Cơ quan ngôn luậnTổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - eISSN 2734-9144; ISSN 2734-9136
- HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
- Tin tức - sự kiện
- Thống kê tập trung
- Thống kê Bộ, ngành
- KINH TẾ - XÃ HỘI
- Thời sự - Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội - Môi trường
- TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
- Số liệu thống kê
- Kinh tế - Xã hội
- Chuyên đề cơ sở
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- SÁCH HAY THỐNG KÊ
- QUỐC TẾ
- Thống kê nước ngoài
- Hội nhập quốc tế
- LIÊN HỆ
- THƯ VIỆN
- Thư viện ảnh
- Thư viện video
- Thư viện tài liệu
- GIỚI THIỆU
Trang chủ SÁCH HAY THỐNG KÊ CTV gửi bài Site map Niên giám Thống kê ASEAN 2021 26/05/2022 - 02:52 PM Cỡ chữ
Niên giám Thống kê ASEAN 2021 là ấn phẩm thường niên của Ban Thư ký ASEAN được xuất bản vào tháng 12/2021 do Bộ phận Thống kê của Ban Thư ký ASEAN và Cơ quan thống kê quốc gia của các thành viên thuộc Hệ thống Thống kê Cộng đồng ASEAN (ACSS) phối hợp thực hiện. Niên giám Thống kê ASEAN 2021 là ấn phẩm niên giám thứ 17 của Ban Thư ký ASEAN, có 286 trang với 13 Chương, cung cấp đến độc giả hệ thống bảng biểu, biểu đồ, dữ liệu chính xác và đáng tin cậy giai đoạn 2011-2020 trong các lĩnh vực dân số và nhân khẩu học, giáo dục, y tế, việc làm, thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài... Sách Niên giám Thống kê ASEAN 2021 của Ban Thư ký ASEAN Chương 1: Dân số Năm 2020, tổng dân số khu vực ASEAN là gần 661,3 triệu người, tăng 1,1% so năm 2019. Trong đó Indonesia là quốc gia đông dân nhất với trên 270,2 triệu người, tăng 1,4% so năm 2019, trong khi Brunei là quốc gia có dân số ít nhất là 453 nghìn người, giảm 1,3% so năm 2019. Lào là quốc gia có tốc độ tăng dân số cao nhất trong năm 2020 với 1,9%. Trong tổng dân số toàn khu vực dân số nam là trên 330,2 triệu người, chiếm tỷ lệ 50%. Dân số nữ là gần 330 triệu người, cũng chiếm tỷ lệ 50%. Xét theo nhóm tuổi, nhóm tuổi 20-54 tuổi chiếm 50,8% dân số toàn khu vực, đạt gần 335,4 triệu người. Chương 2: Giáo dục và sức khỏe Tỷ lệ biết chữ ở người lớn từ 15 tuổi trở lên là khá cao ở nhiều quốc gia. Tỷ lệ này ở Singapore là 97,1%; Việt Nam là 96,7%, Indonesia là 96%. Riêng tại Brunei, tỷ lệ biết chữ ở người lớn tính từ 10 tuổi trở lên và đạt 97,3%. Ở các quốc gia trên, tỷ lệ biết chữ ở người lớn là nam giới luôn cao hơn tỷ lệ biết chữ ở người lớn là nữ giới. Trong 10 nước thành viên ASEAN, Campuchia là quốc gia có tỷ suất sinh thô và tỷ suất chết thô khá cao, lần lượt là 21,9‰ và 7‰. Lào đồng thời là quốc gia có tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất trong khu vực với 49,3 trẻ/1000 trẻ sống và tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi là 65,1 trẻ/1000 trẻ sống. Chương 3: Lao động việc làm Năm 2020, lực lượng lao động của Indonesia là cao nhất trong khu vực ASEAN với 138,2 triệu người. Trong khi đó lực lượng lao động của Việt Nam là 54,6 triệu người, Philipin là 43,6 triệu người. Brunei là quốc gia có lực lượng lao động thấp nhất chỉ với 234 nghìn người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tại Việt Nam là 74%; tiếp đến là Malaysia 68,4%; Singapore 68,1%; Indonesia và Thái Lan cùng là 67,8%. Philipin là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên năm 2020 cao nhất với 10,3% (tương ứng với 4,5 triệu người). Tiếp đến là Brunei 7,4% (tương ứng 17,4 nghìn người); Indonesia (gần 9,8 triệu người). Ở phần lớn các quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới là cao hơn nam giới. Chương 4: Kinh tế Vĩ mô Năm 2020, tốc độ tăng GDP của toàn khu vực là -3,3%. 6/10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP âm là Philippin (-9,6%); Thái Lan (-6,1%), Malaysia (-5,6%), Singapore (-5,4%); Campuchia (-3,1%); Indonesia (-2,1%). 4 quốc gia còn lại có GDP tăng trưởng dương song cũng chỉ ở mức thấp là Lào (3,3%); Myanmar (3,2%); Việt Nam (2,9%); và Brunei (1,1%). GDP theo giá hiện hành tính theo USD của toàn khu vực ASEAN là 2.997,8 tỷ USD, trong đó Indonesia là quốc gia có GDP cao nhất với 1.059,1 tỷ USD, tiếp đến là Thái Lan 501,5 tỷ USD. GDP bình quân đầu người tính chung của 10 quốc gia thành viên là 4.533,2 USD. Có sự chênh lệch đáng kể về GDP bình quân đầu người giữa các nước trong khu vực. Cụ thể, nếu như GDP bình quân đầu người tại Singapore là 59.784,8 USD thì tại Campuchia chỉ là 1.528,5 USD. Ở tất cả các nước ASEAN, khu vực nông nghiệp luôn có GDP thấp nhất trong 3 lĩnh vực kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Năm 2020, Myanmar là quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong khu vực với 5,7%, trong khi đó Malaysia có tỷ lệ lạm phát là -1,1% và Thái Lan là -0,8%. Chương 5: Thương mại hàng hóa Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa toàn khu vực đạt 2.591,2 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nội khối ASEAN đạt 549,8 tỷ USD; kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ngoại khối đạt 2.041,4 tỷ USD. Tính riêng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn khu vực đạt giá trị 1.356,9 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt giá trị 1.234,3 tỷ USD. Như vậy, năm 2020 ASEAN đã xuất siêu 122,5 tỷ USD. Trong khu vực, Singapore là quốc gia có tổng thương mại hàng hóa cao nhất với 704,4 tỷ USD, xuất siêu 45,2 tỷ USD. Philippine là quốc gia có tổng thương mại hàng hóa chỉ đứng thứ 6 trong khối với 160,4 tỷ USD và nhập siêu tới gần 30 tỷ USD. Trong khu vực còn có 2 quốc gia nhập siêu năm 2020 là Campuchia (1,6 tỷ USD) và Myanmar (1,1 tỷ USD). Ngoài thị trường nội khối, các thị trường xuất khẩu lớn của các quốc gia thành viên ASEAN lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, EU-27, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, châu Úc. Chương 6: Thương mại dịch vụ Năm 2020, xuất khẩu dịch vụ của ASEAN đạt gần 316 tỷ USD, trong đó Singapore có giá trị xuất khẩu dịch vụ lớn nhất là 187,6 tỷ USD, ngược lại, Lào có giá trị xuất khẩu dịch vụ thấp nhất 346,2 triệu USD. Cũng trong năm 2020, khu vực ASEAN có kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 321 tỷ USD. Chương 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong năm 2020, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN chỉ đạt 137,3 tỷ USD, thấp hơn nhiều mức 182 tỷ USD của năm 2019 và thấp hơn cả những con số của các năm 2017 (156,1 tỷ USD) và năm 2018 (149,5 tỷ USD). Trong khu vực, năm 2020, Singapore là quốc gia thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 90,6 tỷ USD, chiếm 65,99% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn khu vực; cao hơn rất nhiều so với các quốc gia đứng tiếp sau đó là Indonesia (18,3 tỷ USD); Việt Nam (15,8 tỷ USD). Vốn đầu tư nước ngoài vào ASEAN chủ yếu đến từ Mỹ (38,5 tỷ USD), EU-27 (10,0 tỷ USD), Trung Quốc (7,7 tỷ USD), Nhật Bản (6,8 tỷ USD). Hoạt động tài chính và bảo hiểm là lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất với 50,3 tỷ USD; theo theo là thương mại bán buôn và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ và chu trình động cơ (26,9 tỷ USD); chế tạo (19,9 tỷ USD); hoạt động chuyên môn, khoa học và kỹ thuật (11,2 tỷ USD). Chương 8: Vận tải Năm 2020, trong 10 quốc gia thành viên, Indonesia có tổng số phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký là cao nhất với 131,0 nghìn phương tiện; tiếp đến là Thái Lan 41,5 nghìn phương tiện; malaysia (32,4 nghìn phương tiện) Philipnin (11,8 nghìn phương tiện). Tổng số phương tiện trên 1000 dân ở Brunei là 997,8; Malysia (993,7); Thái Lan (608,7)... Số lượng sân bay trong nước tại Indonesia là 263 sân bay, Philippine là 87 sân bay, Malaysia là 35 sân bay, Thái Lan là 31 sân bay. Các quốc gia còn lại có số sân bay trong nước khá ít. Về số lượng sân bay quốc tế, Indonesia cũng là quốc gia có nhiều sân bay quốc tế nhất vơi 34 sân bay, trong khi đó số lượng sân bay quốc tế tại các nước còn lại là khá khiêm tốn. Năm 2020, lưu lượng hành khách nội địa di chuyển bằng đường hàng không tại các quốc gia thành viên sụt giảm đáng kể. Cụ thể, lưu lượng hành khách nội địa di chuyển bằng đường hàng không của Indonesia chỉ là 35,4 triệu lượt hành khách; Thái Lan gần 42 triệu lượt hành khách, Philippine là 12,6 triệu lượt hành khách. Lưu lượng khách quốc tế trong năm 2020 cũng sụt giảm mạnh ở tất cả các quốc gia trong khu vực, tại Thái Lan là 16,3 triệu lượt hành khách; Singapore là 11,6 triệu lượt hành khách; Malaysia là 9,5 triệu lượt hành khách, Indonesia là 7,2 triệu lượt hành khách. Chương 9: Du lịch Do tác động của tình hình dịch bệnh Covid - 19 nên lượng khách đến ASEAN năm 2020 giảm mạnh, chỉ còn 26,1 triệu lượt khách, giảm 81,8% so năm 2019. Trong đó, lượng khách du lịch nội khối là 9,2 triệu lượt khách, giảm 82%. Lượng khách quốc tế đến ASEAN chỉ còn gần 17 triệu lượt khách, giảm 81,5%. Chương 10: Nông nghiệp Tính đến năm 2019, tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn khu vực là 449,2 triệu ha, trong đó diện tích đất sử dụng là gần 439,5 ha. Năm 2020, sản lượng lúa của toàn khu vực đạt 191,2 triệu tấn, tăng gần 2% so năm 2019. Tình hình chăn nuôi trong khu vực ổn định, riêng tình hình chăn nuôi gia cầm có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2019, cả khu vực có gần 78,6 nghìn đàn lợn; 37,8 nghìn đàn dê; 19,2 nghìn đàn cừu; 5.321,5 triệu con gà và 221,3 triệu con vịt. Tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm năm 2019 là gần 22,1 triệu tấn. Trong đó sản lượng thịt lợn năm 2019 đạt 8,0 triệu tấn; thịt trâu và bò là 2,1 triệu tấn; thịt cừu, thịt dê là gần 0,4 triệu tấn và thịt gia cầm là 11,6 triệu tấn. Chương 11: Chế tạo Số lượng cơ sở sản xuất chế tạo tại các quốc gia thành viên ASEAN có xu hướng tăng đều qua các năm và ngày càng thu hút nhiều lao động trong lĩnh vực này. Trong khu vực, Indonesia là quốc gia tập trung số lượng lớn cơ sở sản xuất chế tạo có quy mô lớn. Chương 12: Các chỉ tiêu xã hội khác Mỗi quốc gia đều xây dựng tiêu chí để xác định chuẩn nghèo khác nhau. Năm 2019, tỷ lệ dân số dưới Chuẩn nghèo quốc gia của Indonesia là 9,4%, của Thái Lan là 6,2%; Việt Nam là 5,7% và Malaysia là 5,6%. Trong năm 2019, hệ số Gini của các quốc gia: Singapore là 0,452; Thái Lan 0,430; Malaysia là 0,407; Việt Nam 0,395 và Indonessia là 0,392. Tỷ lệ ghế trong cơ quan lập pháp quốc gia do phụ nữ nắm giữ tại Singapore là khá cao với 29,8%, tiếp đến là Việt Nam 26,8%; Indonesia là 20,5%. Chương 13: Các lĩnh vực khác Năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu dầu thô của toàn khu vực là gần 9,6 tỷ USD; tổng giá trị nhập khẩu dầu thô là gần 46,7 tỷ USD. Ngoại thị trường nội khối, các thị trường xuất khẩu dầu thô chính của ASEAN là châu Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Trong khi đó ASEAn chủ yếu nhập khẩu dầu thô từ các thị trường Ả-rập Xê-út, các Tiểu vương quốc Ả rập, Kuwait, Mỹ, Qatar… Tổng diện tích trồng rừng của khu vực năm 2020 là 206.6 triệu ha, giảm 3,4% so với năm 2010. Tỷ lệ người dân tiếp cận dịch vụ internet trên 100 dân của toàn khu vực là 62,9/100 dân, tỷ lệ này ở Singapore là rất cao với 92,0/100 dân; trong khi ở Indonesia chỉ là 53,7/100 dân./. Quang Vinh Về
trang trước In
trang Các bài viết khác
Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2023
30/11/2024
Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024
26/11/2024
Tài liệu hướng dẫn thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
24/10/2024
Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam năm 2024
11/10/2024
Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành
26/09/2024
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2011-2020
29/07/2024
Kinh tế - xã hội các địa phương ven biển giai đoạn 2011-2022
22/04/2024
Giáo dục, đào tạo Việt Nam - Kết quả đánh giá từ Tổng điều tra kinh tế năm 2021
16/01/2024
Số liệu kinh tế - xã hội các quốc gia thành viên ASEAN giai đoạn 2000-2020
13/12/2023
Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam năm 2023
23/11/2023
Các báo cáo Phân tích và Dự báo thống kê năm 2022
29/08/2023
Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh
01/08/2023
Tổng điều tra kinh tế năm 2021- Kết quả hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
19/06/2023
Tổng điều tra Kinh tế năm 2021: Kết quả hoạt động ngành xây dựng giai đoạn 2010-2020
09/06/2023
"Đo lường mục tiêu phát triển bền vững chỉ tiêu 10.7.1 về chi phí tuyển dụng của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài”
10/03/2023
Ấn phẩm: Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2021
22/02/2023
Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam năm 2022
13/12/2022
Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022
08/12/2022
Kết quả Khảo sát Mức sống dân cư Việt Nam năm 2020
18/08/2022
Công nghiệp chế biến chế tạo - động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020
06/06/2022
Báo cáo chỉ số phát triển con người Việt Nam giai đoạn 2016-2020
05/05/2022
Báo cáo hội nhập ASEAN 2019
15/04/2020
Sách hay "ASEAN Key Figures 2019"
17/03/2020
Tư liệu kinh tế - xã hội 713 huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam
04/03/2020
Sách hay: Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh
17/01/2020
SÁCH HAY: Hướng dẫn các phương pháp nghiên cứu trong thống kê nhà nước
09/12/2019
Giới thiệu "Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam thường niên"
30/08/2019
Những tác động của đại dịch Covid-19 đối với lĩnh vực nông nghiệp và tiêu thu, sản xuất và thương mại thực phẩm trong các quốc gia thành viên ASEAN
10/09/2021
Sách hay: Asean key figures 2020
09/07/2021
Báo cáo đầu kỳ về các chỉ tiêu phát triển bền vững của ASEAN - 2020
03/12/2020
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội: Tổ chức thực hiện và kết quả sơ bộ
20/11/2019
Đóng góp của 4 ngành công nghiệp và 9 ngành dịch vụ trọng yếu trong phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 -2017
03/09/2019
Kinh tế Thái Bình giai đoạn 2016-2018 tăng trưởng khá
21/05/2019
Báo cáo kết quả điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021
12/08/2022
Sách hay: Những số liệu chủ yếu ASEAN năm 2021
23/06/2022
Dịch bệnh Covid-19 đang thay đổi thế giới như thế nào góc nhìn từ thống kê
21/12/2020
Tin tức nổi bật
Sức lan tỏa mạnh mẽ từ “giấc mơ thế kỷ” đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam
Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024
Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2030 Giới thiệu Tạp Chí IN
Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660)
Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659)
Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658)
Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657)
Infographic
Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh
Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê
Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9
Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam
Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Thư viện ảnh
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập ngành Thống kê Việt Nam và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Video
Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024
Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2024
Điều tra Thu nhập bình quân đầu người (tiêu chí 10) thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại TP. Đà Nẵng năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiến
Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!
Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng:
phiếu TẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN
Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn
© 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved.
Đang online: 180 Tổng truy cập: 55.008.211 Top