Niệm Phật Thoát Sanh Tử - Chùa Hoằng Pháp

Ngôi chùa Hoằng Pháp uy linh Mái cong ngói đỏ đậm tình quê hương.
  1. Trang chủ
  2. Thư viện kinh sách
  3. Sách Khác
Sách Khác Niệm Phật Thoát Sanh Tử Niệm Phật Thoát Sanh Tử Tác giả: Thích Nữ Tuệ Uyển Mục lục
  • Niệm Phật Thoát Sanh Tử
  • Vén Màn Vô Minh
  • Vọng tưởng cùng tánh Di-đà không có liên quan
  • Cầu lợi ích hiện tại, cầu lợi ích tương lai
  • Phước cúng dường
  • Tại sao phải niệm Phật
  • Cực Lạc và kinh đô
  • Tài sản tối thượng
  • Thành tựu nhân cách
  • Xã ngã
  • Bản chất thấp hèn
  • Nương Phật lực
  • Phật tâm chiếu sáng khi niệm Phật
  • Thuận dòng, nghịch dòng
  • Niệm A-di-đà mới thật sự lợi ích
  • Mạng lưới tâm thức
  • Tín nguyện trì danh
  • Pháp môn đặc biệt
  • Niệm Phật như xông ướp hương thơm
  • Nguyện tiếp dẫn
  • Nhận rõ tâm sinh diệt
  • Chỗ tột cùng của tâm thức
  • Tánh Vô lượng quang là thực tánh các pháp
  • Ngọc kia phải dũa, phải mài
  • Không bị tướng giả làm trở ngại
  • Sự nhiệm màu của Tịnh độ
  • Thấy tướng trụ, không thấy tướng sinh
  • Nói về màu sắc và âm thanh
  • Diệu lý thật tướng nơi các pháp
  • Tâm an nhiên
  • Câu chuyện tụng kinh
  • Khó-Dễ giữa Thiền và Tịnh
  • Câu chuyện " Tâm như tro lạnh"
  • Xa lìa vực thẳm nhiễm ô
  • Đới nghiệp vãng sanh
  • Đạo Thánh - Phàm
  • Niệm Phật để ngừng bánh xe luân hồi
  • Cùng tử nhận gia tài
  • Thăng - đoạ
  • Dũng mãnh chặt đứt các dây ràng buộc
  • Niệm Phật thì vạn niệm tự nhiên buông hết
  • Sống làm sao mới tốt
  • Niệm Phật tiêu được nghiệp chướng
  • Không xã tình chấp, vào địa ngục không gặp điều lành
  • Món quà vô giá
  • Câu chuyện vãng sinh biết trước ngày giờ
  • Niệm Phật với tâm hằng sáng
  • Niệm Phật không vãng sanh thì đi đâu nữa
  • Âm thanh dù ít, mà biến khắp khôn lường
  • Ngôn từ không phải là vật chết
  • Điều cần yếu trong khi niệm Phật là phải tưởng
  • Chỗ động niệm
  • Mạng lưới tâm thức
  • Nghĩ đến quỷ thần, quỷ thần sẽ được tín hiệu
  • Nói tu là tu những gì ?
  • Pháp trì danh thầm hợp đạo mầu
  • Câu chuyện ẩn báu
  • Cái gì không phải Như Lai, đẽo bỏ đi
  • Nhát búa Tử thần
  • Sự cảm ứng giữa Phật và chúng sinh
  • Y vào tâm Bồ-đề mà tu
  • Thấy được thật tướng
  • Niệm sáu chữ hồng danh gọi là tổng tụng
  • Kinh nghiệm Tôn giáo trong bộ não
  • Vùng đất bình an
  • Tối và sáng
  • Sống và chết
  • Dụng cụ riêng biệt của các khoa
  • Mở cửa căn nhà giải thoát
  • Vào cửa "không" không có địa ngục
  • Thọ trì kinh nào thành Phật ?
  • Tư tưởng như là con đường giải thoát
Xem thêm Câu chuyện vãng sinh biết trước ngày giờ

Đại sư Đàm Hư kể chuyện: Một vị Sư tên Tu Vô, quê ở Quảng Vi. Ngài xuất thân trong một gia đình làm nghề gạch ngói, vì gia cảnh gặp khó khăn nên làm việc rất gian lao, vất vả. Do đó, Ngài mới cảm nhận cõi đời vui ít khổ nhiều, Sư phát tâm xuất gia tu hành pháp môn niệm Phật. Năm Dân Quốc thứ 50, ngài Đàm Hư ở tại chùa Cực Lạc tại Đông Bắc Cáp Nhĩ Tân, thỉnh Pháp sư Đế Nhàn đến truyền giới. Trong kỳ giới này, Sư Tu Vô đến xin phát tâm hành khổ hạnh, chăm sóc người bệnh. Lúc đó, Pháp sư Định Tây trụ trì chùa Cực Lạc nhận Sư vào chùa, cho ở một căn phòng ngoại viện. Chưa đầy mười ngày, Sư lại thưa rằng “cần phải đi”. Pháp sư Định Tây bảo rằng: - Thầy phát tâm trông coi những người bệnh, sao chưa đầy mười ngày lại đòi đi. Như vậy tâm thầy không kiên cố rồi. Sư Tu Vô đáp: - Tôi không đi xứ nào, mà chỉ về Tây Phương thôi, thỉnh Sư Giám Viện mở lòng từ bi chuẩn bị cho tôi mấy trăm cân củi để thiêu sau khi tôi đi vậy. Pháp sư Định Tây hỏi lại: - Vậy khi nào Thầy đi? Sư Tu Vô đáp: - Trong vòng mười ngày nữa. Trả lời xong, Sư trở về thất. Ngày thứ hai, Sư lại tìm Pháp sư Đàm Hư và Pháp sư Định Tây nói: - Kính thưa chư vị Pháp sư, ngày mai tôi đi, thỉnh Pháp sư chuẩn bị cho tôi một căn phòng, và tìm mấy vị trợ niệm để đưa tiễn tôi đi. Sau đó, Pháp sư Định Tây cho người quét dọn một căn phòng trong nội viện, tìm một số gỗ khô chất thành đống, lại tìm mấy Thầy chuyên tu Tịnh độ để chuẩn bị trợ niệm. Trước giờ phút vãng sinh, mấy vị trợ niệm nói với Sư rằng: - Sư Tu Vô, trước lúc vãng sinh cũng nên làm mấy câu thơ, hay mấy câu kệ để lại cho mấy anh em tôi làm kỷ niệm. Sư đáp rằng: - Tôi xuất thân từ nơi khổ cực, sinh ra đã phải chịu sự ngu dốt, vì vậy thơ kệ đều không biết làm, nhưng tôi có một câu kinh nghiệm xin đọc lên cho chư vị cùng nghe. Câu ấy là: “Người nói được mà làm không được, không phải là người chơn trí huệ”. Nói xong, Sư ngồi kiết già, mặt hướng về Tây niệm Phật, chưa đầy 15 phút sau thì vãng sinh. Từ lúc Sư vãng sinh cho đến chiều, không khí ngoài trời rất nóng, nhưng sắc diện của Sư đầy vẻ thanh thoát lạ thường, thi thể toả ra mùi thơm, khi thiêu hoàn toàn không mùi hôi. Pháp sư Đế Nhàn đến xem, khen trường hợp hy hữu. Hơn 40 năm trước đây, báo chí Sài Gòn có đăng tin về ông Cả Thời ở làng Hạnh Thông Tây, tỉnh Gia Định. Ông là một Tín đồ Phật giáo chuyên tu niệm Phật, biết trước ngày giờ chết một tháng. Và đến ngày giờ mất trước 15 phút, ông từ giã hết thảy mọi người trong nhà, rồi ông đi đến nơi để xương, ấy là một cái lu sơn phết, được đặt sâu dưới đất từ lâu. Lúc ấy, các con ông lén đi theo phía sau, đến nơi ông ngồi vào trong lu, lớn tiếng niệm Phật vài phút, hào quang từ trên trời phóng xuống, ông liền mất.

Facebook Google Tweet Xem tiếp Sách cùng thể loại
Kinh Nhật Tụng
Kinh Nhật Tụng Chùa Hoằng Pháp
Kinh Trường Thọ Diệt Tội
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Người Dịch:
Thánh Đức Và Sự Linh Ứng của Bồ - Tát Địa Tạng
Thánh Đức Và Sự Linh Ứng của Bồ - Tát Địa Tạng Nhiều tác giả
Tây Phương An Lạc Tập
Tây Phương An Lạc Tập Đại Sư Đạo Xước
Những Câu Chuyện Về Nhân Quả
Những Câu Chuyện Về Nhân Quả Thích Tâm Thuận
Tích Truyện Đức Từ Thị Quán Thế Âm
Tích Truyện Đức Từ Thị Quán Thế Âm Thích Tâm Hoà
Xem tất cả

Từ khóa » Vì Sao Niệm Phật Không Vãng Sanh