Tác Giả: Pháp Sư Tịnh KhôngDịch: Chúng Đệ Tử Diệu Âm (Sen Vàng)NXB: Hồng ĐứcSố Trang: 144 TrangHình Thức: Bìa MềmKhổ: 14,5x20,5cmNăm XB: 2016Độ Dày: 0,7cm
Số lượng Thêm vào giỏ Mua ngay
Chi tiết
Bình luận
Đánh giá
Lời Nói Đầu:Trong một cơ duyên đến thăm Tịnh Tông Học Hội ở Singapore, chúng tôi may mắn đọc được quyển “Niệm Phật Thành Phật” (Hoa Ngữ) do một vị cư sĩ Diệu Âm dày công biên soạn và trích lục lại những khai thị quan trọng của Pháp Sư Tịnh Không, khi Ngài thuyết giảng kinh “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác”. Xin chân thành tri ân công đức vô lượng của cư sĩ Diệu Âm đã trích lục những lời giáo huấn vàng ngọc của pháp sư Tịnh Không về cách hành trì, tu tập pháp môn Tịnh Độ!Mặc dù với trình độ hiểu biết còn non kém về Hoa ngữ, thế pháp lẫn Phật pháp, song chúng tôi xin phép mạo muội được dịch lại bằng Việt ngữ, hầu chia sẻ pháp hỉ này cùng quý vị đạo hữu Tịnh độ, để chuyên tâm niệm hồng danh A Di Đà Phật, nguyện kiếp này thành tựu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, cứu cánh viên mãn, đồng thành Phật đạo. Phần diễn dịch chắc chắn không tránh khỏi nhiều sai sót. Kinh mong được chư vị Thiện Tri Thức chỉ dạy và bổ khuyết, để quyển sách này ngày càng được hoàn chỉnh hơn.Xin chắp tay cung kính tri ân quý thiện nhân, quý Phật tử đã hoan hỷ đóng góp công đức tài lực để thực hiện quyển sách được hoàn thành viên mãn. Nguyện đem công đức này, hồi hướng cho tận hư không biến pháp giới tất cả chúng sanh hữu tình và vô tình, được thoát khỏi lục đạo luân hồi, siêu sanh về Tây Phương Tịnh Độ. Nam Mô A Di Đà Phật.Chúng đệ tử Diệu Âm (Sen Vàng) kính bạchPhật Lịch 2556 (DL. 2012)Tựa:Tịnh Không pháp sư tuyên giảng “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký”, cư sĩ Lưu Thừa Phù khen đấy có thể cùng với “A Di Đà Sớ Sao” của Liên Trì Đại sư, “A Di Đà Yếu Giải” của Ngẫu Ích Đại sư, cùng được xưng là ba quyển bất hữu về văn giảng giải của Di Đà Tịnh độ. Có thể thấy được địa vị cao tột và giá trị quý báu của ba bộ kinh giảng này. Hậu học mỗi lần cung kính đọc, đều có những khải thị mới, thu hoạch mới, pháp hỉ tràn đầy vô hạn. Cổ nhân nói: “ba ngày không đọc sách, cảm thấy lời nói vô vị, mặt mũi đáng ghét”. Hậu học cũng cảm thấy: “ba ngày không đọc quyển giảng ký này, liền cảm thấy tâm thần tán loạn, đạo tâm thoái chuyển”. Phân tích thêm một bước, hai bộ kinh lớn trên của hai vị Đại sư, đều viết theo lối cổ văn, nói Lý rất thâm sâu, nếu một người mà trình độ Hoa ngữ (quốc học) và Phật lý không tinh thông, không am hiểu thì rất khó lý giải thấu triệt nghĩa thú đó.Quyển “giảng ký” này là Sư Phụ dùng lời nói giảng giải, chỗ thâm sâu giảng dễ hiểu, chỉ cần người nào có thể đọc, xem qua, bất luận căn cơ nào cũng đều có những lãnh hội riêng, được thật sự lợi ích. Về mặt nghĩa lý, phàm là người học Phật từ sơ phát tâm đến thành tựu Phật quả, tất cả quan niệm và cách hành trì cần chuẩn bị, Sư Phụ đều khai thị nhiều lần, ân cần dặn dò chỉ bảo. Nơi nơi đều thấy được tấm lòng quảng đại, cứu nhân độ thế, thiết tha kỳ vọng và từ bi vô tận của Sư Phụ. Khi đọc, hậu học thấy cảm ân vô cùng.Bộ “Vô Lượng Thọ Kinh” đệ nhất kinh của Tịnh Độ Tông này, Sư Phụ đã tuyên giảng một trăm lẻ bảy hội (107). Sau khi được Lưu cư sĩ chuyển lục thành văn tự, được tinh trang thành bốn quyển sách lớn, mỗi quyển sách dày sáu, bảy trăm trang. Muốn đọc hết toàn bộ, cần phải mất một thời gian dài, nếu muốn nhớ kỹ tất cả những lời dạy bảo trong “Giảng Ký” để y giáo phụng hành, thật sự không dễ dàng. Cho nên, hậu học thử trích lục những lời khai thị quan trọng trong kinh, để dễ bề đọc tụng, khắc ghi trong lòng, ngày thường đối nhân, xử thế, tiếp vật, cố gắng mà tuân theo. Sau này lại nghĩ đến, những đạo hữu đồng môn Tịnh tông, đa phần vì công việc bận rộn, rất khó có đủ thời gian để nghiên cứu, đọc tụng toàn văn “Giảng Ký”. Cho nên, những khai thị quan trọng trong quyển sách nhỏ này, đối với những đại chúng chân chánh tu hành Tịnh độ mà nói, có t hể giúp ích được đôi phần. Vì thế, hậu học không ngại thiển cận, lại chỉnh đốn phân loại, tập hợp thành sách, lấy tên là “Niệm Phật Thành Phật”. Xin trình lên cho Chu quán trưởng của thư viện Từ Quang để ấn hành, lưu thông rộng rãi. Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử, siêu Phàm nhập Thánh, xuất ly tam giới, vãng sanh Tây Phương, viên thành Phật đạo. A Di Đà Phật.Đệ tử Tam Bảo – Cư sĩ Diệu Âm Cẩn thức.Trích: “A- Giác Ngộ”:Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật. Nếu chúng ta không chăm chỉ cố gắng tu học thì một đời này không được vãng sanh, như vậy là phụ lòng Di Đà Thế Tôn quá nhiều. Làm thế nào mới không phụ lòng? Duy chỉ có chăm chỉ mà tu hành, phải xem đó là việc quan trọng nhất, việc lớn nhất trong một đời này, những việc khác có thể buông xuống, chỉ mỗi việc này là không thể buông xuống.Pháp môn của chư Phật Như Lai vô lượng vô biên, duy chỉ có pháp môn niệm Phật vãng sanh là trong một đời chắc chắn được độ. Chọn pháp môn này, trí tuệ của quý vị là đệ nhất. Văn Thù Bồ Tát chọn pháp môn này, Đại Thế Chí Bồ Tát chọn pháp môn này, Phổ Hiền Bồ Tát cũng chọn pháp môn này, nay quý vị cũng chọn pháp môn này, điều đó cho thấy trí tuệ của quý vị và các Ngài không hai. Đây là “Trí tuệ dũng mãnh”.Trong mười pháp giới, lợi ích thù thắng nhất là thành Phật, tổn hại lớn nhất là đọa nơi tam ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Quý vị có thể nhận thức rõ ràng thì có thể lánh xa tam đạo, trong một đời này có cơ hội tu hành làm Phật, làm Bồ Tát. Nếu quý vị thật sự hạ quyết tâm làm việc này, đây là trí tuệ. Thông thường, chúng ta nói trong Phật pháp có pháp Đại Thừa và pháp Tiểu Thừa. Tuy nhiên, nếu so “Pháp Nhất Thừa” với pháp Đại Thừa thì pháp Nhất Thừa cứu cánh hơn, viên mãn hơn. Tu theo Tiểu Thừa, cảnh giới cao nhất là A La Hán và Bích-chi Phật. Tu theo Đại Thừa, kết quả là chứng được quả vị Bồ Tát. Còn tu theo Nhất Thừa Phật pháp thì thành Phật. Trong bộ kinh này, Phật dạy chúng ta đại pháp tu hành để thành Phật.“ Phật” có nghĩa là một người đã giác ngộ. Đối với vũ trụ và nhân sinh đã triệt để thấu hiểu, cứu cánh viên mãn đối với bản thể vũ trụ nhân sinh. Các hiện tượng, tác dụng, quá khứ, hiện tại, vị lai không thứ nào mà lại không biết vì đã hoàn toàn không còn mê hoặc.“ A Di Đà Phật” dịch thành Hán văn, có nghĩa là “ vô lượng giác”. Vô lượng là tận hư không biến pháp giới, quá khứ, hiện tại, vị lai. Nếu dùng thuật ngữ ngày nay mà nói thì đó là thời gian và không gian, trong thời không nhất thiết vô lượng vô biên dùng một danh hiệu làm đại biểu- Vô lượng giác thể, không một thứ nào mà không lý giải được chân thật viên mãn, giác mà không mê, đây chính là hàm nghĩa danh hiệu “ A Di Đà Phật”. Cho nên, danh hiệu này là bản thể của vũ trụ vạn vật.Bồ đề Tâm chính là tâm thật sự giác ngộ. Thế nào mới là thật sự giác ngộ? Là thật sự quan sát sanh tử là việc lớn của đời người, vô thường nhanh chóng, lục đạo đáng sợ, phải nên có sự nhận biết như vậy. Từ đó nhất tâm nhất ý phải lìa xa lục đạo luân hồi, thật sự có tâm xuất ly khỏi tam giới, siêu vượt luân hồi, đây mới là thật sự giác ngộ. Tuy nhiên, tâm giác ngộ này cũng chỉ mới được một nửa mà thôi. Nếu tin “Niệm Phật Thành Phật” thì sự giác ngộ của quý vị mới thực sự viên mãn. Biết thật rằng một câu Phật hiệu có thể giúp chúng ta vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, từ sáng tới tối quyết không để gián đoạn, đây mới chính là gốc rễ của mạng sống, là việc lớn nhất của đời người, việc gì cũng có thể buông xuống nhưng việc này thì không, toàn tâm toàn ý về Tây Phương Tịnh độ, đây mới là thật sự giác ngộ, thật sự phát Bồ đề Tâm.Phật là một người đối với vũ trụ nhân sinh đã thấu hiểu và triệt để giác ngộ, làm tấm gương tốt cho cửu giới (9 giới) chúng sanh, một tí cũng không mê hoặc… triệt để thông đạt chư pháp thật tướng, đó là Phật, là Bồ Tát. Cho nên, Phật, Bồ Tát không phải là thần tiên vì thần tiên vẫn còn là lục đạo chúng sanh, đối với chư pháp thật tướng còn bị mê hoặc điên đảo, chưa thật thông suốt. Duy chỉ có Phật, Bồ Tát mới thật thông suốt.Thật sự nhận thức thấu đáo sự đáng sợ của thế giới sanh tử luân hồi, thật sự phát tâm muốn siêu vượt lục đạo luân hồi, cầu bất sanh bất tử thì tâm này là tâm đã giác ngộ rồi. Nếu như càng phát được cái tâm niệm “ A Di Đà Phật”, cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới thì tâm này là tâm đại giác, là vô thượng giác, là cứu cánh giác. Đây là phát Bồ Đề Tâm. Người học Phật phải nhìn rõ mục tiêu của mình. Mục tiêu thật sự của chúng ta chính là nhổ bỏ gốc rễ của sanh tử, siêu vượt tam giới lục đạo và nhất định phải xem việc này là quan trọng nhất trong sự tu học của đời này.Phật, Bồ Tát gia trì quý vị bao nhiêu thì phải xem tâm lượng quý vị phát lớn hay nhỏ, thật hay giả mà có sự khác biệt. Quý vị phát tâm chân thật, phát tâm rộng lớn thì oai thần của chư Phật, Bồ Tát gia trì cũng sẽ lớn. Ngược lại, nếu quý vị phát tâm nhỏ, phát tâm thiên vị thì chư Phật, Bồ Tát cũng gia trì nhưng lực gia trì đó nhỏ… Toàn tâm toàn ý muốn giúp đỡ chúng sanh khổ nạn được nghe chánh pháp, trong một đời được độ thì đây là phát vô thượng Bồ đề Tâm, Tâm này đáng quý. Tâm này vừa phát thì sẽ được chư Phật hộ niệm, Long thiên ủng hộ…Phương Pháp Mười Niệm (Pháp sư Tịnh Không giảng dạy):Phương pháp mười niệm (tức là một ngày niệm 10 lần và mỗi lần niệm 10 danh hiệu A-Di-Đà-Phật) là phương pháp đơn giản, lợi ích thiết thực trong việc hành trì pháp môn niệm Phật. Đặc biệt thích hợp với những người bận rộn, ít có thời gian tu tập. Hành trì theo phương pháp này sẽ giúp cho chúng ta nhất tâm chánh niệm A-Di-Đà-Phât và giúp cho chúng ta an lạc, thanh thản ngay trong giây phút hiện tại.Thời khóa hành trì được bắt đầu khi chúng ta bắt đầu thức giấc vào sáng sớm. Chúng ta ngồi thẳng người và niệm rõ ràng danh hiệu A-Di-Đà-Phật 10 lần với tâm chánh niệm, niệm lớn tiếng hay niệm thầm tùy theo ý muốn từng người. Chúng ta lặp lại công phu này 9 lần nữa trong một ngày. Như vậy, chúng ta công phu theo phương pháp này 10 lần trong mỗi ngày. Thời gian đó được đề nghị như sau:Ngay sau khi vừa thức giấc buổi sáng sớm.Trước khi bắt đầu dùng điểm tâm.Sau khi dùng điểm tâm.Trước khi làm việc chính trong ngày.Sau khi làm xong việc chính trong ngày.Trước khi ăn trưa.Sau khi ăn trưa.Trước khi ăn tối.Sau khi ăn tối.Lúc trước khi đi ngủ.Quan trọng nhất là phải hành trì đều đặn. Sự gián đoạn, không kiên nhẫn khi hành trì sẽ làm giảm hiệu lực tác dụng. Nếu hành trì liên tục, tinh cần thì người tu sẽ thấy càng ngày thân tâm càng gia tăng niềm an lạc. Tinh tấn hành trì phương pháp niệm 10 danh hiệu A-Di-Đà-Phật kết hợp với niềm tin và bản nguyện chân chính không thay đổi, chắc chắn bảo đảm tâm nguyện vãng sanh cõi Tây Phương Cực Lạc, cõi Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang sẽ thành tựu.MỤC LỤC:
Giác Ngộ
Học Phật
Tích Duyên
Tu Tâm
Tu Hành
Niệm Phật
Nhân Quả
Thiền Định
Tùy Duyên
Thành Phật
Sát Nghiệp Nặng, Nhiều Bệnh TậtKhai Thị Của Tịnh Không Lão Pháp SưPhương Pháp Mười NiệmTừ khóa: HT TỊNH KHÔNG, NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT Sản phẩm cùng loại
Bộ sách - Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh...
S001650
800.000 đ
Đặt hàng Yêu thích
CHƯ KINH PHẬT THUYẾT ĐỊA NGỤC TẬP YẾU
S001625
450.000 đ
Đặt hàng Yêu thích
ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN KINH GIẢNG KÝ...
S001616
400.000 đ
Đặt hàng Yêu thích
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA - PHÁP...
S001596
3.600.000 đ
Đặt hàng Yêu thích
PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH...
GG03
800.000 đ
Đặt hàng Yêu thích
LIỄU PHÀM TỨ HUẤN TOÀN TẬP - PHÁP SƯ...
TK02
250.000 đ
Đặt hàng Yêu thích
HỎI ĐÁP TRỢ NIỆM KHI LÂM CHUNG - PHÁP SƯ...
TK01
50.000 đ
Đặt hàng Yêu thích
GIẢNG GIẢI CẢM ỨNG THIÊN - PHÁP SƯ TỊNH...
GG02
900.000 đ
Đặt hàng Yêu thích ×
Đặt hàng
× Sản phẩm hot
BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG...
60.000 đ
Sổ Chép Tay Dược Sư Lưu...
50.000 đ
VỞ CHÉP KINH ĐỊA TẠNG BỒ...
150.000 đ
Luật Tứ Phần - TỲ KHEO...
1.500.000 đ
Căn Bản Thuyết Nhất...
150.000 đ
BÁT CHÁNH ĐẠO - Con...
100.000 đ
TÔ ĐÔNG PHA - Những...
120.000 đ
Bộ sách - Thập Thiện...
800.000 đ
Kinh Đại Phương Tiện...
120.000 đ
Thiên Đăng Diệu Pháp
800.000 đ
Tổng Hợp Tư Tưởng Tịnh...
500.000 đ
Kinh Vô Lượng Thọ Như...
50.000 đ
Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ
300.000 đ
Nghi Thức Cầu An Cầu...
25.000 đ
Kinh Vô Lượng Thọ Như...
70.000 đ
Sử Thi Người Chơi Đẹp...
350.000 đ
Lời Phật Dạy Trong Kinh...
190.000 đ
Cảm Ứng Thiên Vựng Biên
800.000 đ
Thái Thượng Cảm Ứng...
300.000 đ
Tư Tưởng Tịnh Độ Của Đại...
400.000 đ Sản phẩm mới
BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG...
60.000 đ
Sổ Chép Tay Dược Sư Lưu...
50.000 đ
VỞ CHÉP KINH ĐỊA TẠNG BỒ...
150.000 đ
Luật Tứ Phần - TỲ KHEO...
1.500.000 đ
Căn Bản Thuyết Nhất...
150.000 đ
BÁT CHÁNH ĐẠO - Con...
100.000 đ
TÔ ĐÔNG PHA - Những...
120.000 đ
Bộ sách - Thập Thiện...
800.000 đ
Kinh Đại Phương Tiện...
120.000 đ
Thiên Đăng Diệu Pháp
800.000 đ
Tổng Hợp Tư Tưởng Tịnh...
500.000 đ
Kinh Vô Lượng Thọ Như...
50.000 đ
Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ
300.000 đ
Nghi Thức Cầu An Cầu...
25.000 đ
Kinh Vô Lượng Thọ Như...
70.000 đ
Sử Thi Người Chơi Đẹp...
350.000 đ
Lời Phật Dạy Trong Kinh...
190.000 đ
Cảm Ứng Thiên Vựng Biên
800.000 đ
Thái Thượng Cảm Ứng...
300.000 đ
Tư Tưởng Tịnh Độ Của Đại...
400.000 đ Quy định & chính sách
Hướng dẫn đặt hàng
Hình thức thanh toán
Chính sách vận chuyển
Chính sách bảo hành
Chính sách đổi trả
Chính sách bảo mật thông tin
Thống kê truy cập
Đang truy cập30
Hôm nay2,751
Tháng hiện tại679,225
Tổng lượt truy cập14,030,822
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây