Niềng Răng Bị Bong Mắc Cài Hoặc Dây Cung Thừa Chọc Má Phải Làm ...

  • Facebook nha khoa Thuy Anh Facebook
  • Messenger nha khoa Thuy Anh Messenger
  • Zalo nha khoa Thuy Anh Zalo
  • Youtube nha khoa Thuy Anh Youtube

Trang chủ » Niềng răng bị bong mắc cài hoặc dây cung thừa chọc má phải làm sao?

Niềng răng bị bong mắc cài hoặc dây cung thừa chọc má phải làm sao?

Mắc cài hoặc dây cung bị bong trong quá trình chỉnh. Đừng quá hoảng sợ nhé, với những tip đặc biệt dưới đây mà bác sĩ Thùy Anh hướng dẫn, việc khắc phục tình trạng bong mắc cài sẽ trở nên hết sức đơn giản.

Cách khắc phục tình trạng bong mắc cài

Mắc cài bong có thể gây khó chịu, xước hoặc nhiệt miệng, nếu không sửa kịp thời điều trị sẽ bị liên đới. Bạn có thể tự điều chỉnh một chút trước khi đi đến gặp bác sĩ.

Dưới đây chúng tôi xin chỉ ra một số rắc rối phổ biến có thể xảy ra trong quá trình chỉnh nha và cách khắc phục: 

+ Trường hợp bị bong mắc cài

Mắc cài gắn lên răng nhưng nha sĩ cũng phải tính toán để gỡ chúng ra sau điều trị, vì vậy thỉnh thoảng mắc cài bị rơi cũng là bình thường. Nếu mắc cài bong dán nhưng vẫn ở trên dây cung nó có thể xoay và di chuyển một đoạn dài, sau đó liên lạc với bác sĩ chỉnh nha của bạn để gắn lại ngay.

Bong mắc cài hiếm khi gây đau tuy nhiên nó có thể chà sát khó chịu trong miệng. Trước khi đến nha sĩ bạn có thể sử dụng một cái nhíp đã được khử trùng rồi ẩn nó về giữa 2 răng hoặc vị trí mà nó đứng trước khi rụng. Bạn cũng nên xoay mắc cài đúng hướng. Ngay khi mắc cài nằm ở chỗ mà bạn thấy thoải mái thì sẽ phủ sáp nha khoa lên đó.

+ Trường hợp bị đứt dây cung 

Dây cung bị đứt có thể chọc vào má, lợi gây chảy máu hoặc nặng hơn là nhiễm trùng. Hãy sử dụng kìm cắt móng tay hoặc kìm nhỏ để cắt đuôi một cách gọn gàng để đảm bảo an toàn trước khi tới bác sĩ. 

Để tránh trường hợp nuốt đầu dây mà mình cắt ra bằng động tác lót khăn giấy trong miệng trước khi thao tác.

Tuột dây cung khi niềng răng

+ Trường hợp dây cung thò dài ra so với ban đầu

Khi răng di chuyển trong quá trình niềng răng nên sẽ tạo ra một vài thay đổi nhỏ và dây cung sẽ bị thừa tại vị trí mắc cài cuối cùng. Dây cùng thừa đôi khi làm bạn đau, thậm chí chọc vào cơ cắn gây co khít hàm… Bạn có thể dùng bấm móng tay hoặc kìm nhỏ để cắt đoạn thừa này đi, sau đó dùng sáp nha khoa che phủ đầu dây thừa. Và đừng quên liên lạc với bác sĩ để thông báo tình hình nhé, phòng trường hợp bạn cắt nhầm dây.

Trường hợp bạn không thể đưa các dụng cụ vào những vị trí quá khuất thì hãy nhanh chóng đến gặp nha sĩ nhé, đừng cố tự điều chỉnh có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.

+ Dây cung bị cong vênh

Dây cung cong vênh thỉnh thoảng tuột ra khỏi ống và không thể đưa răng đến vị trí mong muốn theo kế hoạch điều trị. Nếu phát hiện vấn đề sớm bạn có thể giải phóng các điểm uốn của dây.

Bạn cũng chú ý, thỉnh thoảng mắc cài bong không gây ra bất cứ cảm giác nào. Để đảm bảo lực tác động được liên tục, bạn nên thường xuyên kiểm tra bằng cách đặt các đầu ngón tay hoặc tăm rồi day thử vào mắc cài, nhớ là dùng lực rất nhẹ thôi. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần chú ý và hỗ trợ con một chút vì đôi khi các bé không để ý được những thay đổi này.

>>>>Tại sao niềng răng mắc cài được sử dụng phổ biến TÌM HIỂU TẠI ĐÂY

Tại sao chỉnh nha lại xảy ra vấn đề bong vỡ?

Hầu hết nguyên nhân gây bong vỡ mắc cài là do ăn đồ quá cứng, giòn hoặc dính. Trước khi ăn bạn phải luôn nhớ mình đang đeo mắc cài. Một vài phút mỗi ngày dành cho việc cắt nhỏ đồ ăn hoặc thậm chí đổi thực đơn sẽ rất hữu ích, không làm bong mắc cài chắc chắn thuận lợi cho nha sĩ kết thúc chỉnh nha theo đúng kế hoạch. Vậy nên cần ăn uống thực sự giữ gìn.

Nguyên nhân gây hỏng mắc cài khác có thể là do tai nạn khi vận động. Vì vậy, bạn phải luôn luôn đeo bảo hộ miệng trong lúc chơi thể thao. Hãy nói với bác sĩ của mình về bảo vệ miệng mới hoặc thay cái khác khi răng di chuyển và cái cũ không còn vừa nữa. Những môn thể thao đối kháng có thể gây hỏng mắc cài tạo ra nhiều điểm đau khó chịu bạn cũng cần hạn chế. 

Một số trường hợp niềng răng bị kẹt thức ăn ở giữa mắc cài và răng. Nếu bạn không lấy ra được bằng bàn chải hoặc chỉ tơ nha khoa thì hãy tới gặp bác sĩ chỉnh nha để nhờ hỗ trợ. Việc dùng tăng không đúng có thể gây cong dây cung hoặc chọn mạnh làm rơi mắc cài.

Chú ý chải răng thường xuyên để giúp răng di chuyển tốt hơn và mắc cài cũng ít bong hơn do không tích tụ vi khuẩn mảng bám xung quanh vị trí dán.

Cách để chữa những vết cắt và vết đau trong miệng?

Bác sĩ Thùy Anh cho biết, hầu hết người đeo mắc cài đều bị những vết loét hoặc vết cắt trong miệng, vết đau thường hết rất nhanh nhưng nếu để kích thích liên tục có thể tạo những đám loét lan tỏa.

Việc sử dụng sáp nha khoa chính là giải pháp tuyệt vời, nó như một lớp đệm giữa mắc cài kim loại với mô mềm. Cuộn một lượng sáp nhất định sau đó vo viên để sáp mềm rồi phủ lên mắc cài. Bạn có thể gỡ sáp khỏi răng trước bữa ăn, nhằm tránh tình trạng nuốt phải. 

Súc miệng nước muối ấm cũng có thể làm dịu và giúp chữa lành vết thương. Kết hợp súc miệng, chải răng, bàn chải kẽ máy tăm nước sẽ giúp môi trường miệng luôn sạch từ đó các vết thương nhanh lành hơn.

Bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng có tính sát khuẩn trong những đợt đau cấp tính. Các nước súc miệng đặc biệt có chlorhexidine phải sử dụng theo chỉ dẫn của nha sĩ. Cuối cùng hãy chọn thức ăn mềm và tránh đồ quá nóng, quá lạnh.

Chỉnh nha không chỉ đơn thuần khó khăn về vấn đề về chi phí, nụ cười sắt, mà các trải nghiệm cũng đa dạng và phần nhiều làm bạn thấy bối rối không biết giải quyết thế nào. Bởi vậy, nếu có bất cứ câu hỏi gì, bạn hãy mạnh dạn liên lạc với các bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh nhé. Mắc cài bong, dây cung tuột có thể cản trở tiến độ chỉnh nha, bởi vậy những chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn. 

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Bài viết cùng chuyên mục
  • Niềng răng 20 triệu với mắc cài OrthoClassic – Mỹ

    Niềng răng 20 triệu với mắc cài OrthoClassic – Mỹ

  • Niềng răng ở đâu uy tín tại Hà Nội?

    Niềng răng ở đâu uy tín tại Hà Nội?

  • Mất răng 7 có niềng răng được không?

    Mất răng 7 có niềng răng được không?

  • 6 nguyên nhân khiến niềng răng bị hóp thái dương

    6 nguyên nhân khiến niềng răng bị hóp thái dương

  • Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng như thế nào đúng chuẩn?

    Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng như thế nào đúng chuẩn?

  • 34 – 35 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền?

    34 – 35 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền?

Kho thông tin thùy anh Previous slide Next slide BÁO CHÍ ĐƯA TIN VỀ NK THÙY ANH Previous slide Next slide KHÁM BỆNH TRỰC TUYẾNbanner tu vanHệ thống các cơ sở NK Thùy Anh Previous slide Next slide
Tin tức mới nhất

Niềng răng 20 triệu với mắc cài OrthoClassic – Mỹ

Niềng răng ở đâu uy tín tại Hà Nội?

Cách chăm sóc và chế độ ăn uống sau bọc răng sứ

Mất răng 7 có niềng răng được không?

6 nguyên nhân khiến niềng răng bị hóp thái dương

Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng như thế nào đúng chuẩn?

Răng sứ có bị mòn không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Thẻ bảo hành răng sứ: Ý nghĩa, chính sách và quyền lợi

banner khuyến mãi x phone Yêu cầu gọi lại phone no background

YÊU CẦU GỌI LẠI

Nha khoa Thùy Anh sẽ liên hệ đến Quý khách trong thời gian sớm nhất

Dịch vụNiềng răngBọc răng sứCấy ghép implantNhổ răng khônĐiều trị cười hở lợiDán sứ VeneerTrồng răng implant toàn hàmĐiều trị bệnh lý khớp thái dương hàmDịch vụ khácChọn khung giờ gọi lại8h - 10h10h - 12h12h - 14h14h - 16h16h - 18h

Close

Đặt lịch ngay

Dịch vụNiềng răngBọc răng sứCấy ghép implantNhổ răng khônĐiều trị cười hở lợiDán sứ veneerTrồng răng implant toàn hàmĐiều trị bệnh lý khớp thái dương hàmDịch vụ khácChọn khung giờ gọi lại8h - 10h10h - 12h12h - 14h14h - 16h16h - 18h Bác sĩ sẽ liên hệ ngay tới bạn

Close
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • DỊCH VỤ
    • NIỀNG RĂNG MẮC CÀI
    • NIỀNG RĂNG INVISALIGN
    • TRỒNG RĂNG IMPLANT
    • NHỔ RĂNG KHÔN
    • NIỀNG RĂNG KHẤP KHỂNH
    • BỌC RĂNG SỨ THẨM MỸ
    • TRỒNG RĂNG IMPLANT ALL-ON-4
    • NIỀNG RĂNG MÓM
    • DÁN SỨ VENEER
    • NIỀNG RĂNG HÔ
    • ĐIỀU TRỊ CƯỜI HỞ LỢI
    • ĐIỀU TRỊ KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
    • CHỮA TỤT LỢI CHÂN RĂNG
    • NIỀNG RĂNG MẶT TRONG
    • ĐIỀU TRỊ TỦY
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Bảng giá
    • Niềng răng thẩm mỹ
    • Bọc răng sứ thẩm mỹ
    • Trồng răng Implant
    • Điều trị cười hở lợi
    • Nhổ răng khôn
    • Nha khoa Tổng quát
  • Kết quả thực tế
    • Khách hàng đã niềng răng
    • Khách hàng đã trồng răng Implant
    • Khách hàng đã bọc răng sứ
    • HÌNH ẢNH TRƯỚC SAU
  • KIẾN THỨC
    • Kiến thức Implant
    • Kiến thức răng sứ
    • Kiến thức niềng răng
    • Kiến thức tổng hợp
    • Kiến thức bác sĩ cung cấp
    • Góc chuyên gia
  • Liên hệ
  • Sản phẩm

Từ khóa » Chỉnh Chọt Gì