Niềm Tin Là Gì? Sức Mạnh Của Niềm Tin? - Kênh Tuyển Sinh
Có thể bạn quan tâm
Vũ khí mạnh nhất mà con người có được liệu có phải là súng đạn, xe tăng, máy bay chiến đấu hay bom nguyên tử? Không! Vũ khí tối thượng của con người đó là trí tuệ, mà thứ có sức mạnh khủng khiếp nhất là niềm tin!
Vậy, niềm tin là gì? Sức mạnh của niềm tin? Tại sao cần có niềm tin trong cuộc sống? Cách xây dựng niềm tin?... Hãy cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Xem thêm: Nuôi dưỡng niềm tin trong bạn
Vai trò của niềm tin trong cuộc sống
Tại sao một số người có thể đạt được rất nhiều thành công vượt bậc trong cuộc sống? Tại sao một số người có thể đạt được những thành quả phi thường… vượt xa những gì được mong đợi? Có phải đó là vì họ tài năng, nhạy bén và có năng lực hơn người? Có phải họ có nhiều điều kiện tốt hơn so với người khác?
Câu trả lời không phải vậy. Điểm khác biệt của những người thành công hơn so với người bình thường là họ có niềm tin mãnh liệt vào việc mình làm. Niềm tin này đã mang lại sức mạnh giúp họ “chiến đấu” kiên cường, và cuối cùng “chiến thắng” bất cứ gian lao trắc trở nào.
Mỗi người cần phải có niềm tin trong cuộc sống để vượt qua những khó khăn và thử thách đang giăng lấp. Niềm tin thực sự cũng sẽ đưa con người từ vực thẳm tối tăm tiến lên phía trước. Đồng thời nó cũng có thể cứu họ từ gục ngã mà vươn lên trong những khó khăn. Helen Keller có nói: "Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin".
Mỗi người cần phải có niềm tin trong cuộc sống để vượt qua những khó khăn và thử thách
Niềm tin là gì? Sức mạnh của niềm tin?
Bạn thân mến, chắc hẳn trong cuộc sống sẽ có đôi lúc chúng ta cảm thấy thiếu niềm tin, thiếu sự chắc chắn trước một sự việc nào đó, điều này khiến chúng ta không sử dụng được khả năng có sẵn nơi mình. Có thể ngay lúc này đây, bạn cũng chưa hình dung được sức mạnh của niềm tin hoặc bạn còn nhiều nghi ngờ về chúng. Bởi mỗi con người đều có 1 trong 2 thế giới quan - cách nhìn nhận vấn đề cho riêng mình: thế giới quan tích cực và thế giới quan tiêu cực.
Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản về niềm tin như: Niềm tin là gì? Niềm tin đến từ đâu? Sức mạnh của niềm tin và Làm sao để tạo niềm tin?
Phần 1: Niềm tin là gì?
- Niềm tin chính là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động. Bạn không nhất thiết phải tin những gì mình thấy, nhưng bạn thường có xu hướng thấy những gì bạn đã tin. Bạn cũng thường loại bỏ những thông tin trái ngược với những gì bạn đã tin tưởng mà không xem xét liệu niềm tin và thành kiến của bạn có dựa trên sự thật khách quan hay chỉ là cảm nhận chủ quan.
- Nhiều người coi niềm tin như một sự vật, nhưng thật ra nó là một cảm giác chắc chắn về một điều gì đó. Nếu bạn nói rằng bạn thông minh, có nghĩa là bạn nói "Tôi cảm thấy chắc chắn tôi thông minh". Cảm giác chắc chắn này cho phép bạn khai thông những nguồn năng lực giúp bạn tạo được những kết quả thông minh. Tất cả chúng ta đều có sẵn nơi mình câu trả lời cho hầu hết mọi chuyện hay ít ra chúng ta có thể tìm những câu trả lời cần thiết nhờ những người khác. Tuy nhiên, chúng ta thường thiếu niềm tin, thiếu sự chắc chắn nên không sử dụng được khả năng có sẵn nơi mình.
- Niềm tin là thứ ta có thể xây dựng thông qua nguyên tắc Tự Kỷ Ám Thị. Những suy nghĩ của bạn, khi được nhắc đi nhắc lại thường xuyên, bạn sẽ tin vào điều mà suy nghĩ đó được lặp lại, không quan trọng những gì bạn nghĩ có phải là sự thật hay không.
- Và đôi khi niềm tin đơn giản chỉ là bạn tin vào những gì người khác nói, đôi khi chính bạn cũng không hiểu hết được những điều họ đang nói, đang làm nhưng trong lòng vẫn thuyết phục mình tin vào điều đó bởi vì mình nghĩ là điều đó đúng và đáng tin tưởng... Chỉ vậy thôi!
Phần 2: Niềm tin đến từ đâu? Làm sao để khơi dậy niềm tin trong bạn?
Niềm tin có nguồn gốc từ môi trường xung quanh
Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng và cấu thành nên niềm tin của mỗi người, trong đó yếu tố môi trường có tác động lớn nhất. Nếu tất cả những gì ta thấy, hay mọi thứ diễn ra quanh ta chỉ là thất bại và tuyệt vọng, ta rất khó hình thành những hình ảnh trong tâm tưởng giúp ta đến được với thành công. Ngược lại, nếu xung quanh bạn là những người tự tin, đầy quyết tâm, bạn sẽ cảm thấy mình mạnh mẽ hơn so với bình thường.
Làm sao để tự tin?
Làm sao để tự tin? Tự tin là điều hết sức cần thiết để bạn có thể thành công trong cuộc sống, sự nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể luôn đạt được...
Niềm tin xuất phát từ sự kiện đặc biệt xảy ra trong cuộc sống
Hệ tư tưởng và niềm tin của bạn thường thay đổi khi cuộc đời bạn xuất hiện những biến cố. Đôi khi chỉ cần một sự kiện dù lớn hay nhỏ, nó cũng có thể thay đổi hoàn toàn suy nghĩ và hệ thống niềm tin của bạn. Chẳng hạn, một lần đổ vỡ trong hôn nhân khiến bản thân người trong cuộc mất dần niềm tin vào hạnh phúc gia đình, hay một người gặp thất bại trong kinh doanh có thể khiến họ cảm thấy không tin vào thành công nữa…
Niềm tin đến từ nền tảng kiến thức
Một yếu tố khác quyết định đến hệ thống niềm tin của bạn chính là nền tảng kiến thức. Những người có học thức và có hệ nền tảng kiến thức tốt thường có những hệ niềm tin tích cực hơn những người khác. Bạn càng hiểu biết thì bạn càng tin tưởng vào bản thân, vào những gì bạn có thể làm được và hệ niềm tin của bạn sẽ càng đúng đắn, chuẩn mực hơn. Có rất nhiều cách khác nhau để thu nhận tri thức: thông qua việc đọc sách, xem phim, nghiên cứu và học hỏi, trải nghiệm từ thực tế và những người xung quanh.
Niềm tin xuất phát từ những thành quả trong quá khứ
Cách chắc chắn nhất để tạo niềm tin là hãy thử điều đó một lần. Chỉ khi bạn hành động và tạo ra thành quả, lúc đó bạn mới có cơ sở hình thành niềm tin, khả năng của bản thân.
Niềm tin xuất phát từ những gì bạn cho là đúng
Một cách khác để tạo ra niềm tin là tưởng tượng về thành tựu mình sẽ đạt được trong tương lai. Hãy thử tượng tượng bạn sẽ trở thành một doanh nhân, một nhà lãnh đạo xuất sắc trong tương lai. Điều đó thật tuyệt vời! Đó sẽ là động lực để bạn cố gắng hành động ngay bây giờ.
Phần 3: Sức mạnh của niềm tin
Một niềm tin hạn chế là trở ngại rất lớn của bạn trong công việc
Bạn sẽ không thực hiện được việc bán hàng, mặc dù bạn biết bạn có thể; bạn không thể đứng trước đám đông để thuyết trình một vấn đề mà mình tâm đắc cho mọi người, mặc dù chẳng có lý do hợp lý nào khiến bạn phải khiếp sợ cả… Và điều bạn cần là phải khắc phục những nhược điểm này trong suy nghĩ.
Niềm tin giúp bạn mở cánh cửa đến với tinh hoa
Khi tin điều gì là chân lý, bạn thật sự có trạng thái tin tưởng hoàn toàn vào điều bạn cho là đúng. Niềm tin là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất trong việc tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ngược lại, niềm tin bị giới hạn cũng sẽ hủy hoại hành động. Niềm tin mang lại tâm trạng tràn đầy sức sống sẽ khiến con người mạnh mẽ hẳn lên. Niềm tin giúp chúng ta khơi nguồn những năng lực phong phú nhất ẩn sâu trong con người, tạo ra và định hướng cho những nguồn năng lực ấy giúp thực hiện những mục tiêu mong muốn.
Niềm tin sẽ giúp bạn kiên trì theo đuổi ước mơ - lý tưởng của mình
Sự thật là không ai tài giỏi hơn hay thông minh hơn bạn. Nếu có, phần lớn đó là những người biết cách phát triển khả năng và tài năng thiên bẩm của mình nhiều hơn bạn mà thôi. Họ đã tìm hiểu về niềm tin và sớm áp dụng vào cuộc sống cũng như công việc. Trong phạm vi nhất định, bạn cũng có thể làm được bất kỳ điều gì mà những người đó đã làm, chỉ cần bạn có lòng nhiệt thành và sự ham học hỏi và lúc này, niềm tin chính là điều có thể giúp bạn theo đuổi đến cùng những gì mà bạn mong muốn trở thành.
Niềm tin giống như “hệ điều hành” cho não bộ của bạn
Niềm tin quyết định những gì bạn mong muốn từ bản thân và những gì bạn có thể đạt được. Và trên hết mọi thứ, niềm tin của bạn quyết định mong muốn của bạn. Nếu bạn tin rằng bạn có thể trở thành triệu phú, chủ tịch tập đoàn hay một chính trị gia, bạn sẽ “dám” mong muốn bản thân mình đạt được điều đó. Nếu bạn tin rằng bạn không bao giờ có khả năng sở hữu những điều đó, bạn sẽ chẳng dám mong chứ đừng nói đến việc hành động để biến nó thành hiện thực.
Niềm tin mạnh mẽ thúc đẩy bạn hành động và quyết định việc bạn sẽ tận dụng được bao nhiêu phần trăm tiềm năng của mình
Khi bạn tin rằng bạn có thể đạt được một mục tiêu nào đó, bạn sẽ nỗ lực hết mình, hành động liên tục và quyết tâm làm bất cứ việc gì (trong giới hạn đạo đức và pháp luật) để đạt được nó. Kết quả là bạn sẽ tận dụng rất nhiều khả năng tiềm ẩn bên trong bạn. Một khi bạn đã tận dụng được tiềm năng của mình, bạn nghĩ rằng kết quả sẽ như thế nào? Dĩ nhiên là bạn gặt hái được những thành quả to lớn! Và khi bạn đạt được kết quả như ý, niềm tin của bạn sẽ càng được củng cố và trở nên mạnh mẽ hơn.
Làm sao xây dựng niềm tin cho mình?
1. Chấp nhận tình trạng hiện tại
Nếu bạn muốn vực dậy niềm tin vào chính mình, điều đầu tiên bạn cần làm chính là chấp nhận tình trạng hiện tại của bạn. Hãy sống hòa hợp với nó, mọi sự phản kháng đều vô nghĩa, chỉ khi bạn biết chấp nhận bạn mới có đủ nghị lực để thay đổi cuộc sống của mình.
2. Nghĩ về những thành công trong quá khứ
Nếu bạn cảm thấy chán nản, hãy nhìn vào quá khứ để có động lực trở lại. Hồi tưởng lại quá khứ và nhớ lại những điều tuyệt vời mình đã làm, những lần bị tổn thương nhưng vẫn có thể vực dậy niềm tin để thành công. Hãy sử dụng quá khứ của bạn như là một lợi thế nhé!
Đặt niềm tin để tạo thành công
Những người thành công không chỉ hành động khác với mọi người quanh họ mà ngay cả trong suy nghĩ, niềm tin cũng có nhiều điều khác biệt.
3. Tin tưởng vào bản thân
“Mọi thứ trong vũ trụ đều có ở trong bạn. Hãy tự hỏi mình tất cả.” – Rumi
Tất cả nghị lực, tài năng, lòng can đảm, sức mạnh và sự tự tin đều tiềm ẩn bên trong con người bạn. Hãy dành thời gian để khám phá chính mình thông qua việc thiền định, viết nhật ký hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến bạn có thể tin tưởng vào bản thân mình thêm lần nữa.
4. Nói chuyện với chính mình
Việc nói chuyện với chính mình và tạo động lực cho bản thân thực sự rất quan trọng vì chính chúng ta mới là người quyết định mình sẽ là ai mà không cần sự chấp thuận của bất cứ người nào khác.
5. Đừng để nỗi sợ hãi ngăn cản bạn
“Hãy luôn làm điều bạn sợ phải làm.” – Ralph Waldo Emerson
Đó là điều cốt yếu nhất cản trở bạn vực dậy niềm tin vào chính mình. Hãy đối diện với nỗi sợ hãi và đừng để chúng ngăn cản bạn thực hiện những mục tiêu của mình.
6. Tha thứ cho bản thân
Bạn phải tự tha thứ tất cả những thất bại hay sai lầm của mình trong quá khứ và tiếp tục tiến về phía trước. Bạn phải tin tưởng vào tương lai và ngừng việc hối hận, ăn năn về những lỗi lầm trong quá khứ. Hãy thương xót chính mình.
7. Có thái độ tích cực
Có thái độ tích cực đối với tất cả mọi thứ là cách nhanh nhất để vực dậy niềm tin của chính mình. Hãy hài lòng cho dù bạn là ai và hài lòng với những gì bạn đang có. Hãy luôn nhìn vào mặt tích cực và những điều tốt đẹp trên thế giới.
8. Tiếp tục tiến về phía trước và đừng bao giờ ngoảnh lại
“Nếu bạn không thể bay được thì hãy chạy, nếu bạn không thể chạy được thì hãy đi, nếu bạn không thể đi được thì hãy bò, bất kể thế nào bạn hãy luôn cố gắng tiến về phía trước.” – Martin Luther King Jr
Sẽ có vô số lần trong đời bạn cảm thấy suy sụp và muốn bỏ cuộc. Giọng nói trong đầu sẽ bảo bạn hãy dừng lại đi và bạn bắt đầu nghi ngờ chính mình, nhưng bạn đừng bao giờ tin giọng nói ấy. Hãy mạnh mẽ và tiếp tục tiến về phía trước. Đừng bao giờ từ bỏ chính mình. Bạn hãy tiếp tục đi và cuối cùng bạn sẽ đến đích. Và khi làm được điều đó, bạn sẽ nhận ra mình mạnh mẽ như thế nào.
Kênh Tuyển Sinh tổng hợp
Từ khóa » Niềm Tin Chất Phác Là Gì
-
Từ điển Tiếng Việt "quan Niệm Thực Tại Chất Phác" - Là Gì?
-
Chất Phác Là Gì? Một Người Chất Phác Có đặc điểm Gì?
-
Niềm Tin Là Gì? Nguồn Gốc Niềm Tin Và Cách để Xây Dựng Niềm Tin
-
Chất Phác Là Gì ? Nghĩa Của Từ Chất Phác Trong Tiếng Việt Chất ...
-
Chất Phác Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Chất Phác - Từ điển Việt
-
Chất Phác Có Nghĩa Là Gì
-
Thông điệp Về Niềm Tin Con đường Xây Dựng Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa
-
Sức Mạnh Của Niềm Tin - BÌNH LUẬN - Tạp Chí Cộng Sản
-
Một Số Yêu Cầu Về Phát Triển Con Người Việt Nam Trong Giai đoạn ...
-
[PDF] Vật Chất Là Một Phạm Trù Nền Tảng Của Chủ Nghĩa Duy Vật Triết
-
Chủ Nghĩa Duy Vật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Triết Học Phương Tây – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ví Dụ Về Chủ Nghĩa Duy Vật Chất Phác