Niềng Răng Bị ê Buốt Có Sao Không? Khắc Phục Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Ê buốt răng là biểu hiện thường gặp nếu như bạn thường xuyên sử dụng đồ ăn lạnh, chua hoặc uống nước nóng. Ngoài ra, ê buốt răng còn là tình trạng mà nhiều khách hàng gặp phải khi niềng răng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- Ê buốt khi niềng răng có sao không?
- Bạn nên làm gì để cải thiện tình trạng ê buốt khi niềng răng?
- Sử dụng thuốc giảm đau
- Dùng nước muối
- Sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt
- Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Chú ý trong vấn đề ăn uống
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chỉnh nha đã tư vấn
- Invisalign – giải pháp niềng răng tuyệt vời giúp hạn chế tối đa ê buốt răng
Ê buốt khi niềng răng có sao không?
Tình trạng răng bị ê buốt sau khi thực hiện niềng răng, rất dễ gặp ở những bệnh nhân mới bắt đầu niềng răng ở tuần đầu tiên. Sở dĩ, sau khi niềng răng thường biểu hiện ê buốt răng là vì răng chúng ta đang ở trạng thái tự do bình thường. Khi niềng răng, răng phải chịu một tác động lực nhất định của khí cụ làm nới lỏng răng giúp răng dịch chuyển về vị trí mới nên chưa kịp thích nghi.
Tin vui là cảm giác ê buốt răng sẽ biết mất sau vài ngày vì lúc đó bạn đã thích ứng dần với mắc cài. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp niềng răng bị đau, ê buốt sau khi đã trải qua vài tuần. Nếu tình trạng ê buốt răng kéo dài trong nhiều ngày sau niềng răng thì đó có thể do các nguyên nhân sau:
- Do nền răng yếu: Nếu nền răng yếu thì bị ê buốt, đau nhức sau khi niềng răng là điều khó tránh khỏi. Các khí cụ niềng răng sẽ tác động lực kéo lên răng và xương hàm. Khi nền răng yếu sẽ không đủ sức để chịu lực gây ra tình trạng đau nhức và ê buốt.
- Niềng răng sai kỹ thuật: Sự thành công của 1 ca niềng răng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Nếu lựa chọn cơ sở nha khoa không tin cậy, tay nghề bác sĩ còn non kém làm cho quá trình chẩn đoán sai, kỹ thuật thực hiện sai cách, thiếu kiến thức và chuyên môn có thể gây ra nhiều biến chứng sau khi niềng răng: làm răng ê buốt, đau nhức, xô lệch răng. Nếu không khắc phục kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí là rụng răng.
- Khí cụ niềng răng kém chất lượng: Với loại niềng răng mắc cài, những chiếc mắc cài và dây cung sẽ tác động lực trực tiếp lên bề mặt răng để kéo răng dần về vị trí mong muốn. Ngoài ra, nếu lựa chọn những loại mắc cài kém chất lượng sẽ không chịu lực tốt, làm ma sát nhiều lên răng, khiến cho răng bị ê buốt trong thời gian dài. Chính vì thế, bệnh nhân cần cẩn thận trong việc lựa chọn dụng khí cho mình.
- Bệnh lý răng miệng: Việc không phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Thói quen ăn uống, không kiêng khem những loại thực phẩm quá cứng, đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha và gây kích ứng lên nướu và răng. Khi răng chưa ổn định, việc thường xuyên sử dụng những thực phẩm không phù hợp sẽ làm răng bị tổn thương. Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo với bệnh nhân nên sử dụng các đồ ăn mềm như: cháo, súp, sinh tố hoa quả, món ăn từ trứng… Ngoài việc có chế độ ăn uống phù hợp, bạn cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ răng miệng và thường xuyên từ 3-4 lần/ ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Hỏi đáp: Ê buốt kèm chảy máu lợi có nguy hiểm không?
Bạn nên làm gì để cải thiện tình trạng ê buốt khi niềng răng?
Chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn không biết xử lý ra sao nếu bị ê buốt khi niềng răng. Nhưng bạn có thể yên tâm, các bác sĩ chỉnh nha sẽ đưa ra hướng dẫn và lời khuyên giúp cải thiện những vấn đề này tại nhà.
Tại Nha khoa Thúy Đức, chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện một số biện pháp sau giúp cải thiện tình trạng ê buốt khi niềng răng:
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu cơn đau vượt quá sức chịu đựng bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau nhẹ như là Advil và Aleve để vượt qua cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc giảm đau đó và tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng để tránh những biến chứng khác về răng miệng.
Dùng nước muối
Sử dụng nước muối cũng là một trong những cách giúp giảm cơn đau, ê buốt khi niềng răng. Bạn nên sử dụng nước muối pha loãng hoặc tốt hơn hết là sử dụng nước muối sinh lý chuyên dụng để súc miệng cũng có thể giúp bạn hạn chế được những cơn đau nhức, ê buốt răng. Nếu cơn đau bị nặng, hãy thoa sáp nha khoa nhẹ lên ở các vị trí có mắc cài.
Có thể bạn quan tâm: Tại sao không nên ngậm nước muối ngay sau khi nhổ răng?
Sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt
Một số loại kem đánh răng được sản xuất đặc biệt cho răng nhạy cảm như: Sensodyne, Colgate’s Sensitive Pro-Relief hay Crest, nếu sử dụng chúng trong những ngày sau khi niềng răng cũng giúp giảm thiểu cảm giác đau nhức, ê buốt hiệu quả. Bác sĩ niềng răng sẽ tư vấn cho bạn sản phẩm phù hợp.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Song song với việc sử dụng thuốc giảm đau thì vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là việc làm hết sức quan trọng giúp chăm sóc răng khi niềng cũng như đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển làm gia tăng các bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng, làm cho răng bị ảnh hưởng xấu hơn và đau hơn.
Để bảo vệ răng sau khi niềng răng, bạn hãy tập thói quen làm sạch răng miệng theo đúng cách. Sử dụng bàn chải lông mềm mại, chải các kẽ răng cẩn thận và với tần suất 3 đến 4 lần/ ngày. Tránh các động tác đánh răng thô bạo sẽ làm cho tình trạng ê uốt kéo dài hơn và thậm chí là gây bung mắc cài.
Ngoài ra, để làm sạch sâu hơn nữa bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng thức ăn bám lại ở kẽ răng, tránh gây tổn thương làm chảy máu lợi. Tuyệt đối không để thức ăn hay mảng bám bị giữ lại ở trên mắc cài.
Xem hướng dẫn chi tiết: Vệ sinh răng miệng khi chỉnh nha
Chú ý trong vấn đề ăn uống
Như đã chia sẻ ở trên, bạn cần tránh những loại thức ăn dai, cứng, giòn vì chúng khiến cho răng phải dùng lực nhiều hơn và gây ra đau nhức. Những tuần đầu, bạn nên ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, không quá nóng cũng không quá lạnh để giảm áp lực cho răng.
Bạn nên dùng hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường ngọt, tinh bột và đồ ăn cứng. Các đồ ăn có tính dính như: kẹo mềm cao su, đá, hạt dẻ, hạt ngô…Tránh uống nước ngọt có gas và bia để không gây tổn hại và làm đổi màu răng. Hạn chế các cử động và hoạt động mạnh ảnh hưởng tới răng.
Đọc thêm: Đang niềng răng ăn kem được không?
Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chỉnh nha đã tư vấn
Cuối cùng, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn cần tái khám đúng lịch hẹn, thực hiện thói quen sinh hoạt, cách chăm sóc răng miệng và chế độ dinh dưỡng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa trong quá trình niềng răng.
Khi tình trạng răng nhạy cảm kéo dài, bạn cần thông báo cho bác sĩ nha khoa để được tư vấn. Nếu răng bị ê buốt do kỹ thuật chỉnh nha thì cần phải tháo mắc cài, tiến hành chụp Xquang răng để chẩn đoán, chờ răng phục hồi mới tiếp tục thực hiện.Invisalign – giải pháp niềng răng tuyệt vời giúp hạn chế tối đa ê buốt răng
Nếu bạn muốn tránh khỏi những khó chịu do ê buốt răng khi mới niềng răng, nhưng vẫn mong muốn được sở hữu hàm răng đều đẹp, bạn hoàn toàn có thể làm được. Invisalign là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho những người bị ê buốt răng. Đây là phương pháp niềng răng không mắc cài hay còn gọi là niềng răng trong suốt/ niềng răng vô hình.
Tuy nhiên, lựa chọn địa chỉ có bác sĩ chuyên về chỉnh nha, có nhiều năm kinh nghiệm để phán đoán tốt tình trạng và tốc độ di chuyển của răng sẽ giúp bạn tránh được tối đa tình trạng ê buốt khi niềng răng.
Để đảm bảo cho việc niềng răng được hiệu quả. Việc lựa chọn một đơn vị nha khoa an toàn và uy tín và vô cùng quan trọng. Lời khuyên số 1 cho bạn địa điểm hãy đến để niềng răng là Nha khoa Thúy Đức.
Tại phòng khám đa khoa Thúy Đức, phụ trách chuyên môn là bác sĩ Phạm Hồng Đức – bác sĩ thứ hạng Diamond Invisalign. Bác sĩ đã được Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ chứng nhận AAO. Đây là một chứng chỉ danh giá, chuyên sâu về lĩnh vực chỉnh nha. Tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội cùng với một thời gian dài theo học tại các khóa học chỉnh nha chuyên sâu, kết quả thu được là hơn 2500 trường hợp niềng răng thành công, các ca từ nhẹ đến nặng. Do đó, khi đến với Nha khoa Thúy Đức, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ.
Về trang thiết bị, máy móc, phòng khám Nha khoa Thúy Đức là địa chỉ khám răng đầu tiên tại Đông Nam Á và là duy nhất ở Việt Nam đầu tư máy quét dấu răng iTero 5D, thiết bị này giúp khách hàng có thể nhận biết được kết quả niềng răng của mình chỉ sau 60 giây.
Bên cạnh đó, khay niềng trong suốt Invisalign tại Nha khoa Thúy Đức được xuất xứ từ nhà máy Invisalign tại Mỹ, được thiết kế đem đến nhiều ưu điểm cho người dùng, thiết kế riêng cho từng đối tượng nên đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho người đeo. Khay niềng ôm sát răng hơn do đó răng sẽ di chuyển chính xác hơn vị trí mà bạn mong muốn.
Ngoài ra, phần mềm Clincheck được bác sĩ sử dụng giúp khách hàng có thể nhìn thấy từng giai đoạn tiến triển của quá trình điều trị. Chính điều này là động lực thôi thúc khách hàng thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ trong suốt thời gian niềng răng.
Niềng răng Invisalign được chế tạo từ SmartTrack, vật liệu trong suốt, dẻo dai giúp ôm khít răng, tác động lực đồng đều để đẩy răng theo đúng lộ trình iTero 5D đã định. Bạn chỉ cần duy trì việc đeo khay niềng tối thiểu 22h/ngày. Khay niềng sẽ tác động lực đều đặn lên mọi phía của răng, giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tất nhiên bạn sẽ không phải chịu đau đớn do ê nhức răng gây ra.
Khay niềng này không cố định trên răng, bạn có thể tháo lắp dễ dàng khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Hơn nữa, bề mặt khay niềng hoàn toàn nhẵn mịn. Do đó, nó ít có khả năng gây kích ứng và tổn thương miệng. Bạn cũng không cần lo lắng về sự tích tụ của mảng bám hay vi khuẩn trên răng giống như mắc cài thông thường.
Mặc dù chúng tôi không thể đảm bảo chắc chắn 100% bạn sẽ không bao giờ cảm thấy khó chịu ở răng khi đeo khay niềng trong suốt, nhưng chúng tôi luôn mong muốn tìm được giải pháp phù hợp nhất giúp bạn giải thiểu tối đa những khó chịu khi niềng răng, ngay cả khi đó chỉ là tình trạng tạm thời.
Nếu còn bất kì thắc mắc nào về phương pháp niềng răng Invisalign, bạn có thể lắng nghe tư vấn của Bác sĩ Đức AAO – thuộc hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ bằng cách đặt lịch hẹn hoặc gọi điện tới số 086.690.7886. Tại Nha khoa Thúy Đức, chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp!
Từ khóa » Cách Niềng Răng Không đau
-
Top 10 Cách Giảm đau Khi Niềng Răng Hiệu Quả Tại Nhà | Up Dental
-
Niềng Răng Có đau Không? Đau Nhất Là Giai đoạn Nào | Vinmec
-
Mách Bạn 9 Cách Làm Giảm đau Khi Niềng Răng Hiệu Quả Nhất
-
8 Bí Quyết Giúp Giảm đau Sau Khi đeo Niềng Răng - Nhakhoathuyanh
-
Niềng Răng Có đau Không? Bí Quyết Giảm đau Khi Niềng Răng?
-
Niềng Răng Bị đau: Những “cứu Cánh” để Xua Tan đau Nhức Ngay Lập ...
-
12 Cách Giảm đau Khi Niềng Răng Mà Bạn Cần Biết
-
6 Cách Giảm đau Răng Khi Niềng Đơn Giản & Hiệu Quả Nhất
-
Niềng Răng Có đau Không? 5 Giai đoạn đau Nhất Và Cách Giảm đau
-
Niềng Răng Hô Có đau Không, đau ở Giai đoạn Nào? | TCI Hospital
-
Niềng Răng Có đau Không? Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ Chuyên Sâu
-
Niềng Răng Có đau Không? - Nha Khoa Bảo Việt
-
Niềng Răng Có đau Không? Đau Cỡ Nào? Giai đoạn Nào Đau Nhất?
-
Niềng Răng đau Cỡ Nào Không? Niềng Răng đau Nhất ở Giai đoạn Nào?