng sinh Cực Lạc. Nam mô Cứu Khổ Cứu Nạn Ðại Từ Ðại BiQuán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Ðại Hùng Ðại Lực Ðại Thế Chí Bồ Tát. Nam mô Liên Trì Hải Hội Thanh Tịnh ÐạiHải Chúng Bồ Tát. ---o0o---

P:18

18 Niệm Phật sám pháp PHẨM THỨ HAI NIỆM PHẬT PHẢI PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ÐỀ Bản hoài đích thật của đức Thế Tôn làmuốn cho tất cả chúng sinh đều thoát vòng sinhtử, đều được giác ngộ như Ngài. Cho nên,người niệm Phật cần phải phát Bồ Đề tâm, tứclà phát khởi cái tâm chí mong cầu quả vị PhậtÐà, quả vị ấy là cứu kính tối thượng, không còncó gì hơn, siêu việt cả hàng Thanh Văn, DuyênGiác; nên phát tâm như vậy còn gọi là phát VôThượng Bồ Đề tâm. Tâm này gồm có hai loạichủng tử chính yếu, là Từ Bi và Trí Tuệ,thường hay phát xuất công năng độ thoát mìnhvà cứu vớt tất cả chúng sinh. Kinh dạy rằng: “Bồ Ðề tâm làm nhân, Ðại Bilàm căn bản, phương tiện Trí Tuệ làm cứu kính”. Vì như người đi xa thì trước tiên phải nhậnđịnh mục tiêu sẽ đến và phải ý thức chủ đíchcuộc hành trình bởi lý do nào và sau cùng thìphải dùng phương tiện nào để khởi tiến.

P:19

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 19 Người học Phật cũng phải như thế, nghĩa làtrước tiên phải lấy cái quả vị Vô Thượng Bồ Ðềlàm mục tiêu rốt ráo, lấy lòng Đại Bi lợi mình lợingười làm chủ đích thực hành, kế đó, tùy sởthích và căn cơ mà lựa chọn pháp môn để tu tập.Phương tiện còn là trí tuệ quyền biến tùy cơ nghi,áp dụng tất cả hạnh thuận nghịch trong khi hànhBồ Tát đạo. Cho nên, Bồ Đề tâm là mục tiêu cầnphải nhận định rõ ràng trước khi hành trì. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu quên mấttâm Bồ Đề mà tu hành các thiện pháp, đó là manghiệp”. Thật vậy, nếu dụng công khổ nhọc màquên sót mục tiêu cầu thành Phật để lợi mìnhvà lợi người, thì bao nhiêu các hạnh lành chỉđem đến kết quả hưởng phúc báo nhân thiên,chung cuộc vẫn bị chìm mê quanh quẩn trongnẻo luân hồi, chịu vô biên nỗi khổ. Như vậychẳng là nghiệp ma thì còn gọi là gì? Thế thì,phát lòng Vô Thượng Bồ Đề để lợi ích chochính mình và cho chúng sinh là điểm pháttâm rất cần yếu.

P:20

20 Niệm Phật sám pháp Pháp môn Niệm Phật thuộc về pháp Đạithừa, nếu phát Bồ Đề tâm mà niệm Phật thì Tâmvà Pháp đều được toàn vẹn, sẽ đi đến quả ViênGiác kiêm cả tự lợi và lợi tha. Muốn phát Bồ Đề tâm, người niệm Phật cầnphải quán sát để phát tâm một cách thiết thực vàhành động đúng theo tâm nguyện ấy trong suốtcuộc đời mình. Ðệ tử chúng con lâu nay phầnnhiều chỉ tu theo hình thức mà ít chú trọng đếnchỗ khai tâm thành thử lửa tam độc là tham sânsi vẫn cháy hừng, không hưởng được hương vịthanh lương giải thoát như đức Phật dạy. Muốn cho Bồ Đề tâm phát sinh một cáchthiết thực, cần nên suy tư quán sát để phát tâmtheo sáu điểm như sau: Ðiểm thứ nhất : Giác Ngộ Tâm Chúng sinh thường chấp sắc thân này là Ta.Thường chấp cái tâm thức có hiểu biết có buồngiận thương vui này là Ta. Nhưng thật ra, sắcthân này là giả dối, ngày kia khi chết đi, nó sẽ tanvề với đất bụi, cho nên sắc thân tứ đại này không

P:21

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 21phải là Ta. Tâm thức cũng thế, nó chỉ là cái thểtổng hợp về cái biết của sáu trần là sắc, thanh,hương, vị, xúc, pháp. Cái biết của ta khi thì cókhi thì không – hình ảnh này tiêu hoại thì hìnhảnh khác hiện ra, tùy theo trần cảnh mà thay đổiluôn luôn, hư giả không thật. Cho nên, tâm thứcnày không phải là Ta. Cổ đức đã bảo: “Thân như bọt tụ, tâm nhưgió huyễn hiện vô căn, không tính thật”. Nếu giác ngộ thâm tâm như huyễn thì sẽkhông còn chấp trước, lần lần sẽ đi vào cảnh giớinhân không, chẳng còn Ngã tướng. Cái Ta của tađã là không, thì cái ta của người khác cũng làkhông nên chẳng còn Nhân tướng. Cái Ta của tađã là không, thì tất cả cái Ta của vô số chúngsinh cũng là không. Nếu không còn Chúng sinhtướng, cái Ta đã là không, nên không có bản ngãbền lâu, nên không thật có ai chứng đắc, khôngcó ai thọ nhận, nên không có Thọ giả tướng. Nhân đã không thì Pháp cũng không, vì sựcảnh luôn luôn đổi thay sinh diệt, không có tự thể.Ðây lại cần nên nhận rõ: chẳng phải các pháp khi

P:22

22 Niệm Phật sám pháphoại diệt mới thành không, mà chính vì nó hưhuyễn nên đương thể tức là không? Cả Nhân cũngthế. Khi giác ngộ là cả Nhân và Pháp đều không,thì giữ lòng thanh tịnh và trong sáng, không chấptrước mà niệm Phật. Dùng lòng giác ngộ như thếmà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm . Ðiểm thứ hai : Bình Đẳng Tâm Trong khế kinh, đức Phật đã dạy rằng: “Tấtcả chúng sinh đều có Phật tính, là cha mẹ đời quákhứ của ta và là chư Phật đời vị lai”. Chư Phật thấy chúng sinh là Phật nên dùngtâm bình đẳng đại bi mà cứu độ. Là đệ tử của Phật,chúng con phải tuân theo lời dạy của đức Thế Tôn.Cho nên đối với chúng sinh phải có tâm bìnhđẳng và tôn trọng. Tôn trọng và thừa sự chúngsinh là tôn trọng và thừa sự đức Như Lai, làm chochúng sinh hoan hỷ tức là làm cho chư Phật hoanhỷ. Kinh Hoa Nghiêm phẩm Phổ Hiền đã dạy nhưthế. Khi dùng lòng bình đẳng tôn kính mà tu niệmthì chúng con sẽ dứt được nghiệp chướng phânbiệt và khinh mạn, rồi nhờ đó mà sẽ dứt trừ đượcmọi thứ phiền não để nảy sinh các đức lành. Dùng

P:23

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 23lòng bình đẳng như thế mà hành đạo thì gọilà phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Ðiểm thứ ba : Từ Bi Tâm Ðệ tử chúng con cùng tất cả chúng sinh đềusẳn đủ công đức và tướng hảo cùng trí tuệ củaNhư Lai do vì mê mờ chân tính và dấy khởi hoặcnghiệp nên phải bị luân hồi, chịu vô biên sựthống khổ. Nay đã rõ như thế chúng con cần phảidứt trừ tâm phân biệt yêu ghét, mà khởi lòng cảmhối từ bi, để tìm phương tiện độ mình cứu người,để cùng nhau được an vui thoát khổ. Cũng nênnhận rõ rằng Từ Bi khác với Ái Kiến. Ái kiến làlòng thương yêu còn chấp luyến trên hình thức,trên tình cảm và tâm phân biệt, cho nên kết quảlà bị sợi dây tình ái buộc ràng. Từ Bi là lòng xót thương cứu độ mà khôngphân biệt chấp trước, và xa lìa mọi hình tướng.Tâm Từ Bi thể hiện dưới nhiều mặt, nên kết quảđược an vui giải thoát và phúc tuệ càng tăng thêm. Muốn cho tâm Từ Bi được thêm rộng lớn thìphải xét từ nỗi khổ của chính mình mà cảm

P:24

24 Niệm Phật sám phápthông đến các nỗi khổ của người khác, tự nhiênsinh ra lòng xót thương cứu vớt, niệm từ bi củaBồ Đề tâm từ đó sẽ phát ra. Trong kinh Hoa Nghiêm, Ngài Phổ Hiền BồTát đã khai khị rằng: “Bồ Tát quán sát chúngsinh không nơi nương tựa mà khởi đại bi, quánsát chúng sinh tính chẳng điều thuận mà khởi đạibi, quán sát chúng sinh nghèo khổ không cănlành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh ngủ saytrong đêm dài vô minh mà khởi đại bi, quán sátchúng sinh làm những điều ác mà khởi đại bi.Quán sát chúng sinh đã bị ràng buộc lại thích laomình vào chỗ ràng buộc mà khởi đại bi. Quán sátchúng sinh chìm đắm trong biển sinh tử mà khởiđại bi. Quán sát chúng sinh vương mang tật khổlâu dài mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinhkhông ưa thích pháp lành mà khởi đại bi. Quánsát chúng sinh xa mất Phật pháp mà khởi đại bi”. Ðã phát Đại Bi tâm thì tất phải phát VôThượng Bồ Đề tâm, thề nguyền cứu độ tất cảchúng sinh. Vậy thì lòng đại Từ Bi là lòng đại BồĐề, phải dung thông nhau. Cho nên, phát Từ Bi

P:25

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 25tâm tức là phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Dùnglòng đại bi như thế mà niệm Phật và sống đạomới gọi là phát Bồ Đề tâm. Ðiểm thứ tư : Hoan Hỷ Tâm Ðã có xót thương thì phải thể hiện lòng xótthương ấy qua tâm hoan hỷ, hoan hỷ gồm có haithứ: Tùy hỷ và Hỷ xả. Tùy hỷ là khi thấy trên từ chư Phật và Thánhnhân, dưới cho đến các loại chúng sinh có làmđược công đức gì dù lớn dù nhỏ, đều cũng vuimừng theo. Và khi thấy ai được sự phúc lợi,hưng thịnh, thành công, an ổn cũng sinh ra ýniệm vui vẻ, mừng giùm cho họ. Hỷ xả là dù có chúng sinh làm những điều tộiác, vong ân, khinh hủy hiểm độc, tổn hại chomình, đều cũng an nhẫn, vui vẻ mà bỏ qua. Lòng tùy hỷ sẽ trừ được các chướng ngại củasự ganh ghét nhỏ nhen. Lòng hỷ xả sẽ giải trừđược chướng ngại của sự hận thù báo phục. Bởivì tâm hoan hỷ không ngoài sự giác ngộ mà thểhiện, nên đó chính là lòng Bồ Đề.

P:26

26 Niệm Phật sám pháp Dùng lòng hoan hỷ như thế mà niệm Phật,mới gọi là phát Bồ Đề tâm. Ðiểm thứ năm : Sám Nguyện Tâm Trong kiếp sống luân hồi dằng dặc lâu xa,mọi loài chúng sinh thường đổi thay hình dạngvà làm quyến thuộc lẫn nhau. Nhưng vì đệ tửchúng con mê mờ lầm lạc, từ vô thủy cho đếnngày nay, do tâm chấp ngã chỉ muốn lợi mình,nên đã từng làm tổn hại chúng sinh, tạo ra vôlượng vô biên ác nghiệp. Thậm chí đến chư Phậtvà Thánh nhân, vì tâm đại bi mà hiện ra nơi đờiđể thuyết pháp cứu độ tất cả các loài, trong ấy cócả chúng con. Vậy mà đối với ngôi Tam Bảo,chúng con đã từng sinh lòng vong ân hủy phá. Ngày nay biết được lỗi lầm của mình, đệ tửchúng con vô cùng hổ thẹn và ăn năn, xin chíthành sám hối cả ba nghiệp thân khẩu ý. Ngay cả đức Di Lặc Bồ Tát dù đã chứng ngôivị Bất Thoái, vì muốn mau đắc quả Phật mà mỗingày còn lễ sám sáu thời. Vậy chúng con xinđem thân nghiệp kính lễ Tam Bảo, khẩu nghiệp

P:27

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 27tỏ bày tội lỗi cầu mong được tiêu trừ, và đem ýnghiệp thành khẩn ăn năn, thề không tái phạm. Sau khi sám hối, chúng con xin dứt hẳn tâmnhơ và hạnh ác, không còn cho tiếp tục tái phạmnữa, để đi đến chỗ tâm và cảnh đều Không, đómới thật là sám hối chân chính. Lại phải phátnguyện rằng: “Nguyện hưng long ngôi Tam Bảo,nguyện độ khắp chúng sinh, nguyện hoằngtruyền pháp môn Niệm Phật để chuộc lại lỗi xưavà đền đáp bốn ơn nặng, đó là ơn Tam Bảo, ơncha mẹ, ơn sư trưởng cùng thiện hữu tri thức,cuối cùng là ơn của tất cả chúng sinh”. Ðiểm thứ sáu : Bất Thoái Tâm Dù đã sám hối, phát nguyện tu hành nhưngnghiệp hoặc và ma chướng không dễ gì dứt và sựlập bồi công đức không dễ gì thành tựu. Mà conđường Bồ Đề đi đến quả Viên Giác xa vời vợi lạiđầy cam go chướng ngại. Ngài Xá Lợi Phất trongtiền kiếp chứng đến ngôi Lục Trụ, phát đại BồĐề tâm tu hạnh bố thí. Nhưng khi chịu khổ đểkhoét một con mắt cho người ngoại đạo, bị họkhông dùng, liệng xuống đất rồi nhổ nước dãi,

P:28

28 Niệm Phật sám pháplấy chân chà đạp lên trên. Ngài liền thối thất Đạithừa tâm. Như vậy, muốn giữ vững tâm nguyện là điềukhông phải dễ dàng. Ðệ tử chúng con chỉ vìmuốn đạo tâm không thoái chuyển thì phải lậpnên thệ nguyện thật kiên cố. Ðệ tử chúng con thề rằng: “Thân này dẫuchịu vô lượng sự nhọc nhằn khổ nhục, hoặc bịđánh giết cho đến thiêu đốt nát tan thành tro bụi,cũng không vì thế mà phạm vào điều ác, mà thốithất trên bước tu hành”. Dùng lòng Bất ThoáiChuyển như thế mà niệm Phật, mới gọi là phátVô Thượng Bồ Ðề tâm. Ðó là sáu yếu điểm bắt buộc phải có củangười phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Nếu khôngdựa vào sáu điểm ấy để lập chí tu hành thì dù nóiphát tâm cũng chỉ là nói suông mà thôi, khôngthể nào đi đến Phật quả. Trước mắt chúng conchỉ có hai con đường: luân hồi và giải thoát.Ðường giải thoát tuy có lắm nỗi gian nan, nhưngmỗi bước đều đi lần lần đến chỗ sáng suốt an vui.Ðường luân hồi dù được tạm hưởng phúc báo

P:29

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 29nhân thiên, nhưng kết cuộc phải chuyển đến cảnhtam đồ, ác đạo, sự khổ vô biên không biết đếnkiếp nào mới ra khỏi. Vì vậy, đệ tử chúng con quyết chí niệm Phậtsuốt đời, nguyện vì hết thảy chúng sinh mà phátVô Thượng Bồ Đề tâm mà hoàn thành Phật đạo.Bởi lẽ muốn sớm chứng đắc Phật quả, muốnthành tựu Bồ Đề tâm nguyện, mà chúng con phảidốc lòng cầu vãng sinh Cực Lạc cũng như phảiniệm Phật chuyên cần. ---o0o--- NHỮNG HUẤN THỊ VỀ BỒ ĐỀ TÂM Kinh Hoa Nghiêm có dạy rằng: “Này thiệnnam tử! Bậc Bồ Tát phát lòng Vô Thượng Bồ Đềlà: khởi lòng đại bi cứu độ tất cả chúng sinh,khởi lòng cúng dường chư Phật, cứu kính thừa sự.Khởi lòng khắp cầu chính pháp tất cả không sẻntiếc. Khởi lòng thú hướng rộng lớn cầu NhấtThiết Trí. Khởi lòng đại từ vô lượng khắp nhiếptất cả chúng sinh. Khởi lòng không bỏ rời cácloài hữu tình, mặc áo giáp kiên thệ để cầu Bát

P:30

30 Niệm Phật sám phápNhã Ba la mật. Khởi lòng không siểm dối vì cầuđược trí Như Thật. Khởi lòng thực hành y nhưlời nói, để tu đạo Bồ Tát. Khởi lòng không dốiđối với chư Phật vì gìn giữ thệ nguyện lớn của tấtcả Như Lai. Khởi lòng nguyện cầu Nhất ThiếtTrí cùng tận kiếp vị lai giáo hóa chúng sinhkhông ngừng nghỉ. Bồ Tát dùng những công đứcBồ đề tâm nhiều như vi trần số cõi Phật như thếnên được sinh vào nhà Như Lai. Này thiện nam tử! Như ngươi học bắn trướchết phải tập thế đứng, rồi sau mới học đến cáchbắn. Cũng thế, Bồ Tát muốn học đạo Nhất ThiếtTrí của Như Lai, trước hết phải an trụ nơi Bồ Đềtâm, rồi sau mới tu hành tất cả Phật pháp. Thiệnnam tử! Ví như vương tử tuy hãy còn thơ ấusong tất cả đại thần đều phải kính lễ. Cũng thế,Bồ Tát tuy mới phát Bồ Đề tâm tu Bồ Tát hạnh,nhưng tất cả bậc kỳ cựu hàng Nhị thừa đều phảinể vì kính trọng. Thiện nam tử! Như thái tử tuy đối với quầnthần chưa được tự tại, song đã có đầy đủ tướngtrạng của vua, mà các bầy tôi không thể sánh

P:31

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 31bằng, bởi nhờ chỗ xuất sinh tôn quý. Cũng thế,Bồ Tát tuy đối với các nghiệp phiền não chưađược tự tại, song đã đầy đủ tướng trạng Bồ Đề,hàng Nhị thừa không thể sánh bằng, bởi nhờchủng tính đứng vào bậc nhất. Thiện nam tử! Như người máy bằng gỗ nếukhông có mấu chốt thì các thân phần rời rạcchẳng thể hoạt động. Cũng thế Bồ Tát nếu thiếuBồ Đề tâm thì các hạnh lành đều bị phân tán,không thể thành tựu tất cả Phật pháp. Thiện nam tử! Như chất kim cương thì tất cảmọi vật không thể phá hoại, trái lại có thể pháhoại tất cả vật khác, song thể tính của nó vẫnkhông tổn giảm. Bồ Đề tâm của Bồ Tát cũng thế,khắp ba đời trong vô số kiếp giáo hóa chúng sinh,tu các khổ hạnh, việc hàng Nhị thừa không thểlàm mà Bồ Tát đều làm được, song kết cuộc vẫnchẳng chán mỏi giảm hư”. Phổ Hiền Bồ Tát dạy rằng: “Thiện nam tử! BồTát vì điều phục giáo hóa tất cả chúng sinh nênphát Bồ Đề tâm. Vì trừ diệt khổ tụ cho tất cả chúngsinh nên phát Bồ Đề tâm. Vì đem cho tất cả chúng

P:32

32 Niệm Phật sám phápsinh sự an vui đầy đủ nên phát Bồ Đề tâm. Vì dứttrừ sự ngu tối cho tất cả chúng sinh nên phát BồĐề tâm. Vì đem lại Phật trí cho tất cả chúng sinhnên phát Bồ Đề tâm. Vì tùy thuận lời dạy của NhưLai khiến chư Phật hoan hỷ nên phát Bồ Đề tâm.Vì muốn thấy sắc thân và tướng hảo của tất cảchúng sinh nên phát Bồ Đề tâm. Vì cung kính cúngdường tất cả chư Phật nên phát Bồ Đề tâm. Vìmuốn nhập vào trí tuệ rộng lớn của tất cả chư Phậtnên phát Bồ Đề tâm. Vì muốn hiển hiện các Ðức,Lực, Vô úy của chư Phật nên phát Bồ Đề tâm”. Ðệ tử chúng con vẫn nhận thức rất rõ rằng:“Nẻo luân hồi có quá nhiều chướng nạn, nếuchưa chứng quả Vô sinh thì khi chuyển sang kiếpsống khác ắt dễ bị hôn mê sa đọa”. Cho nên, muốn bảo đảm cái tâm Vô ThượngBồ Đề không bị thối thất và để dễ dàng thànhmãn chí nguyện độ sinh, chúng con phải gấp rútthanh toán vấn đề sống chết bằng cách cầu vãngsinh cõi Cực Lạc. Như vậy, nhờ sự giáo huấn của đức BảnSư Thích Ca Mâu Ni, nhờ oai lực vĩ đại của bản

P:33

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 33nguyện A Mi Ðà mà từ nay chúng con đã biết rõNiệm Phật thì phải phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Với tấm lòng tri ân tha thiết và chân thành,đệ tử chúng con xin đem cả tính mạng mà quy yvà đỉnh lễ: Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . Nam mô Ðại Từ Ðại Bi A Mi Ðà Phật, vịĐạo sư tiếp dẫn vãng sinh Cực Lạc. Nam mô Cứu Khổ Cứu Nạn Ðại Từ Đại BiQuán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Ðại Hùng Ðại Lực Ðại Thế Chí BồTát. Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát. ---o0o---

P:34

34 Niệm Phật sám pháp PHẨM THỨ BA NIỆM PHẬT PHẢI ÐẶT TRỌN LÒNG TIN VÀO LỜI PHẬT DẠY Chúng sinh nơi thế giới Sa Bà này, đang ởvào đời ác, đủ năm thứ nhơ bẩn, phiền não thìnặng và nhiều, hoàn cảnh bên ngoài thì ác liệtnên sự tu hành không dễ gì tiến bộ. Ðức Bản Sưvì quá thương xót nên vận dụng lòng Bi Trí đặcbiệt mở ra pháp môn Niệm Phật. Người tu mônnày tuy chưa dứt phiền não, mà có thể mang cảnghiệp hoặc của mình, trở về sinh sống bên cõiCực Lạc của Phật A Mi Ðà. Khi về đến TâyPhương rồi, nhờ nhiều thắng duyên của cảnh ấynên sự tiến tu chứng đạo rất dễ dàng như cầm lấymón đồ trước mắt. Sự thành tựu lớn lao như vậylà do tất cả đều đặt trên lòng Tin. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Lòng tin làbước đầu vào Ðạo, là mẹ của tất cả công đức.Lòng tin hay nuôi lớn các căn lành, lòng tin haythành tựu quả Bồ Đề của chư Phật”. Thế nên, đối với người niệm Phật thì đức tincó tính cách rất trọng yếu. Nếu mất đức tin,

P:35

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 35chẳng những nền tảng tiến đạo bị sụp đổ, màcông hạnh giải thoát cũng không thành. Ðức tinnày không phải là mê tín, mà chính là lòng tinnương theo trí tuệ, là sự đặt trọn vẹn niềm tin vàolời dạy của Phật, Bồ Tát và chư vị Tổ sư. Tại sao đã nương theo trí tuệ, lại còn phải đặttrọn niềm tin vào lời dạy của Phật và Tổ? Bởi vìmôn Niệm Phật thuộc về pháp Đại thừa, mà đã làđại pháp thì chắc chắn phải nói về nhiều cảnh giớisiêu việt khác thường, nên có những điều mà trítuệ phàm phu không thể suy lường nổi. Cho nên, trong các kinh điển Đại thừa, cónhiều chỗ đức Phật bảo đừng nói cho kẻ nhiều kiếnchấp và thiếu lòng tin nghe. Vì chỉ e họ sinh lòngkhinh báng mà thêm lỗi lầm. Vì vậy, đệ tử chúngcon khi đọc tụng kinh điển Đại thừa, có chỗ nàodùng trí tuệ mà hiểu được thì rất tốt, còn chỗ nàosuy ngẫm nhiều mà không thấu đạt thì chúng convẫn đặt trọn vẹn lòng tin nơi lời chỉ dạy của đứcThế Tôn. Như thế, mới gặt hái nhiều phần lợi ích. Trong kinh A Mi Ðà, đức Thế Tôn cũng đãnhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng đây là pháp khó

P:36

36 Niệm Phật sám pháptin khó hiểu, và nói pháp này ra, quả thật là điềurất khó tin và lòng tin là điều quan trọng bậc nhất. Chư vị Tổ sư cũng đã dạy rằng: “Pháp mônNiệm Phật rất khó thâm tín, chỉ duy hạng phàmphu đã gieo trồng căn lành niệm Phật và bậcđăng địa Bồ Tát mới tin nhận được mà thôi.Ngoài ra, những chúng sinh khác cho đến hàngNhị thừa là Thanh Văn và Duyên Giác hoặcquyền vị Bồ Tát, đôi khi cũng không tin nhậnpháp môn này”. Ðệ tử chúng con, nhờ năng lực nhiếp thọcủa đức A Mi Ðà, nhờ sự gia trì của mườiphương chư Phật, nên mới có được lòng tin vàolời dạy của đức Bản-Sư, nhận chắc rằng: CõiCực Lạc từ nhân vật đến cảnh giới đều là thật.Tin chắc chắn vào bản nguyện cứu độ của PhậtA Mi Ðà, nên chúng con dù nghiệp nặng đếnđâu chăng nữa, nếu xưng niệm danh hiệu Ngàithì cũng quyết định sẽ được tiếp dẫn vãng sinhCực Lạc. Chúng con tin rằng niệm Phật thìthành Phật, chắc chắn nhân nào quả nấy khôngthể sai lạc mảy may, và nếu nguyện về cõi Phật

P:37

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 37thì quyết định sẽ được thấy Phật và được vãngsinh. Ðây là một điều vô cùng hiển nhiên khỏiphải cần minh chứng thêm nữa. Ðệ tử chúng con vẫn tin và hiểu rằng phápmôn Niệm Phật gồm nhiếp cả Thiền, Giáo, Luật,Mật. Bởi vì khi niệm Phật dứt trừ tất cả vọngtưởng và chấp trước, rồi đưa đến chỗ minh tâmkiến tính, đó tức là Thiền. Sáu chữ hồng danhbao gồm vô lượng vô biên ý nghĩa màu nhiệm,không có một thứ giáo lý nào mà không đượcchứa đựng ở trong một câu Phật hiệu đó là Giáo. Niệm Phật chuyên cần sẽ làm thanh tịnh thânnghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, đưa hành giảđến cảnh giới sâu mầu, trong sạch vắng lặng, đólà Luật. Danh hiệu A Mi Ðà Phật có công năngnhư một câu thần chú đưa chúng con vượt quabiển khổ sinh tử mà thấu bờ bên kia, lại còn giảitrừ oán kết tiêu diệt nghiệp chướng, hoàn mãn sởnguyện, hàng phục ma ngoại, đó là Mật. Trong kinh, Phật dạy rằng: “Chí thành xưngniệm danh hiệu A Mi Ðà Phật sẽ được tiêu trừtội nặng trong tám mươi ức kiếp sinh tử”.

P:38

38 Niệm Phật sám pháp Hơn nữa, những người có căn tính Đại thừa,tất phải hiểu rằng niệm Phật để thành Phật. Nếuchỉ hiểu niệm Phật cốt để ngăn trừ vọng tưởngvà phiền não tức là đã lạc vào Ngũ đình tâm quáncủa Tiểu Thừa. Tại sao niệm Phật là để thành Phật? Bởi vì khi vừa đề khởi câu Phật hiệu, thì quákhứ, hiện tại và vị lai đều mất cả, tuy có tướngmà lìa tướng, tức sắc là không, hữu niệm đồngvô niệm, đi ngay vào cảnh giới bản giác ly niệmcủa Như Lai, cho nên đương thể tức là Phật chứcòn chi nữa? Huống chi, kinh dạy rằng: “Phật A Mi Ðàthường phóng hào quang nhiếp thọ tất cả chúngsinh niệm Phật ở mười phương không bỏ sót”. Thật vậy, đức Phật A Mi Ðà đã lập ra bốnmươi tám lời thệ nguyện vĩ đại, nhằm đưa hếtthảy chúng sinh thành tựu Phật đạo tối thượng.Bản nguyện của Ngài phát xuất từ tấm lòng đạitừ đại bi nên đã có một oai lực tuyệt đối, thùthắng và siêu việt nhân quả.

P:39

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 39 Ðệ tử chúng con vốn là những hữu tình bị chiphối bởi vô thường và bất lực trước kiếp sốnghữu hạn bị trói buộc bởi nghiệp lực, hoàn toàn bịước định bởi không gian, thời gian và luật nhânquả. Cho nên chúng con không bao giờ có thể đạtđến Niết Bàn hay giác ngộ được. Sự bất lựckhông thể tự đạt đến giải thoát vốn nằm ngaytrong bản chất của kiếp sống. Càng nỗ lực thìchúng con càng vướng mắc thêm vào nhữngmạng lưới rối rắm, cho nên, chúng con cần đếnmột sự trợ lực phát sinh từ một căn nguồn nàokhác, hơn là cái kiếp sống giới hạn này. Đó làbản nguyện của đức A Mi Ðà Phật . Nhưng bản nguyện không phải là một cănnguồn xa lạ và ở ngoài chúng con. Vì sao vậy?Vì nếu là hoàn toàn ở bên ngoài thì bản nguyệnấy không thể hiểu biết gì về những giới hạn củachúng con và do đó không thể cảm thông vớichúng con. bản nguyện của A Mi Ðà Phật thật rachính là sự sống của chúng con và là nguồn rungđộng tâm linh của chúng con, được biểu thị quamột thực thể gọi là sức mạnh tâm linh của đức AMi Ðà Phật .

P:40

40 Niệm Phật sám pháp Như vậy, bản nguyện ấy vẫn hằng ở trongchúng con, nhưng lại luôn luôn ở ngoài chúngcon. Nếu không ở trong chúng con thì ắt khôngthể hiểu và cứu vớt chúng con. Nếu không ởngoài chúng con thì chắc hẳn lại nhận chịu cùngnhững giới hạn của chúng con. Ðây là một vấnđề vĩnh cửu. Hữu và Không Hữu. Ở trong mà lạiở ngoài. Tuy vô hạn nhưng sẵn sàng phụng sựhữu hạn, đầy ý nghĩa nhưng lại chẳng có ý nghĩagì cả? Thật ra, bản nguyện chỉ là lực dụng của Phậttrí, mà Phật trí thì vượt lên trên mọi khả nănglĩnh hội của toàn phàm phu như chúng con. Là phàm phu vô trí, chúng con chỉ tin theolời Phật và chỉ nương tựa vào năng lực cứu độtuyệt đối của đức A Mi Ðà mà niệm Phật cầunguyện vãng sinh Cực Lạc. Ðể biểu lộ lòng tin mãnh liệt và sâu sắc ấy,đệ tử chúng con quyết chí niệm Phật suốt đời, vìđặt trọn lòng tin vào đức Phật và lời Phật dạy,không còn một ý tưởng nghi ngờ. Từ nay trở vềsau, đệ tử chúng con luôn luôn ghi nhớ rằng

P:41

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 41Niệm Phật phải đặt trọn lòng tin vào đức Phật vàlời Phật dạy. Với lòng tin vô cùng vững mạnh, đệ tửchúng con xin đem cả tính mạng mà quy y vàđỉnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới ÐạiTừ Ðại Bi A Mi Ðà Phật . Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát. Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát. ---o0o---

P:42

42 Niệm Phật sám pháp PHẨM THỨ TƯ NIỆM PHẬT PHẢI PHÁT NGUYỆN VÃNG SINH CỰC LẠC Yếu chỉ của pháp môn niệm Phật là Tín,Nguyện, Hạnh, muốn vào cửa pháp này, trướctiên hành giả phải tin cõi Cực Lạc là có thật, vàđức A Mi Ðà luôn luôn hộ niệm, sẳn sàng tiếpdẫn chúng sinh nào xưng niệm danh hiệu củaNgài. Sau khi đã có lòng Tín, thì hành giả phảiphát tâm chân thiết cầu thoát ly khỏi Sa Bà đầykhổ lụy và chướng duyên, mà mong muốn sinhvề miền Cực Lạc an vui, sự thanh tịnh trangnghiêm vô lượng để tiến tu, hoàn thành mục đíchtự độ và độ tha. Ðó là Nguyện. Và sau khi đãphát nguyện như thế, lại cần phải thiết thực xưngniệm danh hiệu A Mi Ðà Phật để được tiếp dẫn.Ðây gọi là Hạnh. Ngẫu Ích Đại sư dạy rằng: “Ðược vãng sinhhay chăng, toàn bộ Tín Nguyện có hay không,phẩm vị thấp hay cao, đều bởi hành trì sâu hoặccạn. Nếu không Tín Nguyện, thì dù trì niệm câuhồng danh cho đến gió thổi không vào, mưa sa

P:43

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 43chẳng lọt, vững chắc như tường đồng vách sắtcũng không được vãng sinh”. Nếu Tín Nguyện bền chắc, thì khi lâm chungchỉ xưng danh hiệu mười niệm hay một niệmcũng được vãng sinh. Trái lại, việc hành trì tuyvững như vách sắt tường đồng mà Tín Nguyệnyếu kém, thì kết quả chỉ hưởng được phúc báonhân thiên mà thôi. Như vậy, sự phát nguyện thật vô cùng cầnthiết và quan trọng. Cho nên đức Bản Sư cứnhắc đi nhắc lại nhiều lần trong kinh A Mi Ðà: “Lại nữa, Xá Lợi Phất, chúng sinh được vềcõi Cực Lạc đều là hàng A Bệ Bạt Trí, trong ấycó rất nhiều bậc Nhất Sinh Bổ Xứ số lượng rấtđông, không thể dùng toán số mà tính biết được,chỉ có thể lấy số “vô lượng vô biên tăng kỳ” đểnói mà thôi. Xá Lợi Phất! Chúng sinh nghe rồiphải nên phát nguyện cầu sinh về cõi nước kia.Bởi tại sao? Vì được cùng các bậc thượng thiệnnhân như thế, đồng họp một chỗ…”. “...Xá Lợi Phất! Ta thấy sự lợi ích đó, nênnói lời này: Nếu có chúng sinh nào nghe lời

P:44

44 Niệm Phật sám phápnói đây phải nên phát nguyện cầu sinh về quốcđộ ấy”. “...Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phátnguyện , đang phát nguyện, sẽ phát nguyện muốnsinh về nước Phật A Mi Ðà, thì những người đóhoặc đã sinh, hoặc đang sinh, hoặc sẽ sinh đềuđược không thoái chuyển nơi quả vị Vô ThượngChính Ðẳng Chính Giác ở cõi nước kia. Cho nênXá Lợi Phất, các thiện nam tử, thiện nữ nhân nếucó lòng tin thì phải nên phát nguyện cầu sinh vềcõi nước kia...”. Như trên đây, chúng con thấy đức ThíchCa mãi nhắc đi nhắc lại hai chữ “PhátNguyện”, lời và ý đều khẩn thiết. Cho đến phầnkết thúc kinh A Mi Ðà, Ngài cũng vẫn đôi baphen bảo chúng con phải phát nguyện cầu vãngsinh Cực Lạc. Tại sao như vậy? Vì nếu được về cõi CựcLạc sẽ được ở cảnh giới vô cùng màu nhiệmtrang nghiêm, được thân hình kim cương, đủ bamươi hai tướng tốt, dứt hẳn nỗi khổ sinh giàbệnh chết, được gần gũi chư Phật và chư đại Bồ

P:45

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 45Tát, được hội họp với các bậc thượng thiện nhân,được thần thông tam muội, không còn thoáichuyển nơi quả vị Vô Thượng Bồ Đề. Bởi trí tuệ của Phật nhìn thấy rất nhiều sựlợi ích như thế, nên Ngài mới vận lòng Từ Bi,vì cứu độ mọi loài hữu tình mà khuyên nênphát nguyện vãng sinh Cực Lạc. Lòng bi mẫncủa đức Thích Ca Thế Tôn thật là vô lượng,khiến chúng con hôm nay đọc lại lời giáo huấntha thiết của Ngài mà tâm tư không khỏi xúcđộng. Và y theo lời dạy của đức Bản Sư, đệ tửchúng con từ nay nhận thức rõ ràng rằng: NiệmPhật thì phải phát nguyện, cầu vãng sinh thếgiới Cực Lạc. Chúng con cùng nhau chắp tay, quỳ xuống,một lòng cầu vãng sinh. Quy mệnh lễ A Mi Đà PhậtỞ Tây Phương thế giới an lànhCon nay phát nguyện, nguyện vãng sinhXin đức Từ Bi thương nhiếp thụ.

P:46

46 Niệm Phật sám pháp Ðệ tử chúng con khắp vì bốn ơn ba cõi phápgiới chúng sinh cầu đạo Bồ Đề Nhất thừa củaPhật, chuyên tâm trì niệm hồng danh đức Phật AMi Ðà, nguyện sinh Tịnh Ðộ. Lại bởi chúng con, nghiệp nặng phúc mỏng,chướng sâu tuệ cạn, nhiễm tâm dễ động, tịnh đứckhó thành. Nay đối Từ Tôn, kính gieo năm vóc bày tỏmột lòng, chí thành sám hối. Con và chúng sinh, khoáng kiếp đến nay, mêbản tịnh tâm, buông tham sân si, nhiễm dơ banghiệp, tội cấu đã gây vô lượng vô biên, nghiệpoan đã kết nguyện đều tiêu diệt. Nguyện từ hôm nay, lập thệ nguyện sâu, xa lìapháp ác, thề không còn tạo, siêng tu Thánh đạo, thềchẳng biếng lui, thề thành Chính Giác, thề độ chúngsinh. Xin đức Từ Tôn dùng nguyện từ bi chứng biếtlòng con, thương xót đến con, gia bị cho con.Nguyện khi thiền quán hoặc lúc mộng mơ, đượcthấy thân vàng A Mi Ðà Phật, được chơi cõi Tịnhcủa đấng Ðạo Sư, được nhờ Từ Tôn cam lộ rưới

P:47

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 47đầu, quang minh chiếu thể, tay xoa đỉnh con, áo đắpthân con, khiến cho chúng con chướng cũ tự trừ,căn lành thêm lớn, mau tiêu phiền não, chóng phávô minh, viên giác diệu tâm, sáng bừng mở rộng,tịch quang cảnh thật, thường được hiện tiền. Ðến lúc lâm chung biết trước ngày giờ, thânkhông bệnh khổ, tâm dứt tham luyến, các căn vuiđẹp, chính niệm phân minh, xả báo an lành, nhưvào thiền định, Phật A Mi Ðà, Quán Thế Âm vàÐại Thế Chí cùng chư Hiền Thánh, ánh lành tiếpdẫn, tay báu dắt dìu, lầu các tràng phan nhạc trờihương lạ, Tây Phương cảnh thật bày hiện rõ ràng,khiến cho chúng sinh kẻ thấy người nghe mừngvui khen cảm phát Bồ Đề tâm. Bấy giờ thân con ngồi đài kim cang bay theosau Phật, khoảng khảy ngón tay sinh vào sen báunơi ao thất bảo ở cõi Tây Phương. Rồi khi hoa nởthấy Phật Bồ Tát, nghe tiếng pháp màu chứng VôSinh Nhẫn, giây phút lại đi thừa sự chư Phật.Nhờ ân thụ kí, được thụ kí xong, năm nhãn sáuthông vô lượng trăm ngàn môn Đà ra ni, tất cảcông đức thảy đều thành tựu. Từ đó về sau,

P:48

48 Niệm Phật sám phápkhông rời Cực Lạc , trở lại Sa Bà phân thân vô sốkhắp cả mười phương, dùng sức thần thông, tựtại khó nghĩ, và các phương tiện độ thoát chúngsinh đều khiến lìa nhiễm, chứng được tịnh tâm,đồng sinh Tây Phương, lên ngôi Bất Thoái. Nguyện lớn như vậy, thế giới vô tận, chúngsinh vô tận, nghiệp và phiền não thảy đều vô tận.Ðại nguyện chúng con cũng không cùng tận. Naycon lạy Phật phát nguyện tu trì, xin đem côngđức hồi thí hữu tình, bốn ơn khắp báo, ba cõi đềunhờ, pháp giới chúng sinh, đồng thành chủng trí. Phát nguyện xong rồi, đệ tử chúng con xinđem cả tính mạng mà quy y và đỉnh lễ chư Phật. Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Ðại Từ Bi Phụ A Mi Ðà Phật, vịĐạo sư tiếp dẫn vãng sinh Cực Lạc . Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát. Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát. ---o0o---

P:49

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 49 PHẨM THỨ NĂM NIỆM PHẬT PHẢIHÀNH TRÌ CHO THIẾT THỰC Ðã có lòng tin vào pháp môn Niệm Phật vàđã lập chí nguyện vãng sinh Cực Lạc, mà khôngchịu niệm Phật chuyên cần, thì cũng ví như chiếcthuyền dù có bánh lái đầy đủ mà không chịuchèo, thì cũng không thể vãng sinh. Có kẻ nghenói: “Chỉ cần có tín nguyện chân thực và thathiết thì khi lâm chung mười niệm hay một niệmcũng quyết được vãng sinh Tây Phương”, thì liềnnghĩ rằng nếu như thế thì cần chi phải vội gấp,cứ để đến lúc sắp chết thì lúc đó bắt đầu niệmPhật cũng được. Ý niệm này quá sai lầm bởi vì quá xemthường hành môn Niệm Phật. Phải biết rằng,theo trong kinh văn, điểm trọng yếu để vãngsinh là: “Người ấy khi lâm chung lòng khôngđiên đảo”. Quả thật, lúc lâm chung lòng không điên đảothì mười niệm hay một niệm cũng được vãng

P:50

50 Niệm Phật sám phápsinh, nhưng ai dám quả quyết rằng mình khi lâmchung lòng chắc chắn không điên đảo? Nếu lúcbình thời mà không tinh chuyên dụng công thìđến khi mạng sống chấm dứt, bốn đại phân ly,sức nghiệp dồn dập, thân tâm bị sự khổ làm chokinh hoàng mê loạn, sợ e một niệm cũng khôngthể đề khởi, huống chi là mười niệm? Muốn cho khi lâm chung có phần bảo đảm,thì lúc bình thời hành giả phải chuyên cần niệmPhật cho nhiều, và gắng tu tập trình độ “nhất tâmbất loạn”. Hơn nữa, đức A Mi Ðà Phật đâu có đợi đếnlúc sắp lâm chung của hành giả thì mới hiện thântiếp dẫn? Mà thật ra, Ngài đã và đang cứu độ chúng conngay chính trong đời sống này, từng giờ từng phút.Qua lực dụng của danh hiệu A Mi Ðà Phật màbản nguyện của Ngài đang len lỏi vào cùng tậnngõ ngách của tâm hồn chúng sinh, để đưa muônloài trở về với bản thể vãng sinh. Và còn nữa, bảnnguyện của Ngài đang lan tràn trên mọi ngảđường trần gian theo từng bước chân của chúng

P:51

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 51con, để cứu vớt chúng con trong từng hành vitrong từng cử chỉ và đưa toàn bộ nếp sống chúngcon trở về với thể tính giác ngộ của mình. Chính vì vậy mà chư Tổ sư đã dạy rằng:“Lúc niệm Phật chính là lúc vãng sinh và cũng làlúc độ sinh”. Ðiều này hiển nhiên có ý nghĩa như vậy:“Ngay trong từng câu niệm Phật, sức mạnhtâm linh của A Mi Ðà Phật đang khai sinhtrong chúng con một con người của Phật Tínhvà bản nguyện của A Mi Ðà Phật đang làmtrọn vẹn cuộc đời chúng con bằng những ânhuệ nhiệm màu, thù thắng, viên mãn không thểnghĩ bàn”. Cho nên, hành giả chân chính của pháp mônNiệm Phật thì phải luôn luôn cung kính và chíthành xưng niệm danh hiệu A Mi Ðà Phật liêntục, không gián đoạn, không xao lãng. Giả thử cólúc tạm quên, đành xa rời danh hiệu, thì phải lậptức hồi tưởng đến bản nguyện A Mi Ðà Phật vàgấp rút niệm Phật trở lại, quyết không để cho tâmthức chìm đắm trong vọng tưởng.

P:52

52 Niệm Phật sám pháp Trong các môn niệm Phật là: Thật TướngNiệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật, QuánTượng Niệm Phật và Trì Danh Niệm-Phật thì chỉcó môn Trì Danh Niệm Phật là đặc sắc, thù thắnghơn cả vì công hiệu mau lẹ, dễ dàng, bao gồmmọi căn cơ, mọi lứa tuổi, ai cũng có thể thựchành bất kỳ lúc nào và bất luận ở nơi đâu. Chấp trì danh hiệu A Mi Ðà Phật sao chotinh chuyên và chân thành thì sẽ có cơ cảm, ngaytrong hiện đời được thấy Chính báo và Y báo củacõi Cực Lạc, tỏ ngộ bản tâm, đời này dù chưachứng Thật Tướng nhưng sau khi vãng sinh cũngquyết định được chứng đắc. Vì thế, mà ẤnQuang Tổ sư đã khen rằng: “Chỉ duy trì danh màchứng Thật Tướng, không cần quán tưởng cũngthấy Tây Phương”. Thật vậy, pháp môn Niệm Phật là con đườngtắt để chứng đạo, mà phương thức Trì Danh lại làcon đường tắt trong pháp môn Niệm Phật. Ngẫu Ích Đại sư, vị Tổ thứ chín của tôngphái Niệm Phật, đã khai thị rằng: “Muốn đi tớichỗ cảnh giới nhất tâm bất loạn, thì không có

P:53

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 53cách chi kỳ diệu khác. Trước tiên, hành giả cầnphải lần chuỗi và đếm số, niệm niệm rành rẽ rõràng, mỗi ngày ấn định cho mình hoặc hai muôn,ba muôn cho đến mười muôn câu Phật hiệu vàgiữ khoá trình quyết định chẳng thiếu, thề mộtđời không thay đổi. Niệm như thế lâu ngày lầnlần thuần thục mà không niệm vẫn tự niệm,chừng đến khi ấy thì đếm số hay không đếm sốcũng được”. “Và niệm như thế kèm theo Tín, Nguyện thathiết mà không được vãng sinh, thì chư Phật bađời đều mang lỗi nói dối. Khi đã sinh về Cực Lạcthì tất cả pháp môn đều hiện tiền”. “Nếu ban sơ vì cầu cao và ỷ lại sức mình vàlại muốn tỏ ra không trước tướng, muốn học theolối viên dung tự tại, thì đó là tín nguyện chẳngsâu bền, hành trì không cố gắng cho hết sức. Dùcó giảng suốt mười hai phần giáo, dù có giải ngộmột ngàn bảy trăm công án thì đó cũng là cáiviệc ở bên bờ sinh tử này mà thôi”. Ðệ tử chúng con thọ nhận ơn lành cao cảcủa mười phương chư Phật đồng hộ niệm, đồng

P:54

54 Niệm Phật sám phápgia bị, cho nên chúng con được làm thân người,được gặp Thiện tri thức, được nghe giáo phápthậm thâm vi diệu của Ðại thừa. Nhờ sự giáohuấn của đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni bằngtâm đại Từ Bi, đại Trí Tuệ, Ngài đã mở bàypháp môn Niệm Phật và dạy chúng con đặt trọnniềm tin vào bản nguyện cứu độ của đức A MiÐà Phật ở cõi Cực Lạc phương Tây. Nhờ sựtiếp dẫn vô điều kiện bằng oai lực tuyệt đối bấtkhả tư nghì của đức Từ Phụ, chúng con dốc hếtlòng thành mà niệm Phật phát nguyện cầu sinhCực Lạc. Bởi vì chúng con nhận thức rằng: “NiệmPhật phải hành trì cho thiết thực, cho nên kể từngày nay cho đến ngày ngồi trên đài sen của aothất bảo, đệ tử chúng con nguyện sẽ luôn luônniệm Phật chuyên cần và chắc thật, để sớm đượcvãng sinh, để khỏi phụ ơn dạy dỗ của đức BảnSư , để khỏi phụ ơn cứu độ của đức Từ Phụ A MiÐà, để mau thành Phật, để chóng hoàn thành sựnghiệp độ sinh đúng như bản hoài của chư Phậtvà sở nguyện của mình”.

P:55

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 55 Ngưỡng nguyện mười phương Tam Bảo,ngưỡng nguyện đức Từ Phụ A Mi Ðà Phật cùngchư vị Pháp thân Bồ Tát, xin đem năng lực bảnnguyện, năng lực đại thần thông, năng lực đại trítuệ mà thương xót chúng con, giúp cho chúngcon cùng hết thảy chúng sinh luôn luôn niệmPhật bằng lòng tin sâu chắc, bằng chí nguyệnvững bền để cùng về Cực Lạc, cùng chứng Phápthân, cùng viên thành quả vị Phật Ðà vô thượng. Chúng con lại phụng vì cha mẹ, anh em, bàcon, bạn hiền, bạn ác, phụng vì bốn vị ThiênVương hộ vệ thế gian, phụng vì liệt vị Hộ Pháp,Thiện thần, phụng vì hết thảy chúng sinh khắptrong sáu nẻo, mà quy y và đỉnh lễ chư Phật, chưTôn Pháp, chư Bồ Tát Thánh Hiền Tăng khắp cảmười phương cùng tận hư không giới. Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . Nam mô A Mi Ðà Phật. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát. Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát.

P:56

56 Niệm Phật sám pháp PHẨM THỨ SÁU NIỆM PHẬT PHẢI DỨT TRỪ PHIỀN NÃO Ðã là phàm phu thì chắc hẳn còn ở trongvòng phiền não, bị phiền não làm cho mê hoặcvà sai khiến, cho nên nhiều lúc con người khôngthể tự chủ được. Phiền não có nghĩa là khuấy động và thiêuđốt làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bướchành trì nên còn gọi là phiền não chướng. Phápthân tuệ mạng của chúng con bị phiền não pháhại, nên còn gọi là phiền não ma. Có những Phật tử tuy ăn chay, bố thí tụngkinh, niệm Phật nhưng chỉ chú ý về hình thức,không quan tâm đến việc dứt trừ phiền não vàvọng duyên, nên dù có tụng kinh và niệm Phật thếnhưng tâm tư vẫn chưa được thanh tịnh bởi lẽphiền vọng tăng lên một phần thì đạo tâm phảithoái lui một bước. Tóm lại, người tu Tịnh nghiệpngoài phương diện niệm Phật, trì chú, tụng kinhsám hối, còn phải đặt nặng vấn đề “Khai Tâm”.

P:57

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 57Mà muốn cho tâm sáng suốt để giúp kết quả niệmPhật mau thành tựu, sớm sinh về Tây Phương thìphải dứt trừ phiền não. ---o0o--- TRỪ DIỆT THAM LAM VÀ SÂN HẬN Các phiền não về Tham không ngoài sự đắmnhiễm ngũ dục là: sắc đẹp, tiền của, quyền danh, ănmặc, ngủ nghỉ. Từ đó phát sinh ra các chi tiết kháclà: bỏn sẻn, ganh ghét, gỉa dối, lường gạt... Cách đốitrị tổng quát là phải niệm Phật chuyên cần và luônluôn cầu nguyện oai lực cửa đức A Mi Ðà giúp banthêm nhiều sức mạnh để dứt trừ tâm tham nhiễm. Trong các loại phiền não thì Sân hận là thứ phiềnnão có tướng trạng rất thô bạo và phá hoại sự nghiệphành trì một cách nặng nề nhất. Người xưa đã bảorằng: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướngmôn khai”, có nghĩa là khi khởi một niệm giận hờntức là đã mở ra muôn ngàn cửa chướng ngại. Chẳng hạn như lúc đang niệm Phật chợttưởng đến người ngoài bạc ác, khắc nghiệt, xấuxa, đối đãi với mình nhiều điều không tốt, hoặc

P:58

58 Niệm Phật sám phápnhớ lại việc người thân cận phản phúc gây rốilàm khổ mình, liền buồn giận bứt rứt không an.Từ nơi tâm trạng đó, miệng tuy niệm Phật nhưngtrong lòng rất phiền muộn, để vọng tưởng dấylên sôi nổi. Có người bỏ cả chuổi hột khôngmuốn niệm nữa nằm xuống gác tay lên trán suynghĩ vẩn vơ. Có kẻ lại buồn tức đến quên ăn bỏngủ, muốn gặp ngay người đó để hét la ầm ĩ mộthồi hoặc tìm cách trả thù cho đã giận. Tâm niệmsân hận nó phá hoại người tu đến như thế. Muốn đối trị giận hờn, phải khởi lòng Từ Bi.kinh Pháp Hoa dạy rằng: Lấy đại Từ Bi làm nhà,lấy nhu hoà nhẫn nhục làm áo giáp, lấy ý nghĩa“tất cả các pháp đều không” làm tòa ngồi. Phải nghĩ rằng, ta cùng chúng sinh đồng làphàm phu chìm trong biển khổ Sinh Tử, tất cảđều do nghiệp phiền não mà gây nên không biếtbao nhiệu tội ác, mà phiền não thì vốn hư huyễn,không thật có. Như một niệm sân hận phát lên, taphải tự hỏi rằng, trước khi khởi lên thì nó vốn từđâu mà đến, sau khi tàn lụi thì nó lại đi về đâu.Vậy mà trong lúc giận hờn ta tự làm khổ cho ta

P:59

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 59trước hết, vì chính ta tự nổi lửa phiền não đểthiêu đốt tâm can của mình mà rồi cũng khôngthể cải hoá và làm lợi lạc chi cho người khác cả.Như thế có phải là si mê vô ích chăng? Lại nên nghĩ rằng: “Người kia có hành độngxấu ác, làm tổn hại cho ta thì thật ra họ cũng chỉvì mê muội nên mới gây ra cái nhân tố xấu ác,chắc chắn về sau họ sẽ phải gặt hái quả báo khổsở. Vậy thì họ đáng xót thương hơn là đáng giận,bởi vì nếu họ sáng suốt, thông hiểu nguyên lý tộiphúc, chắc không khi nào họ lại dám làm điều ấy.Ta là người niệm Phật thì phải áp dụng giáo lýcủa đức Thế Tôn, để tự cởi mở sự ràng buộc oantrái ấy, vì mục đích của đời mình là sự an lạcchứ không phải là sống để khổ sở vì kẻ khác mộtcách vô lối như vậy”. Ðối với hành động tàn hại của họ, ta phải xótthương và tha thứ, nhu hòa nhẫn chịu, rồi xét mọiviệc đều hư huyễn, không thật. Nên răn nhắcchính mình bằng giáo huấn: “Lửa sân si tam độc,đốt hết rừng công đức, muốn hành Bồ Tát đạo,giữ thân tâm nhẫn nhục”.

P:60

60 Niệm Phật sám pháp Từ Bi là nước tịnh mát mẻ, rưới lửa phiềnnão, nhẫn nhục là áo giáp bền chắc ngăn che tấtcả mũi tên độc. Pháp “Không” là ánh sáng phátan khói mù tối tăm. Nếu biết dùng ba điều nàyđể dứt trừ sân hận tức là đã vào nhà Như Lai,mặc áo Như Lai và ngồi toà Như Lai vậy. ---o0o---PHẢI ÐOẠN TUYỆT PHIỀN NÃO THỊ PHI Hạng phàm phu vì chưa chứng vào chân tâmbình đẳng và còn ranh giới giữa ta và người, nêntrong đời sống, sự hơn thua, phải quấy, khen chêcó đến muôn ngàn và không một ai tránh khỏi.Dù cho chư Phật, chư Bồ Tát vì lòng đại bi màthị hiện giữa cõi trần để độ sinh, cũng phải chịucảnh thị phi thương ghét. Những sự thị phi làm cho người niệm Phật,nếu không sáng suốt bình tĩnh, nhiều khi phảixao động mà phát sinh phiền não, gây chướngngại cho việc hành trì. Muốn dứt trừ tâm thị phi, cần phải: Thứ nhất: Phải xét sửa lỗi mình, đừng nhìnnói lỗi người. Là phàm phu, ai cũng thích lời khen,

P:61

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 61ghét tiếng chê và ưa bới móc điều dở của người,không dè mình cũng nhiều lỗi lầm, chẳng có chilà tốt đẹp. Cho nên nguyên tắc của người niệmPhật là phải luôn luôn tự phản tỉnh, xét sửa lấymình, đừng nên nhìn và nói đến lỗi lầm của kẻkhác. Xét sửa lỗi mình thì càng ngày càng sáng,còn nhìn nói lỗi người tất càng gây việc trái oan. Thứ hai: Khi bị sự thị phi khinh báng, nên annhẫn mà niệm Phật nhiều hơn, chứ đừng tìmcách biện minh. Ví như tờ giấy trắng bị vết mựclàm lem, thì ta cứ để yên, nó chỉ dơ một chút đórồi lần lần phai nhạt, nếu lấy đó lau chùi tất sẽhoan ố toàn diện. Bởi khi việc khinh báng xảy ra,nếu hiện tại mình không sai quấy, tất kiếp trướccũng lỗi lầm, nên đời nay phải chịu quả báo. Giảsử kiếp trước mình không có biệt nghiệp trực tiếpgây nên lỗi, thì cũng do cộng nghiệp tội ác mớicùng sinh ra trong chốn ngũ trược này. Thứ ba: Người niệm Phật phải giữ vững lậptrường, tin chắc nhân quả và đừng xao động vìtiếng hay dở bên ngoài. Kinh Pháp Cú dạy:Ngọn núi cao đứng vững giữa cơn giông tố,người chân chính an nhiên giữa tiếng thị phi.

P:62

62 Niệm Phật sám phápTất cả tiếng khen chê bên ngoài không làm chota tốt hay xấu, siêu hay đọa mà tốt xấu siêu đọađều do nơi ta. Nếu ta gây nhân tố lành thì dùngười có khinh là xấu xa, tội ác nhưng ta vẫnđược siêu thăng. Trái lại, nếu ta gây nhân tố xấuác thì tuy người khác quý trọng ngợi khen,nhưng ta vẫn phải chịu đọa lạc. Ðức Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: Nếu là bậc chân tu Không thấy lỗi của đời Nếu như thấy lỗi người Mình chê là kém dở Người quấy, ta dừng quấy Ta chê, tự có lỗi Muốn phá tan phiền não Hãy trừ tâm thị phi Thương ghét chẳng để lòng Nằm thẳng đôi chân nghỉ. ---o0o---

P:63

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 63PHẢI TRỪ DIỆT MỌI CĂN NGUỒN SI MÊ Người niệm Phật đôi khi đối với sự lý củamọi vấn đề mà chưa hiểu rõ ràng, rồi từ đó dẫnsinh tất cả điều mê hoặc khiến cho tâm niệmkhông yên ổn. Ðó là lúc nghiệp si nổi lên pháhoại chính kiến của mình. Chẳng hạn như trong khi đang hành trì, thoạtnhớ có kẻ nói rằng: “Phải niệm chừng nào nhấttâm bất loạn mới được vãng sinh, nay xét mìnhkhó thực hành đến trình độ ấy, e uổng công phubấy lâu nay nỗ lực, rồi sinh ý tưởng phân vân, đólà hiện tướng của nghiệp Si”. Thật vậy, Si mê là nguồn gốc của tất cả phiềnnão, Tham và Sân đềy do Si mà phát khởi, cònMạn, Nghi và Ác kiến cũng đều do Si mà ra. Như khi khởi niệm: “Sự hành đạo siêng nhọccủa ta thì chưa chắc người xuất gia đã bằng được,đó là Ngã mạn phiền não”. Lúc niệm Phật bỗng sinh ra ý nghĩ: “Cõi CựcLạc trang nghiêm như vậy, còn mình thì nghiệpdày phúc mỏng, làm sao mà vãng sinh được?”.Đó là Nghi phiền não.

P:64

64 Niệm Phật sám pháp Ác kiến là sự thấy hiểu cố chấp xấu ác, gồmcó năm điều: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiếnthủ kiến và Giới thủ kiến. Như đang tu trì, chợt nghĩ rằng: “Thể chấtmình thì ốm yếu, hôm nay lại làm việc nhiều,chắc là mỏi nhọc, vậy nếu niệm Phật lâu hơn nữa,sợ e phải lâm bệnh”, đó là Thân kiến. Hoặc nghĩ rằng: “Chết rồi thì như đèn tắt, nếucó đời trước sao mình lại không nhớ? Tốt hơn lànên tu tiên để được sống lâu không chết”. Ðây làĐoạn kiến và Thường kiến trong Biên kiến. Hoặc suy tưởng rằng: “Tại sao có người làmlành lại chết yểu, mà lại chết một cách dữ dằn,còn kẻ làm ác thì lại sống lâu mà chết rất yên ổntốt đẹp?”. Ðây là lối chấp Tà kiến, không thấusuốt nguyên lý nhân quả của ba đời quá khứ,hiện tại, vị lai. Có kẻ lại nghĩ rằng: “Trước kia mình tu theocách luyện điển của ngoại đạo, mới có vài thángđã thấy sự lợi ích, còn nay niệm Phật đã lâu saomà không thấy có chuyển biến chi cả?”. Ðây làKiến thủ kiến, tức là chấp lấy cái nhận thức sai

P:65

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 65lạc của mình và không chịu lấy Chính giáo để soichiếu sự hành trì, cũng như hướng dẫn đời sốngcủa mình. Hoặc lại suy nghĩa: “Bên đạo khác họ đâukiêng cữ sát sinh mà vẫn cầu về Thiên Ðườngcũng như mình cầu về Cực Lạc, vậy cần chi phảigiữ giới sát?”. Ðây là Giới thủ kiến, tức là sựhiểu biết lầm lạc về Giới Pháp. Tóm lại mà nói, thì hình thức của nghiệp Siquả thật quá nhiều, nhưng người quyết tâm niệmPhật cần nhất là phải y theo kinh điển Ðại thừa vàđặt trọn vẹn lòng tin vào đức Phật. Ðối với đạo lýsâu xa, nếu có điều nào mà mình không biết, thìnên tìm hỏi nơi bậc Thiện tri thức, chứ đừng đểcho sự si mê lôi kéo tâm hồn mình, làm mìnhđánh mất chủ hướng, khi mà pháp môn NiệmPhật là một pháp thâm diệu, khó tin và khó hiểu. Người niệm Phật nên nương theo ba Lượngsau đây để củng cố lòng tin. Thứ nhất: Lý Trí Lượng là sự suy lường củatrí tuệ. Phải suy nghĩ như thế này: “Tất cả các thếgiới đều do tâm tạo, đã có cõi người thuộc phân

P:66

66 Niệm Phật sám phápnửa nghiệp thiện ác, thì chắc chắn có tam đồthuộc nhiều nghiệp dữ và còn có các cõi Trờithuộc nhiều nghiệp lành. Và như thế thì phảichắc chắn có cõi Cực Lạc do nguyện lực thuầnthiện của Phật và do công đức lành của chư BồTát cùng những bậc thượng Thiện nhân”. Thứ hai: Thánh Ngôn Lượng là giá trị lời nóicủa Phật và Bồ Tát trong các kinh luận. Phải biết,đức Thế Tôn đã dùng tịnh nhãn thấy rõ Y báo vàChính báo của cõi Cực Lạc rồi diễn tả cảnh giớiấy trong các kinh điển Tịnh Ðộ. Các bậc đại BồTát như Văn Thù, Phổ Hiền đều ngợi khen cõiCực Lạc và khuyên chúng sinh nên cầu vãng sinh. Người niệm Phật chỉ quyết sống theo lờiPhật dạy thì cũng phải hành trì theo lời Phật dạy.Nếu không lấy lời dạy của Phật mà làm mựcthước, thì lấy gì để tin? Thứ ba: Hiện Chứng Lượng là lối tìm hiểudo sự thấy biết trực tiếp hay sự chứng nghiệmthực tế để mà phát khởi lòng tin. Trong Tịnh ĐộThánh Hiền Lục đã chứng minh rất nhiều ngườiđã niệm Phật mà vãng sinh. Và ở Việt Nam cũng

P:67

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 67có nhiều Phật tử niệm Phật rồi được về Cực Lạcvới những bằng chứng cụ thể. ---o0o--- CÁCH GIẢI TRỪ PHIỀN NÃO Tóm lại, các loại phiền não của tham, sân, siđều biểu hiện dưới nhiều hình thức không thể tảxiết, nhưng vẫn có bốn điều căn bản để đối trịtổng quát: 1. DÙNG TÂM ÐỂ ÐỐI TRỊ Người mê với bậc giác ngộ chỉ có hai điểmsai biệt: tịnh là chư Phật và nhiễm là chúng sinh.Chư Phật do thuận theo tịnh tâm nên giác ngộ vàcó đủ trí tuệ cùng thần thông. Còn chúng sinh bởitùy nơi trần nhiễm nên mê hoặc mà bị sống chếtluân hồi. Người niệm Phật với mục đích duy nhất là đithẳng vào cảnh giới Ðịnh, Tuệ để giác ngộ bảntâm, chứng lên Phật quả. Vậy trong khi niệmPhật nếu thấy bất cứ một ý niệm vọng động nàokhác nổi lên thì phải diệt trừ ngay lập tức và trởvề với tịnh tâm. Ðây là cách dùng Tâm để đối trị.

P:68

68 Niệm Phật sám pháp 2. DÙNG LÝ ÐỂ ÐỐI TRỊ Nếu khi vọng niệm nổi lên mà dùng tâmngăn trừ không được thì phải dùng cách quán xétlý bất tịnh phân tích giáo nghĩa Khổ đế, nhìnthẳng vào thực tế Vô thường và suy niệm về chủđề Vô ngã của vạn hữu. Hoặc triển khai sự tácdụng của tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. 3. DÙNG SỰ ÐỂ ÐỐI TRỊ Có khi phải dùng hình thức để đối trị mới cóhiệu quả, như phải lẩn tránh các duyên có thể gâyra phiền não, hoặc phải chịu khó ngoảnh mặt làmlơ trước những hoàn cảnh có thể đưa mình đếnchỗ đáng tiếc, hoặc tự buộc mình vào một thứ kỷluật nào đó. Hoặc tự tạo điều kiện riêng để dằnphiền não cho đến khi phiền não phai nhạt hẳn. 4. DÙNG BÁI SÁM ÐỂ ÐỐI TRỊ Các việc lễ lạy, sám hối, trì chú tụng kinh,phải giữ song song với việc niệm Phật cho đềuđặn, thì có năng lực diệt trừ tội nghiệp, phát sinhphúc tuệ. Cho nên, muốn xa lìa phiền não thìkhông có chi hơn là phải lễ lạy, sám hối thường

P:69

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 69xuyên. Nếu bền bỉ và chí tâm thì trên đời khôngcó việc gì mà không thành tựu. Ðệ tử chúng con kể từ vô thủy cho đến ngàynay, vì vô minh khuất lấp, vì phiền não dấy động,nên đã đánh mất chính kiến mà xa rời bạn hiền,gần gũi bạn ác mà chối bỏ ánh sáng trí tuệ, từ bicủa Tam Bảo, mà quay lưng trước bản nguyện AMi Ðà. Ngày nay, nhờ sự nhiếp thọ của đức TừPhụ, nhờ sự giáo huấn của đức Bản Sư, nhờ sựkhai thị tận tình của Thiện tri thức cho nên chúngcon đã biết rằng: “Niệm Phật thì phải đoạn trừphiền não”. Vì vậy, giờ đây với tấm lòng tri ântha thiết và chí thành, đệ tử chúng con xin đemcả tính mạng mà quy y và đỉnh lễ: Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô A Mi Ðà Phật, vị Đạo sư tiếp dẫnvãng sinh Cực Lạc. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát. Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát. ---o0o---

P:70

70 Niệm Phật sám pháp PHẨM THỨ BẢY NIỆM PHẬT PHẢI THỰC CHỨNGBẰNG KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN Muốn được vãng sinh thì cần phải niệm Phậtcho được nhất tâm bất loạn, nhưng các hành giảđời nay có mấy ai đi đến trình độ ấy. Thế thìcông phu trì niệm một đời không lẽ trở thànhluống uổng hay sao? Thật ra, niệm Phật đến trình độ nhất tâm bấtloạn chỉ là sự khuyến tấn hay là mức kỳ vọng màcác hành giả có thể đạt đến. Nhưng phải luôn ghinhớ rằng pháp môn Niệm Phật có điểm đặc biệtlà: “Bậc thượng căn thì đạt đến mức một lòngkhông loạn ngay trong đời sống; còn bậc hạ cănthì chỉ cần mười niệm cũng được vãng sinh”. Cho nên, vấn đề nhất tâm bất loạn đượcvãng sinh là nói ngay khi lâm chung, không phảilà chỉ cho lúc hiện tiền. Ðược mười niệm không loạn lúc sắp mãnphần, thật ra, không phải là chuyện dễ dàng. Vìkhi sắp lâm chung có một sức nghiệp do từ đời

P:71

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 71này hoặc từ kiếp trước phát hiện, gọi là Cận tửnghiệp. Nếu lúc bình thường không cố gắngniệm Phật cho thuần thục thì khi sắp chết bị sứccận tử nghiệp lấn át, khiến chính niệm không thểhiển lộ, do đó tâm thức tùy theo nghiệp lực màrối loạn. Như thế thì làm sao mà vãng sinh CựcLạc thì đệ tử chúng con phải hành trì đúng theoSự và Lý của pháp môn Niệm Phật mới thựcchứng nhiều kinh nghiệm tâm linh. Thế nào gọi là Sự và Lý? Lý là lẽ phải, là điều suy luận, là cảnh giảingộ, thuộc về phần Tính. Sự là phương tiện, làcông hạnh, là hình thức thuộc về phần Tướng. Tuy nhiên, đi đến chỗ cùng cực thì Sự tứclà Lý, Tính tức là Tướng, đồng một thể NhưThật tròn sáng, dung thông. Trên đường hànhtrì thì Lý và Sự làm trong ngoài cho nhau, phốihợp cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau để thành tựuPhật đạo. Có Lý thì việc mới có căn cứ cương lĩnh, cómục tiêu để sinh khởi và tác dụng. Có Sự thì Lý

P:72

72 Niệm Phật sám phápmới thực hiện được điều suy luận, chứng minhđược chỗ lý giải, đi đến mục tiêu và cuối cùngđạt lấy kết quả. Lý như đôi mắt để nhìn đường đi còn Sự thìnhư đôi chân để tiến bước. Không có chân thì dùcặp mắt có sáng tỏ bao nhiêu đi nữa, cũng chẳngthể nào đi đến nơi đến chốn. Lại nữa, có Lý màkhông có Sự thì như người có họa đồ biết đườnglối mà chẳng chịu bước đi. Còn có Sự mà khôngcó Lý thì như kẻ tuy bước đi nhưng thiếu hướngđạo cho nên lộ tuyến mê mờ. Vừa có Lý vừa có Sự thì như đã thông suốtđường lối, lại vừa chịu khó cất bước hành trình.Như vậy, chân thực là một kẻ hành trì hoàn toàn,chắc chắn sẽ về được nơi Bảo Sở. Sự và Lý đã nương nhau như thế, cho nênnếu thiếu một thì ắt chẳng có hi vọng thànhcông trên đường Đạo. Nhưng người niệm Phậtdù thiếu phần giải ngộ nhưng nếu chịu noi theolộ trình của bậc tiên đức đã chỉ dạy mà thựchành, thì cũng sẽ thành công, cùng với cố nhânkhông khác.

P:73

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 73 Kinh điển của Phật để lại cũng như các lờikhai thị của Thiện tri thức chíng là lộ trình đíchxác cho chúng con, chúng con chỉ nương theo đómà tiến bước hành trì. Có Sự nghĩa là có hành trì mà thiếu phần lýgiải, thật ra chẳng đáng lo ngại, vì càng hành trìthì trí tuệ càng khai thông và để rồi đi đến chốntỏ ngộ. Ðáng thương thay cho những kẻ tuy hiểuLý, nhưng không chịu thực hành mà chỉ ngồi nóisuông và chỉ trích suông. Dù có đàm huyền luậndiệu thao thao bất tuyệt mà suốt đời vẫn chẳngtiến bộ nửa bước. Cứ sự thực mà nói thì người thiếu Sự cũngquyết định không có Lý. Vì sao như vậy? Vìnhư kẻ đã biết nhà cháy mà không chịu chạythoát cứ vẫn mãi ngồi yên thì nào có khác chikẻ không biết gì cả! Do vậy mà có thể nghĩrằng: Phật pháp có thể cứu độ hạng người màthế gian cho là ngu dốt, chẳng thông một chữ,nhưng không thể hiện cách thức để cứu độnhững kẻ tự hào là thế trí biện thông mà lạikhông chịu hành trì.

P:74

74 Niệm Phật sám pháp Dù kẻ làu thông tam Tạng song chẳng thựchành, thì chắc chắn nghiệp từ vô thủy vẫn còn ynguyên, cho nên sự tri giải ấy vẫn là vô dụng. Saocho bằng một bà lão dốt nát nơi nhà bếp. Mặt màylem lọ nhưng thường luôn chuyên cần niệm Phậtthì ngày kia tâm yên không loạn, ngồi ngự đài sen?Do vậy, kẻ suốt đời chỉ cầu sự thông hiểu trêndanh tướng lý luận để mong trở thành một vị báchọc về Phật pháp, mà không thiết thực tu hành, tấtphải lâm vào cảnh kể thức ăn ngon mà mình chịuđói, đếm tiền của kẻ khác mà mình vẫn nghèo nàn,kết cuộc vẫn hoàn toàn vô bổ. Nhà Phật đã vínhững kẻ ấy như là người điếc khảy đàn cho đạichúng nghe, như là kẻ quảy gánh đi khắp nơi raobán đủ thứ thuốc hay, nhưng quên hẳn mình đangmang nhiều chứng bệnh. Thế nào gọi là Sự Trì và Lý Trì? Ngài Ngẫu Ích Đại sư dạy rằng: “Sự Trì là tincó cõi Cực Lạc và Phật A Mi Ðà mà chưa thôngđạt cái “Tâm này là Phật – Tâm này làm Phật” màchỉ quyết định cầu sinh Cực Lạc tha thiết ức niệmnhư con nhớ mẹ không lúc nào tạm quên”.

P:75

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 75 “Lý Trì là tin hiểu Phật A Mi Ðà ở TâyPhương do tâm ta sẵn đủ, do tâm ta tạo nên, đemcâu hồng danh sẵn đủ và tạo nên của tâm mình làmcảnh buộc niệm, chẳng giây phút nào xao lãng”. Ðối với môn Niệm Phật thì duy bậc thượngcăn trí tuệ mới dung thông tính tướng, hiểu đếnchỗ tận cùng. Bằng không được thế thì thà chấptướng mà tu hành, càng chấp lại càng màunhiệm. Bởi vì càng chấp sự tướng thì chí nguyệncầu vãng sinh lại càng thiết tha và khi đã về TâyPhương lo gì mà không chứng ngộ Thật Tướng? Vấn đề Sự và Lý, Tính và Tướng nói ra vẫnkhông cùng tận, nhưng nếu hiểu được một thì sẽhiểu tất cả. Thế nào là Sự Nhất Tâm? Người niệm Phật phải thiết thực dụng công,trong thì tuyệt hẳn các tướng thị phi nhân ngã,không thấy có thân tâm; ngoài thì dứt bặt cáctướng sắc không, lục trần, chẳng còn thấy cócảnh giới, duy chỉ có một câu Phật Hiệu rành rọthiện tiền mà thôi. Khi hành giả chỉ chuyên tâm

P:76

76 Niệm Phật sám phápchú ý vào sáu chữ hồng danh thì lâu ngày tất cảcác tạp niệm đều dứt bặt, trong tất cả các cửđộng đi đứng nằm ngồi duy chỉ có một câu Phậthiệu hiện tiền, đây gọi là cảnh giới Sự Nhất Tâm,được Nhất Biến thượng nhân khai thị như sau: Khi xưng niệm danh hiệu Không Phật cũng không Ta Chỉ có: A Mi Ðà Phật A Mi Ðà Phật. Ðây là cảnh giới Định, Tuệ của người niệmPhật, tương tự với trạng thái nhập thiền củangười hành thiền. Thế nào là Lý Nhất Tâm? Vượt qua mức độ Sự Nhất Tâm, nếu tiếnthêm một bước, dụng công đến chỗ chí cực thìngày kia tâm địa rỗng suốt thoát hẳn căn và trầnmà ngộ vào Thật Tướng. Khi ấy hiện tại tức làTây Phương mà chẳng ngại gì riêng có cõi CựcLạc, khi ấy tự tính mình chính là A Mi Ðà Phật

P:77

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 77mà cũng chẳng ngại gì riêng có đức Phật A MiÐà. Ðây là cảnh giới Lý Nhất Tâm của ngườiniệm Phật, địa vị này là Định Tuệ nhất như,tương tự trình độ khai ngộ của người hànhThiền Quán. Ngài Ngẫu Ích dạy rằng: “Không luận sự trìhay lý trì, nếu cứ niệm Phật sao cho đến chỗhàng phục phiền não để Kiến hoặc và Tư hoặckhông khởi hiện, đó là cảnh giới Sự Nhất Tâm.Không luận sự trì hay lý trì, nếu cứ niệm Phậtđến chỗ tâm khai và thấy rõ bản tính Phật củamình, đó là cảnh giới Lý Nhất Tâm”. Sự Nhất Tâm thì không bị Kiến hoặc, Tưhoặc làm loạn, còn Lý Nhất Tâm thì không bị nhịbiên làm loạn. Chẳng nói chi đến Lý Nhất Tâm, với trình độSự Nhất Tâm thì người đời nay phải thâm tín lờiPhật dạy và nỗ lực hành trì, mới mong thấu đạtđược. Tuy nhiên, với công đức của câu niệmPhật cộng thêm tấm lòng cung kính chí thành, thìtrong mỗi niệm sẽ diệt được một phần vô minh,tăng thêm một phần phúc tuệ, lần lần đi tới cảnh

P:78

78 Niệm Phật sám phápgiới thanh tịnh. Và cứ hành trì lâu ngày như thế,lo gì không tiến đến chỗ mỗi niệm khai ngộ, mỗiniệm thâm nhập cảnh giới Ðịnh Tuệ nhiệm màu. Trong bộ luận Ðại Thừa Khởi Tín, sau khikết hợp tinh yếu của pháp Ðại Thừa và trình bàyxong các đường lối tu tập, Ngài Mã Minh Bồ Tátdạy rằng: “Cõi Sa Bà phiền não cang cường, nênchính tín khó vững, lại không được thườngxuyên gặp Phật nghe Pháp, mà đường tu lạinhiều hiểm nạn chướng duyên. Nên biết rằng,đức Như Lai có phương tiện thù thắng dạy cầusinh về cõi Cực Lạc ở Tây Phương, nếu chuyêntâm niệm Phật A Mi Ðà rồi đem công đức hồihướng, thì sẽ được Phật đón rước về thế giới CựcLạc, được luôn luôn gặp Phật nghe Pháp vàchẳng còn bị thoái chuyển. Nếu hành giả y theođường lối này mà tu tập thì quyết định sẽ vàoChính Ðịnh Tụ. Như vậy, chuyên tâm niệm Phậtlà phương tiện nhiệm màu để thoát khỏi machướng và mau thành tựu Ðịnh Tuệ”. Chỉ có sự chuyên tâm là cách thức duy nhấtđể thực chứng pháp môn Niệm Phật bằng kinh

P:79

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 79nghiệm tâm linh của bản thân. Vì sao vậy? Bởi vìđối với người khát khao giải thoát thì chỉ có kinhnghiệm tâm linh mới là đáng quý nhất mà khôngcó một thứ gì có thể đánh đổi được. Ðệ tử chúng con nhờ sự dẫn dắt của đức BảnSư, nhờ sự nhiếp thọ âm thầm của đức Từ Phụ,nhờ sự hộ niệm của mười phương chư Phật, màhôm nay mới biết rõ rằng Niệm Phật thì phảithực chứng bằng kinh nghiệm bản thân, cho nênchúng con xin đem cả tấm lòng tri ân tha thiếtchân thật, mà quy lễ và đỉnh lễ: Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô A Mi Ðà Phật. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát. Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát. ---o0o---

P:80

80 Niệm Phật sám pháp PHẨM THỨ TÁM NIỆM PHẬT PHẢI BỀN LÂU KHÔNG GIÁN ÐOẠN Niệm Phật muốn giữ được tinh tấn bền lâuthì phải có lập trường vững chắc. Lập trường đólà nhớ đến mục đích hành trì của mình, bao nhiệuviệc làm ngày hôm nay đều là nỗ lực hướng đếngiải thoát sinh tử hoàn thành địa vị Phật Đà để tựđộ, độ tha cho ngày sau. Triệt Ngộ đại sư dạy rằng: “Cương yếu củaPháp môn Niệm Phật chỉ bao gồm trong mườisáu chữ sau đây: Thật vì sinh tử Phát Bồ Đề tâm Lấy tín nguyện sâu Trì danh hiệu Phật”. Loài người ở cõi Sa Bà uế độ này nếu chỉ tuNgũ giới, Thập thiện và các điều lành khác, màkhông niệm Phật thì cùng Phật vô duyên. Vìkhông duyên với Phật, nên các chủng tử vô lậu

P:81

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 81trong A đà na thiếu cơ năng để dẫn phát. Chonên dù tu các nghiệp lành, thì nhiều lắm cũng chỉsinh lên cõi Trời chứ không được về Tịnh Ðộ.Tuổi thọ ở các cõi Trời tuy lâu dài nhưng vẫn cóhạn lượng, khi phúc báo chấm dứt thì sẽ tùynghiệp mà sa đọa trong ba đường dữ. Chúng sinh do ngã chấp làm gốc và từ ngãchấp mà khởi tạo các nghiệp nhân lành hoặc dữ,nên sau đó thì tùy theo sự thành thục của mỗi loạichủng tử mà phải chịu luân hồi. Trong kiếp luânhồi thì nghiệp ác rất dễ tạo, mà duyên lành thì khótu, nên thời gian đọa xuống các ác đạo lại rất ngắn.Tất cả các chúng sinh nếu không về Tịnh Ðộ củachư Phật thì tất phải ở uế độ. Ðã ở uế độ thì vớihoàn cảnh xấu ác, nhiều chướng duyên và với căncơ con người thời mạt pháp chắc chắn sớm haymuộn cũng phải đọa ác đạo. Và muốn sinh vềTịnh Ðộ của Phật thì tất phải niệm Phật. Niệm Phật quả thật là pháp môn thuộc vềĐại thừa viên đốn. Nói Đại thừa vì pháp này lấy niệm Phật làmnhân tố tiến tu và lấy địa vị toàn giác làm quả chứng.

P:82

82 Niệm Phật sám pháp Nói là Viên, vì môn này nhiếp trọn cả nămtông tám giáo, như các bậc cổ đức đã phê luận. Nói là Ðốn, vì phương tiện này đưa từ hàngcụ phược phàm phu lên đến ngôi Bất ThoáiChuyển, từ bậc sơ học lên đến quả Vô ThượngBồ Đề rất thẳng tắt mau lẹ. Muốn cầu giải thoát thì đối với niệm Phậtphải xem là điều tất khẩn yếu và bắt gặp phápmôn này lúc nào thì phải thực hành ngay khi ấy,không nên chờ hẹn. Mạng sống con người rấtngắn ngũi, muốn phòng ngừa cơn vô thường chợtđến thì mỗi thời khắc phải gắng chăm niệm Phật,như thế, gặp giây phút cuối cùng mới khỏi bị bốirối tay chân. Ðể niệm Phật cho được bền lâu, thì phải tùytheo tinh thần, sức khỏe và hoàn cảnh của mìnhmà tự đặt ra thời hạn rồi lần lần tăng tiến. Trongđời sống, người niệm Phật phải gồm có đủ haihình thức hành trì, đó là Ðịnh Thời và KhôngÐịnh Thời. Ðịnh Thời là mỗi ngày đều phải có thời khoánhất định, lại nên ghi số là bao nhiêu câu Phật hiệu.

P:83

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 83 Không Định Thời là ngoài các thời khóa kểtrên, trong lúc đi đứng nằm ngồi đều phải niệmthầm, nhưng niệm thả và không ghi số. Ðiểm cốtyếu là dù niệm chậm hay mau cũng phải rành rẽ rõràng, tâm bắt kịp tiếng, tâm và tiếng đều phải dunghòa nhau. Cứ như thế, niệm lâu ngày thuần thụcnên sức niệm mau dần và niệm được nhiều hơn. Muốn niệm Phật cho được nhiều thì phảichuyên cần tập luyện bằng cách: - Phải ngồi mà niệm: Mặc dù đi hay đứngđều có thể niệm Phật, nhưng muốn niệmcho mau mà vẫn nghe rõ ràng sáu chữ, thì nênngồi mới thích hợp. - Nên dùng chuỗi nhẹ và lấy mười câu danhhiệu làm một đơn vị. - Niệm rõ ràng từng tiếng: A Mi Ðà Phậthoặc Nam Mô A Mi Đà Phật với tấm lòng chíthành và cung kính. - Vừa niệm thầm vừa niệm ra tiếng luânphiên thay đổi nhau: Niệm thầm thì ít mệt,nhưng dễ hôn trầm, niệm lớn tiếng thì có tácđộng lớn lao cho sự phát tâm nhưng lại mau mệt.

P:84

84 Niệm Phật sám pháp Tuy nhiên, phải luôn luôn ghi nhớ điểm cănbản của sự niệm Phật là: câu niệm rành rẽ, rõràng và tâm cùng tiếng phải dung hòa nhau. Chớcó vội cầu nhiều mà thành ra niệm dối. Khôngnhất thiết phải đạt cho được định tâm, mà vấn đềchính yếu là bền lâu, không gián đoạn thì dù cótán tâm dần dần cũng sẽ chuyển thành định tâm.Người tuy tạp niệm có nhiều, nhưng chịu khóniệm bền lâu, tất cả sẽ trở thành chính niệm. Mặc dù con đường thực hiện tâm linh còn cónhiều hiểm trở khó khăn nhưng đệ tử chúng convẫn nhận thức rằng chông gai nào cũng phải bịkhuất phục trước sự kiên gan của con người.Cho nên trong niềm tin tuyệt đối vào lời Phật dạy,trong ước nguyện phó thác cuộc đời mình chobản nguyện A Mi Ðà, trong khát vọng trở về quêhương Cực Lạc, đệ tử hôm nay đối trước mườiphương Tam Bảo xin chân thành đỉnh lễ khẩncầu chư Phật cùng chư vị đại Bồ Tát thương xótđến chúng con mà ban thêm nhiều năng lực đểchúng con luôn luôn ghi nhớ rằng: Niệm Phậtphải bền lâu không gián đoạn để hoa sen báu bênLiên Trì mãi mãi thắm tươi.

P:85

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 85 Ðệ tử chúng con xin đem cả tính mạng màquy y và đỉnh lễ: Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô A Mi Ðà Phật. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát. Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát. ---o0o---

P:86

86 Niệm Phật sám pháp PHẨM THỨ CHÍN NIỆM PHẬT PHẢI AN NHẪN CÁC CHƯỚNG DUYÊN Con đường hoàn thành Phật Đạo thật ra vẫncòn vô số chông gai thử thách, có muôn ngànduyên nghiệp vẫn sẵn sàng khảo đảo đời sốngcủa người hành trì cũng như gây nên rất nhiềuchướng ngại trên bước đường tu tập. Những sựkhảo đảo ấy có rất nhiều chi tiết sai biệt, đượctóm tắt đại cương trong sáu phần sau đây: Thứ nhất là nội khảo: Có người trong lúc tutập bỗng khởi lên những tâm niệm tham lam giậnhờn, dục nhiễm, ghen ghét khinh mạn, nghi ngờ,hoặc si mê, hôn trầm buồn ngủ. Những tâm niệmấy đôi khi phát lộ rất mãnh liệt và gặp duyên sựnhỏ cũng dễ sinh ra bực mình. Nhiều lúc tronggiấc mơ lại thấy các hình tướng thiện ác biếnchuyển. Gặp cảnh này, hành giả phải ý thức đó làdo công năng hành trì nên nghiệp chướng pháthiện. Ngay lúc đó nên giác ngộ tất cả các nghiệptướng đều là huyễn hoá, phải nêu cao chính niệmthì tự nhiên các chướng ấy đều tiêu tan. Nếu

P:87

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 87không nhận thức rõ ràng tất bị nó xoay chuyểnvà làm cho thối đọa. Tiên đức dạy rằng: “Chẳng sợ nghiệp khởisớm, chỉ e giác ngộ chậm”. Có người đang niệmPhật bỗng phát sinh tán loạn, mỏi nhọc khó cưỡnglại nổi, ngay khi ấy nên đứng lên đi lại hoặc lễPhật kinh hành, hoặc tạm xả công phu lui ra đọcvài trang sách, chờ cho tâm tư thanh tịnh sẽ trở lạiniệm Phật. Chớ nên cưỡng cầu, chớ nên tự épbuộc cho mau nhất tâm, nếu không càng cố gắng,lại càng rối loạn. Nếu thấy quá cô tịch thì phảiphụ thêm bái sám, tụng kinh, trì chú. Đây chỉ làsự uyển chuyển trong lúc dụng công, để conđường hành trì trở nên dễ dàng và dễ chịu hơn. Thứ hai là ngoại khảo: Đây là những nghịchcảnh thuộc về bên ngoài, làm chuyện khó khănthối đọa cho hành giả, như sự nóng bức, ồn ào,uế tạp, hoặc ở chỗ giá rét buốt hay nhiều muỗimòng, gặp những cảnh như thế này thì phải nênuyển chuyển, chứ đừng chấp mê theo hình thứccủa mình, mà phải nhẫn nại để cố giữ cho vữngkhoá trình trì niệm. Đừng bao giờ tỏ ra cái ý

P:88

88 Niệm Phật sám phápmong cầu hoàn cảnh bên ngoài phải thuận theolòng mình. Thứ ba là nghịch khảo: Trên đường hànhđạo nhiều khi hành giả bị chướng duyên làm chotrở ngại. Có người bị cha mẹ, anh em, hay vợchồng hoặc con cái ngăn trở, phá hại sự hành trì.Có người thì xác thân mang cố tật hoặc đau yếumãi không lành. Có kẻ bị oan gia đeo đuổi ámhại. Hoặc có người bị vu oan, giá họa khiến bị tratấn hay tù đày, hoặc bị ganh ghét bêu rao nhiềutiếng xấu xa làm cho lòng khó an, khó nhẫn. Tất cả các việc ấy đều do sự tác động củanghiệp quá khứ hoặc nghiệp hiện tiền, mà muốnvượt qua thì hành giả phải ẩn nhẫn sám hối mộtcách kiên trì, chớ buồn phiền oán trách mà phảixem đó như là sự thử thách của đức A Mi Đà, đểtôi luyện tín tâm của mình. Và điều cần yếu nhấtlà phải thường xuyên cầu nguyện sự gia hộ củachư Phật và chư Bồ Tát. Thứ tư là thuận khảo: Có người không gặpnghịch cảnh mà gặp thuận cảnh và cầu mong gìcũng được toại ý, những thuận cảnh ấy lại là

P:89

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 89duyên ràng buộc chứ không phải duyên tiến tu.Đây là những cảnh thuận theo đời, quyến rũngười tu rồi lần lần dẫn đến các sự phiền toáikhác làm mất cả đạo niệm. Người ta chết vì lửa thì ít mà chết vì nước thìnhiều, cho nên trên đường hành trì thì thuận cảnhthật ra lại đáng sợ hơn nghịch cảnh. Vì sao thế? Vì phần nhiều nghịch cảnh làmcho hành giả khổ đau nên sớm tỉnh ngộ và dễthoát ly ý niệm tham đắm, đôi khi còn phẫn trímà lo tu hành. Ngược lại, thuận cảnh làm chocon người âm thầm thối đọa lúc nào không haybiết. Đến khi bừng tỉnh mới rõ mình đã lăn xaxuống dốc, khó mà cứu vãn cho kịp. Người xưanói rằng: “Việc thuận tốt đến ba, mê lụy ngườiđến già”. Cho nên, sự thử thách của thuận cảnhrất là vi tế và khó đối trị. Do đó cần phải chú ý. Thứ năm là minh khảo: Đây là thử tháchngay trước mắt mà không chịu cảnh giác để tỉnhngộ. Chẳng hạn như có một vị tài đức không baonhiêu, nhưng được nhiều người nịnh bợ, khen là

P:90

90 Niệm Phật sám phápnhiều đức hạnh, có phúc lớn, rồi sinh ra tự kiêu,tự đắc, khinh thường mọi người làm những việccàn rỡ, kết cuộc bị thảm bại, hoặc có một vị cóđủ khả năng tiến xa trên đường đạo, nhưng bị kẻkhác cản trở, dọa nạt, khích bác, thuyết phụcphải bỏ đạo, rồi sinh ra e dè lo sợ rồi thối thấtlòng tin. Hoặc tự mình biết nếu tiến hành thamvọng nào đó thì sẽ rước lấy sự lỗi lầm, thất bại,nhưng vì si mê và tự ái, vẫn đeo đuổi theo chođến khi thân bại danh liệt. Hoặc có kẻ tuy biết các duyên bên ngoài chỉlà giả huyễn, nhưng vì định lực yếu kém, lòng tinlung lay, cho nên không buông bỏ được, rồi sauđó tự chuốc lấy sự buồn khổ. Có nhiều người tuy có đức tin và có hành trì,nhưng tính tình quá nhẹ dạ, nên hay bị phỉnh gạtvà hay bị lôi cuốn vào việc đời cho đến nỗi thânbị mang lụy. Khi chưa diệt được lòng tham lamthì rất dễ bị người khác dùng tiền bạc, danh vọng,sắc đẹp lôi cuốn. Hoặc nếu nóng nảy và khí kháithì rất dễ bị người khác khích động mà gánh vácnhững việc phiền phức vào thân.

P:91

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 91 Đây là cạm bẫy của đời và cũng là của đạo,nếu không dè dặt thì sẽ vướng vào vòng chướngnghiệp, đối với những chuyện thử thách lộ liễunhư thế, hành giả phải nhận định cho sáng suốtvà phải quả quyết tiến theo ánh sáng của chínhkiến mới vượt thẳng được. Thứ sáu là ám khảo: Đây là sự thử thách âmthầm không lộ liễu, mà hành giả nếu không khéolưu tâm thì chắc chắn khó hay khó biết. Có người ban sơ tinh tấn niệm Phật, rồi bởigia kế lần lần sa sút, công việc làm ăn thất bại,cho nên sinh lòng trễ nải sự tu. Có người côngviệc mưu sinh từ từ phát đạt, rồi ham mê lợi lộcmà xao lãng hành trì. Có người vì thiếu sự cứu xét nội tâm nênphiền não ngày càng tăng thêm, lần lần sinh ralười biếng kinh kệ. Có người vì thời cuộc bên ngoài thay đổi, tuysự sống vẫn đầy đủ nhưng nhà cửa nay đổi maidời, tâm trí cứ hoang mang chướng ngại, bất giácbỏ quên sự trì niệm lúc nào không hay.

P:92

92 Niệm Phật sám pháp Trên đây, đều là ảnh hưởng diễn biến củanghiệp thiện ác. Nhưng có sức âm thầm lôi kéohành giả, làm cho bê trễ sự tu học, nên gọi là“ám khảo”. Do vậy mà người niệm Phật phải lưutâm, chú ý nhiều hơn nữa và phải luôn bái sámcùng cầu nguyện sự gia bị của chư Phật cũng nhưoai thần lực của chư vị Bồ Tát để được vượt quanhững thử thách vi tế và âm thầm. ---o0o--- PHƯƠNG THỨC GIẢI HOÁ CHƯỚNG DUYÊN Vì biết trên đường tu có nhiều chướng ngại,cho nên ngày xưa, đức Đạt Ma Tổ sư đã chỉ dạybốn phương châm để tiến đạo cho hàng đệ tử vànhững kẻ hậu học, đó là: Thứ nhất Báo oán hạnh: Đệ tử chúng contừ vô thủy cho đến ngày nay, mỗi đời đều gây nợnghiệp, hoặc là ân hoặc là oán, từ việc nhỏ đếnviệc lớn, nhiều đến số vô lượng vô biên. Tuykiếp này đã có công phu tu tập tiêu trừ nghiệp nợmột phần nào, nhưng vẫn còn nhiều thứ nghiệp

P:93

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 93phải bị đền trả. Phải an lòng nhẫn nại chịu đựngmột cách bình thản chứ không nên oán tráchhoặc buồn phiền, luôn luôn nhắc nhở đến luậtnhân quả, nuôi lớn lòng tin và cầu nguyện đếnhồng ân chư Phật. Pháp Nhiên thượng nhân dạy rằng: “Muốnđời sống thanh thoát và cõi lòng an lạc thì hànhgiả chỉ nên chăm chú xưng niệm danh hiệu Phật,rồi đem tất cả cuộc đời mình giao phó cho bảnnguyện A Mi Đà. Chỉ có như vậy thì mới khôngcòn có một thứ nghiệp lực hay oan trái nào có thểtác động đến tâm thức mình”. Thứ hai Tuỳ duyên hạnh: Người niệmPhật phải hiểu rằng tất cả cảnh thịnh suy, họaphúc đều là huyễn hoá, chỉ tuỳ theo nghiệpnhân mà hiện ra một thời gian rồi hoại diệt.Cho nên, có chi đáng để tham luyến hoặc chánnản? Luôn luôn phải có thái độ an phận và tuỳduyên, giàu sang thì không tự đắc, nghèo nànkhông đổi chí, gặp hoàn cảnh nào đều vui sốngtheo hoàn cảnh đó, sao cho giữ vững các khoátrình tụng niệm.

P:94

94 Niệm Phật sám pháp Nếu có gặp hoạn nạn, tật bệnh bất ngờ cũngkhông nên bối rối, mà chỉ nên niệm Phật nhiều hơnvà nhớ quán sát ruộng vườn, nhà cửa, vợ con, đều làduyên giả tạm, không nên vì nó mà bận tâm. Đượcnhư vậy mới vững tiến trên đường về Cực Lạc. Thứ ba Xứng pháp hạnh: Pháp chính làchân như pháp tính đối với người niệm Phật tuTịnh Độ tức là niệm Phật tam muội. Người tu Thiền, khi đi đứng nằm ngồi thìtâm phải xứng hợp với Pháp chân như, còn hànhgiả của pháp môn niệm Phật thì tâm lúc nào cũngphải an trụ trong câu niệm Phật Chư vị Tổ sư đã dạy: “Nếu tạm thời khôngtrụ nơi chính định, tức đồng thời như người đãchết. Bởi vì sao? Nếu không trụ vào câu Phậthiệu tức là tâm thức đã bị trần cảnh chiếm đoạt,và Pháp thân tuệ mạng cũng không còn”. Chonên đệ tử chúng con quyết tâm luôn luôn an trụtrong câu niệm Phật để tâm tính lặng yên sángsuốt. Dễ cảm thông với Phật và ngay trong đờisống đã vãng sinh rồi, còn việc lâm trung đượctiếp dẫn là chuyện của ngày sau.

P:95

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 95 Thứ tư Vô sở cầu hạnh: Đạo là chỉ chotâm hạnh trong sạch không mong cầu việc gì.Bởi vì tất cả các pháp đều như huyễn, hễ sinhrồi diệt, diệt rồi lại sinh, có gì chân thật đểmong cầu? Vả lại, các pháp thế gian đều tươngđối trong họa có phúc, trong phúc có họa, cứ ẩnnương nhau như thế, cho nên người niệm Phậtphải bình thản, ở cảnh thịnh suy, họa phúc đềukhông động tâm. Thí dụ: Có một tăng sĩ ở nơi am tranh vắngvẻ, sự sống hẩm hiu, ít người thăm viếng, thìduyên đời tuy kém nhưng việc hành trì lại vữngchắc. Ít lâu sau có người đến cúng dường, lần lầnlập lên chùa lớn, tăng chúng đông đảo, chừng ấyphúc duyên tuy thịnh nhưng phần giải thoát lạisuy kém, vì bận rộn với các việc bên ngoài nênxao lãng hành trì. Hoặc có vị cư sĩ nọ có gia đình bần hàn nênkham nhẫn, giữ lòng tin mà tu niệm, bỗng nhiêngặp duyên may, có người giúp đỡ buôn bán, vềsau việc làm ăn tấn tới thì không còn thì giờ đểthực hiện nếp sống tâm linh.

P:96

96 Niệm Phật sám pháp Cho nên, nếu quán xét cho thật kỹ lưỡng, thìcái lẽ họa phúc đều là tạm bợ, và người niệmPhật đừng nên mong cầu gì hết ngay cả điềuthiện cũng không ham, chỉ nên thường xuyênchấp chặt câu A Mi Đà Phật, còn ngoài ra cácviệc khác kể cả việc vãng sinh và thành Phật đềunên phó thác cho đức Phật A Mi Đà. Về mặt đờisống hàng ngày thì hãy nên dùng tấm lòng tri ânđể cư xử với tất cả mọi người. Đệ tử chúng con tự nghĩ mình vốn tội dàyphúc mỏng, căn cơ hèn kém, lại sinh vào thờimạt pháp, cho nên cứ mỗi lần nhìn lại bản thânthì buồn tủi và hổ thẹn. Khi dấn bước vào khurừng bát ngát mênh mông của Phật pháp thì vôcùng bỡ ngỡ không biết phải chọn lối đi nào, vìbất cứ lối đi nào cũng quá hiểm trở và xa xôi, màkhả năng của chúng con thì bị giới hạn bởinghiệp chướng. Hạnh phúc thay cho chúng con, đức Thế Tônđã mở bi nghiệp triệt để và đã chỉ bày pháp mônniệm Phật để đưa chúng con lên bờ giải thoát.Với hành trang là câu A Mi Đà Phật, chúng con

P:97

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 97mạnh mẽ bước lên con đường về Cực Lạc, nhưngnhững nghiệp nhân gieo từ quá khứ vẫn con đangtác động đến đời sống cùng tâm thức. Cho nên,chúng con mãi mãi khẩn cầu chư Phật, chư BồTát ban cho chúng con đầy đủ năng lực, đầy đủlòng yêu thương để chúng con luôn luôn tỉnhthức và ghi nhớ rằng: “Niệm Phật phải an nhẫncác chướng duyên như là yếu chỉ thứ chín củapháp môn niệm Phật”. Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Ðại Từ Ðại Bi A Mi Ðà Phật, vịĐạo sư tiếp dẫn vãng sinh Cực Lạc. Nam mô Cứu Khổ Cứu Nạn Ðại Từ Đại BiQuán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Ðại Hùng Ðại Lực Ðại Thế Chí BồTát. Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát.---o0o---

P:98

98 Niệm Phật sám pháp PHẨM THỨ MƯỜI NIỆM PHẬT PHẢI DỰ BỊ LÚC LÂM CHUNG Thật ra chữ Chết nguyên là giả danh, vì chẳngqua chết chỉ là sự kết liễu của một thời kỳ quả báo,do nghiệp cảm liên chuyển giữa mỗi đời, khi xả bỏxác thân này lại thọ nhận xác thân khác mà thôi.Những kẻ không biết Chính Pháp thì vẫn đành đểcho nghiệp lực xoay vần, và còn những người đãnghe pháp môn Niệm Phật của Như Lai thì phảiTín, Nguyện, Trì niệm, dự bị tư lương để khi lâmchung được vãng sinh an thuận. Như thế mớimong sớm thoát khỏi nỗi khổ sống chết luân hồi,chứng vào cảnh chân lạc của Niết Bàn thường trụ. Lại chẳng nên vì riêng bản thân mình, mà đốivới cha mẹ, anh em bằng hữu nên phát lòng hiếuthuận từ bi mà khuyên cho cùng niệm Phật và trợniệm trong khi bệnh nặng cũng như lúc lâm chung. 1. DỰ BỊ VỀ NGOẠI DUYÊN Người niệm Phật khi còn khỏe mạnh, phảitìm kết giao những bạn đồng học đồng tu, nhất là

P:99

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 99kẻ ở gần mình, cùng chung một pháp môn NiệmPhật , để có thể trợ niệm cho nhau lúc lâm chung. Bởi chúng sinh phần nhiều nghiệp nặng, chonên đường tu tuy đã gắng hết sức mình, nhưnglúc lâm chung có thể bị nghiệp chướng của quákhứ phát hiện, lại thân thể yếu kém, tâm thứchôn mê, khó mà giữ vững chính niệm. Nếukhông nhờ người khác hỗ trợ tất dễ bị tùy theonghiệp lực mà lưu chuyển sinh tử, như vậy côngtu một đời há luống uổng hay sao? Ðây là điểmcần yếu thứ nhất. Người niệm Phật khi thấy mình suy yếu thìnên đem hậu sự dặn dò trước, để khi lâm chungkhỏi bận tâm và cũng nên sắp đặt các việc tài sảnruộng vườn cho con cháu, và dạy con cháukhông được khóc lóc hoặc lộ nét bi sầu, nếu cóthương thì nên bình tĩnh mà niệm Phật giúp vào.Ðây là điểm cần yếu thứ hai. 2. DỰ BỊ VỀ TINH THẦN Trên đường hành trì pháp môn này, ngườiniệm Phật phải có tinh thần giải thoát, nên quán

P:100

100 Niệm Phật sám phápsát từ tiền bạc ruộng vườn cho đến thân tìnhquyến thuộc đều là duyên giả hợp, sống tùy cảnhhuyễn, chết rũ sạch không. Nếu chẳng thấu đạt lẽnày thì vướng vào tâm niệm tham luyến, vừangăn trở sự giải thoát, vừa khiến hành giả đọalàm loài bàng sinh để giữ nhà, giữ của. Có kẻ vìnuối tiếc tiền của và tình cảm, mà không yên tâmnhắm mắt chứ đừng hòng bàn đến việc vãng sinh.Cho nên, người niệm Phật hàng ngày phải tĩnhtâm quán xét chính bản thân và cố dứt lòng tham,chặt lìa gốc ái dục mà quyết chí hướng về cõiPhật để khi lâm chung khỏi bị sức nghiệp ngăntrở và cuốn lôi. Người niệm Phật gặp khi lâm chung thườngphát khởi những điều nghi ngờ làm chướng ngạicho sự vãng sinh cho nên lúc bình thường phảiluôn luôn củng cố đức tin bằng ba điểm cốt tủysau đây: Thứ nhất là nghiệp chướng dù nặng công tudù ít, vẫn được vãng sinh. Ðệ tử chúng con hằng ghi khắc sâu lời thệnguyện của Phật A Mi Ðà rằng: “Chúng sinh nào

P:101

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 101chí tâm muốn về Cực Lạc thì niệm danh hiệuNgài cho đến mười niệm, nếu không được vãngsinh, Ngài thề không thành Phật”. Mà Phật thì không bao giờ nói dối, vậyngười niệm Phật phải tin nơi đức Từ Tôn.Mười niệm là thời gian công phu rất ít mà cònđược vãng sinh, huống chi mình niệm nhiềuhơn số đó. Lại nữa, dẫu có kẻ nghiệp nặng đến đâu nhưphá giới phạm trai hoặc tạo đủ các điều ác, nếuchí tâm sám hối và nương và bản nguyện của AMi Ðà thì Ngài đều tiếp dẫn. Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy rằng: “Kẻtạo tội nặng ngũ nghịch thập ác mà khi lâmchung chí tâm niệm mười niệm đều được vãngsinh”. Trong cuốn sách “Vãng Sinh Truyện” có ghilại trường hợp Trương Thiện Hoà, Hùng Tuấn,Duy Cung, trọn đời giết trâu bò, phá giới, làm áckhi lâm chung có tướng xấu của địa ngục hiện ra,bèn sợ hãi niệm Phật, liền thấy Phật đến rước.Cho đến loài chim sáo, chim két, chim anh vũ mà

P:102

102 Niệm Phật sám phápniệm Phật cũng được vãng sinh, huống chi mìnhchưa phải là tệ hại đến mức đó. Thứ hai là ước nguyện chưa hoàn thành vàtham sân si chưa dứt trừ vẫn được vãng sinh. Ước nguyện của hành giả đại khái có haiphần, đó là Ðạo và Ðời. Về mặt Đạo, có người nguyện cất chùa, bốthí, hoặc tụng kinh chú một số bao nhiêu, nhưnglàm chưa tròn mà đã đến giờ chết. Phải nghĩ rằngchỉ tín tâm niệm Phật là điều hệ trọng nhất, rồikhi được vãng sinh và chứng đạo quả, sẽ làm vôlượng công đức, còn nguyện ước của kiếp nàychỉ là việc nhỏ, làm xong hay chưa, không mấyquan hệ và chẳng có hại chi cả? Về mặt Ðời, hoặc có người vì bổn phận giađình chưa tròn, như cha mẹ già suy không aichăm sóc, hoặc vợ con thơ dại thiếu chỗ tựanương, hoặc thiếu nợ kẻ khác chưa trả kịp, tâmnguyện chưa vẹn nên lòng chẳng yên. Phải nghĩrằng lúc ta sắp chết thì dù có lo hay không cũngchẳng làm được, chi bằng chuyên tâm mà niệm

P:103

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 103Phật, khi được vãng sinh Tây Phương, rồi đắcđạo quả sẽ trở lại chốn Sa Bà này, thì lúc ấy baonhiêu ước nguyện đều có thể hoàn tất, bao nhiêunợ nần đều được đáp trả tất cả kẻ thù người thânđều có thể được mình cứu độ. Na Tiên Tỷ Khiêu Kinh dạy rằng: “Ví nhưhạt cát nhẹ nhưng bỏ xuống nước liền chìmnghỉm. Trái lại, tảng đá dù nặng và to nhưng nếuđược chở trên chiếc thuyền thì có thể đem từ chỗnày sang chổ khác. Người niệm Phật cũng thế,dù nghiệp của mình rất nhẹ, nếu không đượcPhật cứu độ thì chắc chắn vẫn bị luân hồi. Cònnếu tội chướng dẫu nặng nề đến bao nhiêu nhưngđược Phật tiếp dẫn thì đương nhiên được sinh vềcõi Cực Lạc”. Theo lời dạy ấy trong kinh, đệ tử chúng conthấy môn Niệm Phật là Pháp đới nghiệp mà vãngsinh đó là vì nhờ Phật lực. Tảng đá lớn ví chosức nghiệp nặng to, còn chiếc thuyền ví cho bảnnguyện của Phật. Vậy người tu đừng nghĩ rằngmình còn tham sân si e không được vãng sinh,mà phải nghĩ rằng với năng lực siêu việt nhân

P:104

104 Niệm Phật sám phápquả của Phật A Mi Ðà thì trên thế gian này,không có điều gì mà Ngài không thực hiện được.Với lòng tin tuyệt đối vào lời Phật dạy, thì trênthế gian này không có điều gì mà chúng conkhông làm được. Thứ ba Niệm Phật thì được Phật hiện thânđón rước. Người niệm Phật tùy theo công đức mìnhmà khi lâm chung sẽ được thấy Phật hoặc BồTát hoặc Thánh chúng đến rước. Hoặc có khikhông thấy chi cả , mà nhờ sức nguyện củamình và Phật lực âm thầm nhiếp thọ mà thầnthức tự bay về Tây Phương. Ðây là bởi cônghạnh trì danh của mình có cao thấp, có sâu cạn.Chỉ cần yếu lúc đó thì phải chí tâm niệm Phậtđừng suy nghĩ một điều gì khác cả. Nếu nghingờ sẽ tự sinh ra chướng ngại. Tóm lại khi lâmchung dù thấy tướng tốt hay không cũng đừngquản đến, chỉ dốc lòng niệm Phật cho đến giâyphút cuối cùng. ---o0o---

P:105

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 105 KHAI THỊ LÚC LÂM CHUNG Người niệm Phật khi bệnh chưa nặng vẫnnên uống thuốc, nhưng vẫn tinh tấn niệm Phật,chớ nghĩ tưởng rằng, uống thuốc rồi sẽ lànhbệnh. Lúc bệnh nặng có thể không nên dùngthuốc. Hoằng Nhất Đại sư khi đau nặng có kẻ thưađể xin rước thầy hốt thuốc. Ngài liền từ tạ và nóikệ rằng: Ðức Phật A Mi Ðà Là vô thượng Y Vương Nếu bỏ đây không cầu Ấy là kẻ si cuồng! Một câu hồng danh Phật Là thuốc diệu Già Ðà Nếu bỏ đây không uống Thật lầm to lắm mà! Rồi Ngài chỉ chuyên tâm niệm Phật quảnhiên cũng lần lần thuyên giảm.

P:106

106 Niệm Phật sám pháp Nên nhớ rằng khi bệnh đã nặng thì ngườiniệm Phật phải buông bỏ tất cả mọi việc xungquanh ngay cả chính thân tâm mình, mà chỉchuyên nhất niệm Phật, một lòng cầu mong vãngsinh Tây Phương. Làm được như thế, nếu thọmạng đã hết thì quyết định vãng sinh. Như thọmạng chưa dứt thì tuy cầu vãng sinh mà trở lạimau lành bệnh, do vì lòng mình chuyên thànhnên đã trừ diệt nghiệp ác đời trước. Trái lại, nếu chẳng buông bỏ mọi duyên vàcứ để cho lòng rối loạn, như thọ số đã hết quyếtkhông được vãng sinh vì mình chỉ chuyên cầulành bệnh chứ không cầu về với Phật, nên làmsao mà vãng sinh cho được? Nếu thọ mạng chưadứt thì chẳng những bệnh không thuyên giảm màbệnh lại tăng thêm vì mình nhân cầu lành bệnh,vọng sinh lòng buồn lo, sợ hãi. Lúc bệnh nhân đã suy yếu lắm, nếu thần thứccòn thành tỉnh, thì người nhà nên thỉnh bậc trithức đến thuyết pháp khai ngộ cho. Nếu khôngcó thì nên mời một vị bạn đồng tu đến an ủi vàkhai thị theo các chi tiết sau:

P:107

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 107 THỨ NHẤT: Nói cảnh khổ ở Sa Bà, diễn tả cảnh vui ởCực Lạc, lại nên đem việc lành kể rõ ra và khenngợi, khiến cho người bệnh sinh lòng vui mừngkhông còn nghi ngại, tự biết mình sẽ nương nơinghiệp lành ấy mà sinh về Tây Phương. THỨ HAI: Nếu bệnh nhân có điều gì nghi ngờ thì nêngiải thích bằng ba điểm cốt tủy đã nêu trên. THỨ BA: Vị khai đạo phải can ngăn không cho thânnhân hỏi han về di chúc, không cho nói chuyệntạp vô ích khiến bệnh nhân động niệm tình ái,quyến luyến thế gian. THỨ TƯ: Không cho bà con thân hữu đến trước bệnhnhân mà hỏi han tỏ vẻ buồn thảm mến tiếc. Nếuvì cảm tình và đến thì khuyên họ vì bệnh nhân,chắp tay niệm Phật ra tiếng một hồi, đó mới thậtlà có lòng thương mến.

P:108

108 Niệm Phật sám pháp THỨ NĂM: Nên khuyên bệnh nhân đem y phục, vật dụngvà cả tiền bạc của mình mà tặng cho kẻ khác.Hoặc đem các thứ ấy mà cúng dường kinh, tượngPhật thì càng hay. Ðiều này cũng giúp cho người bệnh tăngthêm phúc lạc và tiêu trừ tội chướng, được dễdàng hơn trong việc vãng sinh như trong kinhÐịa Tạng đã chỉ dạy. ---o0o--- CÁCH THỨC TRỢ NIỆM Người bệnh từ khi đau nặng cho đến khi sắptắt hơi, thì thân nhân phải bình tĩnh không đượckhóc lóc và không được lộ nét bi ai, sầu thảm.Bởi vì lúc này chính là lúc bệnh nhân đang điđến ngã rẽ phân chia quỷ người phàm thánh. Sựkhẩn yếu nguy hiểm khác thường, như ngàn cântreo trước sợi tóc. Chỉ nhất tâm niệm Phật giúpvào là điều quan trọng nhất. Có người tuy có chínguyện vãng sinh, mà bị quyến thuộc thươngkhóc, làm khơi động ý niệm tình ái, kết cuộc

P:109

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 109phải bị đọa lạc luân hồi, công tu một đời đànhluống uổng. Người sắp chết thường đau nhức cơ thể, nênchớ ép buộc tắm rửa hoặc thay đổi áo quần làmnhiễu loạn chính niệm. Ðôi khi bệnh nhân có thểsinh về cõi lành, nhưng bị thân nhân xúc chạmthân thể và sửa đổi tay chân, làm thêm đau đớnnên sinh lòng tức giận. Do ý niệm này, liền đọavào đường ác làm rồng, rắn, cọp, beo hoặc cácloài thú dữ khác. Có người dù hàng ngày luôn luôn niệm Phật,nhưng nếu không nhờ sức trợ niệm thì cũng khónhất tâm để vãng sinh. Cách thức trợ niệm phảitheo các chi tiết sau: Một là: Thỉnh tượng Phật A Mi Ðà tiếp dẫn,đặt ngay trước mặt bệnh nhân, để cho họ trôngthấy. Cắm một bình hoa tươi, đốt một lò hươngnhẹ để dẫn khởi chính niệm, nên nhớ chỉ có khóinhẹ mà thôi, đừng để khói nhiều vì e ngột ngạtkhó thở. Hai là: Người trợ niệm tùy theo nhiều hay ít,nên luân phiên mà niệm. Ít thì mỗi lượt có thể hai

P:110

110 Niệm Phật sám pháphoặc ba người, nhiều thì mỗi lượt có thể sáu bảyngười. Nên nhớ bệnh nhân rất cần thanh khí, dođó chớ cho vào quá đông người, lại phải nhìnđồng hồ mà im lặng luân chuyển cho nhau, cốtsao cho câu niệm Phật tiếp tục không gián đoạn. Ba là: Niệm bốn chữ hay sáu chữ phải tùytheo tập quán của bệnh nhân, và tiếng niệm phảiđừng quá cao, đừng quá thấp, đừng quá nhanh,đừng quá chậm, mỗi chữ mỗi câu đều rành rẽ rõràng, khiến cho câu hồng danh lọt qua tai đi sâuvào tâm thức của người bệnh, như thế mới đắclực. Khi bệnh nhân quá hôn trầm thì phải kêmiệng sát vào tai họ mà niệm, mới có thể khiếncho họ minh tâm. Bốn là: Nên niệm suông là thỏa đáng hơn cả,hoặc nếu có dùng âm thanh thì nên dùng chuôngmõ lớn, khiến cho người bệnh sinh tâm nghiêmkính. Tuy nhiên điều này phải hỏi trước bệnhnhân, nếu có điều chi không hợp thì nên tùy cơnghi mà cải biến, chớ nên cố chấp. ---o0o---

P:111

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 111 CÁCH THỨC TRUY TIẾN Người mới tắt thở, điều thiết yếu là khôngnên vội di động, không nên vội lau rửa, phải đợiqua tám giờ đồng hồ mới nên tắm rửa và thay đổiy phục. Trước và sau khi chết, người thân cũngkhông được khóc lóc, chỉ nên gắng sức niệmPhật, mới thật sự có ích lợi cho vong nhân. Nếumuốn khóc lóc, phải đợi tám giờ sau. Vì bệnhnhân tuy tắt hơi nhưng thức A lại da còn chưa đihẳn, nếu lúc ấy làm lay động hoặc kêu khóc, họvẫn còn cảm giác đau đớn hoặc sinh ý niệm buồngiận, lưu luyến, mà phải sa đọa. Ðiều này rất quan hệ và cần thiết nên phảiđể ý ghi nhớ cho kỹ. Sau khi bệnh nhân tắt hơi, thì thân nhân vẫnphải tiếp tục niệm Phật cho đến tám giờ sau, đểsự vãng sinh có phần bảo đảm. Nên đóng cửaphòng lại, canh chừng loài chó mèo hoặc nhữngkẻ không am hiểu đến đổ xô vào xúc phạm.Ngoài ra đều cấm tuyệt không nên làm điều chikhác, vì trong khoảng thời gian này, người chếtvẫn còn cảm giác.

P:112

112 Niệm Phật sám pháp Tám giờ sau, nếu tay chân người chết đãcứng thì nên dùng vải thấm nước nóng baoquanh khớp xương, một lát thì có thể sửa taychân co duỗi như thường. Trong đám tang của người quá cố thì thânnhân nên làm đơn giản, đừng quá rườm rà mà tốnkém vô ích. Ðiều cần thiết là nên dùng đồ chayvà chớ có sát sinh để chiêu đãi khách và cúng tế.Nếu không thì người quá cố sẽ bị oán đối, khóđược giải thoát, dù được vãng sinh, thì phẩm sencũng vì đó mà bị giảm thấp. Khi làm Phật sự để truy tiến cho người quácố thì thân nhân nên đem công đức ấy mà hồihướng khắp chúng sinh trong pháp giới. Như thế,công đức ấy sẽ càng thêm rộng lớn, mà sự phúclợi cũng vì đó mà tăng thêm rất nhiều. Bởi vì buổi lâm chung chính là lúc quantrọng nhất trong cuộc đời, nếu không chuẩn bịtrước các món tư lương cho đầy đủ, thì đếnchừng ấy ắt phải kinh hoàng bối rối, kêu cầukhông kịp và nghiệp ác trong nhiều kiếp đồngloạt hiện ra, làm sao giải thoát?

P:113

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 113 Cho nên, tuy lúc lâm chung phải nhờ đến kẻkhác trợ niệm, nhưng chính mình lúc bình nhậtphải cố gắng tu trì, chừng ấy mới được tự tại, nênchúng con xin dự bị ngay từ bây giờ. Như vậy, đệ tử chúng con cảm nhận ơnlành cao cả của đức Từ Phụ A Mi Ðà, được sựhộ trì của mười phương chư Phật, được sự dạydỗ chu đáo của đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni,được sự nhắc nhở và dìu dắt của các bậc Thiệntri thức, cho nên ngày nay mới biết rằng NiệmPhật phải dự bị lúc lâm chung, để cuối cùngđược dễ dàng vãng sinh về tham dự hải hộiLiên Trì, để khỏi phụ ơn cứu độ và giáo dụccủa chư Phật, cũng như khỏi mắc vào cái lỗiphụ rẫy cả chính mình. Ðệ tử chúng con vẫn thấy rằng biển khổ dễchìm, mà hễ chìm là cứ trôi hoài trôi mãi, vàđường tu thì khó bước mà mỗi bước là gặp biếtbao chông gai thử thách. Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương đức Phậtdạy: “Nhân sinh có hai mươi việc khó:

P:114

114 Niệm Phật sám pháp Nghèo khổ mà bố thí nổi, là khó Giàu sang mà học đạo được, là khó Xả thân quyết chết, là khó Xem được kinh Phật là khó Nhịn sắc lìa dục là khó Sinh gặp đức Phật ra đời là khó Thấy tốt mà không cầu là khó Bị nhục mà chẳng giận là khó Có thế lực mà không ỷ lại là khó Gặp việc đời mà cư xử vô tâm là khó Học rộng nghiên tầm nhiều là khó Trừ bỏ ngã mạn là khó Không khinh kẻ chưa học là khó Tâm hành bình đẳng là khó Chẳng nói việc thị phi là khó Ðược gặp Thiện tri thức là khó Thấy Tính để học Ðạo là khó Tùy duyên mà hóa độ kẻ khác là khó

P:115

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 115 Ðối cảnh mà không động tâm là khó Khéo biết dùng phương tiện là khó”. Quả thật như vậy, sinh gặp đời có Phật làkhó, vì sao? Vì được thấy Phật nghe Pháp và ytheo lời dạy mà phụng hành thì phải là người cónhiều căn lành, phúc đức, nhân duyên. Nay NhưLai đã diệt, các bậc Thiện tri thức hiện ra hoằngdương Phật pháp, nếu được thân cận nghe lờikhuyên dạy thì cũng được giải thoát. Nhưng kẻ căn lành sơ bạc thì gặp Thiện trithức cũng là khó khăn. Dù có duyên lành đượcthấy mặt nghe Pháp nhưng nếu không hiểu nghĩalý hoặc chấp hình thức bên ngoài mà không chịutin theo thì cũng đều vô ích. Theo kinh Hoa Nghiêm, muốn tìm cầuThiện tri thức thì đừng nên câu nệ theo hìnhtướng bên ngoài, như chấp kẻ ấy trẻ tuổi, nghèonàn, địa vị thấp, hoặc dòng dõi hạ tiện, tướngmạo xấu xa, các căn chẳng đủ, mà chỉ cầu ngườithông hiểu Phật pháp để có thể làm lợi ích chomình. Lại đối với bậc Thiện tri thức thì chớ nên

P:116

116 Niệm Phật sám pháptìm cầu sự lỗi lầm, bởi vị đó có khi vì mật hạnhtu hành, vì phương tiện hóa độ, hoặc đạo lực caonhưng tập khí còn chưa dứt. Nên mới có cáchành động sai trái như vậy. Nếu cứ chấp nê hìnhthức hay tìm cầu lỗi lầm thì tất không được lợiích trên đường Ðạo. Cho nên, nhìn tìm bậc Thiện tri thức là khóđến như thế! Tuy nhiên, cái khó và cái dễ chỉ là pháp đốiđãi vì trong khó có dễ và trong dễ có khó. Nếunhận hiểu và quyết tâm thì các việc khó đến mấycũng vẫn có thể thành tựu. Thân người khó được, Phật pháp khó nghe,nay nhờ sự gia bị của ơn Tam Bảo mà chúng concó được thân người. Nay nhờ duyên lành màchúng con được đón nhận sự giáo hóa của đứcBản Sư, nay nhờ Từ Bi lực của Phật A Mi Ðà màchúng con đã đặt trọn vẹn lòng tin vào bảnnguyện cứu độ của Ngài, nay nhờ sức sách tấncủa chư vị Thiện tri thức mà chúng con được đọctụng cuốn sách này, tức là đã gặp được phápthành Phật màu nhiệm, dễ dàng và rốt ráo.

P:117

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 117 Ngưỡng nguyện mười phương Tam Bảo,chư vị đại Bồ Tát, cùng liệt vị Hộ Pháp ThiệnThần, đem năng lực bản nguyện, năng lực trítuệ, năng lực thần thông, năng lực diệt sạch tộichướng mà ban thêm cho chúng con nhiều sứcmạnh cùng trí sáng suốt để dù gặp phải hoàncảnh khó khăn vẫn nhận rõ duyên đời khổmộng, quyết chí niệm Phật, trường trai giữ giới,khiến cho hoa sen báu bên trời Tây được nởthêm những hàng thượng thiện. Với tấm lòng tri ân, đệ tử chúng con xin đemcả tính mạng mà quy y và đỉnh lễ: Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Cực Lạc Giáo Chủ Ðại Từ Ðại Bi AMi Ðà Phật. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát. Nam mô Lư Sơn đạo tràng, khai sángNiệm Phật pháp môn, sơ tổ Huệ Viễn Ðại sưBồ Tát.

P:118

118 Niệm Phật sám pháp Nam mô Quang Minh đạo tràng hoằngdương Niệm Phật pháp môn Nhị tổ Thiện ĐạoÐại sư Bồ Tát. Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, liệt vịThiện Thần Bồ Tát Ma Ha Tát

P:119

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 119 MẤY LỜI TÂM HUYẾT Thuyết Pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhàPhật hoặc in kinh sách đem phát cho mọi ngườixem để họ sớm giác ngộ, được như thế hạnhphúc không gì bằng, đó gọi là Pháp thí. Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy,chúng ta thỉnh một số kinh sách chịu khó đemđến từng nhà cho mượn đọc, sau đó lần lượt chonhà khác mượn, hoặc đọc cho phòng khác nghe,nhất là cho người không biết chữ. Việc làm nàyquý giá vô biên, đây cũng gọi là Pháp thí. Chính đức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí,Pháp thí có công đức lớn nhất, không công đứcnào có thể sánh bằng”. Tưởng về lợi cũng như về danh, chúng tađừng nên lo nghĩ, mà điều tối cần là làm sao chorạng rỡ Chính Đạo. Đó là mục đích chính, thiêngliêng và cao cả nhất của chúng ta. Nền móng đạopháp cần nhờ sự chung lưng góp sức của chúngta. Vậy mỗi người nên xây đắp vào đó một ít vôi,một ít nước, một tảng đá hay một viên gạch…

P:120

120 Niệm Phật sám phápngõ hầu cái nền móng ấy được thêm bền vững vàkiên cố đời đời. Chúng ta không nên quan niệm về công đức,hãy nên nghĩ nhiều đến những người lầm đườnglạc lối, sống trong vòng tội lỗi không lối thoátxung quanh chúng ta. Hãy mau cứu vớt họ, cảnhtỉnh họ để cùng quay về chân lý, giúp họ tìm ranhiều lẽ sống, niềm vui. Được thế, chính ta đãlàm lợi ích cho Phật pháp vậy. Với hoài bão cuộc đời, chúng ta hãy “Tất cả vìPhật pháp”. Hi vọng mấy lời tâm huyết này đượcnhiều vị hảo tâm in kinh sách cho mọi người xem! Được vậy, niềm phúc lạc vô bờ chắc chắn sẽđến với chúng ta! Tha thiết mong mỏi như thế! Tặng cho thân nhân một số tiền nhỏ, lòngmình không vui, nhưng mình không đủ sức tặngnhiều hơn nữa. Chỉ có một cách là tặng các loạisách tu hành để xây dựng cho đời sống thanh cao,thì dù một quyển sách giá chỉ vài nghìn nhưngvẫn quý hơn tiền trăm bạc triệu. ---o0o---

P:121

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 121MỤC LỤC1. Đỉnh lễ...................................................................32. Phẩm thứ nhất: Niệm Phật phải vì thoát sinh tử luân hồi.............................................................53. Phẩm thứ hai: Niệm Phật phải phát tâm vô thượng bồ Ðề ......................................................184. Phẩm thứ ba: Niệm Phật phải Ðặt trọn lòng tin vào lời phật dạy .............................................345. Phẩm thứ tư: Niệm Phật phải phát nguyện vãng sinh cực lạc ................................................426. Phẩm thứ năm: Niệm Phật phải hành trì cho thiết thực .............................................................497. Phẩm thứ sáu: Niệm Phật phải dứt trừ phiền não ......................................................................568. Phẩm thứ bảy: Niệm Phật phải thực chứng bằng kinh nghiệm của bản thân ..........................709. Phẩm thứ tám: Niệm Phật phải bền lâu không gián đoạn ............................................................8010. Phẩm thứ chín: Niệm Phật phải an nhẫn các chướng duyên .....................................................8611. Phẩm thứ mười: Niệm Phật phải dự bị lúc lâm chung ...........................................................9812. Mấy lời tâm huyết...........................................119

P:123

Héi luËt gia ViÖt Nam nhµ xuÊt b¶n hång ®øc A2 - 261 Thôy khuª - QuËn T©y Hå - Hµ Néi Tel: 04.39260024 – Fax: 04.39260031 ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n Gi¸m ®èc Bïi ViÖt B¾c ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung Tæng biªn tËp Lý B¸ Toµn Biªn tËp: NguyÔn ThÕ VinhIn 1000 cuèn, khæ 13x19 cm. T¹i C«ng ty CP In vµ TM HTC.Sè §KKHXB: 2059 - 2014/CXB/15 - 60/H§.Sè Q§XB: 1766 - 2014/Q§ - H§.In xong vµ nép l­u chiÓu Quý IV n¨m 2014.M· sè s¸ch chuÈn quèc tÕ - ISBN: 978-604-86-2979-3

Create a Flipbook Now Explore More

Từ khóa » Niệm Phật Sám Pháp Pdf