Niềng Răng Bị Hóp Má Làm Sao để Khắc Phục?

Hóp má khi niềng răng là tình trạng thường gặp ở nhiều người làm cho gương mặt bị gầy, gò má cao khiến bạn già hơn so với tuổi thật. Việc hóp má do nhiều nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe của người niềng răng. Vậy cần phải làm gì để khắc phục tình trạng bị hóp má, câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Mục lục

  • Nguyên nhân niềng răng bị hóp má
    • Do bạn bị mất nhiều răng hàm và mất lâu ngày
    • Do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, dinh dưỡng không hợp lý
    • Hóp má do thói quen ăn nhai
    • Do bác sĩ tay nghề không cao, kỹ thuật chỉnh nha không đúng
  • Cách khắc phục hóp má khi niềng răng

Nguyên nhân niềng răng bị hóp má

Niềng răng hiện nay đã và đang trở thành giải pháp phổ biến để khắc phục các vấn đề về răng miệng như răng thưa, móm, khấp khểnh, lệch lạc, mọc chen chúc, khớp cắn sâu,… Nhờ có sự tác động của mắc cài và dây cung cũng như khay niềng răng mà răng sẽ được đưa về đúng vị trí trên cung hàm.

Tuy nhiên một trong những nhược điểm của niềng răng là khiến nhiều người bị hóp má, đặc biệt là những người có khuôn mặt thon gọn và hơi hao. Đối với những người có khuôn mặt tròn và bầu bĩnh thì niềng răng không chỉ giúp họ có nụ cười đẹp mà còn tạo ra sự cân đối cho khuôn mặt. Vậy nguyên nhân niềng răng bị hóp má là gì?

Do bạn bị mất nhiều răng hàm và mất lâu ngày

Việc bị mất răng lâu ngày đặc biệt là răng hàm lớn nằm ở phía trong sẽ dẫn tới hiện tượng bị tiêu xương ổ răng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến má bị hóp, lõm xuống, gò má cao hơn do má không còn răng và xương hàm để nâng đỡ vì vậy bị chùng xuống.

Có rất nhiều người băn khoắn không biết nhổ răng có dẫn tới việc tiêu xương ổ răng hay không? Trên thực tế thì việc nhổ răng khi niềng răng hỗ trợ cho quá trình niềng răng được thuận lợi và có hiệu quả hơn, đặc biệt với các trường hợp răng bị hô, khấp khểnh nặng. Tuy nhiên các chuyên gia nha khoa đã lý giải việc nhổ răng gây hóp má không hoàn toàn chính xác bởi hóp má do mất răng chỉ xảy ra khi bạn bị mất quá nhiều răng hàm và lâu ngày.

Khi niềng răng, hiện tượng tiêu xương và bồi đắp xương sẽ diễn ra song song với nhau. Sau khi nhổ răng, vị trí nhổ răng đó sẽ bị tiêu xương nhưng quá trình chỉnh nha sẽ kéo chỉnh những chiếc răng khác tới vị trí khoảng trống nhổ răng và sẽ có hiện tượng bồi đắp xương ở vị trí mới. Cơ chế tiêu xương và bồi đắp xương luôn diễn ra để đảm bảo cho răng di chuyển nhưng vẫn nằm trong ổ răng. Khoảng trống nhổ răng sẽ được lấp đầy ngay sau khi hoàn tất quá trình chỉnh nha vì vậy hiện tượng hóp má do nhổ răng khi niềng là hoàn toàn không xảy ra.

Do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng, nghỉ ngơi có tác động rất lớn tới tình trạng hóp má khi niềng răng.

  • Chế độ ăn uống, dinh dưỡng: Việc phải kiêng khem quá nhiều món ăn sẽ làm cho má bị hóp, giảm lượng tích trữ mỡ ở má khiến cho gương mặt trở nên gầy gò hơn. Trong giai đoạn đầu khi niềng răng, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân phải chú ý tới chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, ăn đồ mềm, dễ nhai để thích nghi dần với mắc cài, dây cung, hạn chế tối đa va chạm khi nhai vào vị trí nhổ răng, cọ xát khí cụ vào má môi gây đau nhức. Ngoài ra khi mới đeo khí cụ bạn sẽ thấy cộm và khó chịu nhưng sau khi đã quen thì có thể trở lại ăn uống một cách bình thường.
  • Tinh thần bị stress, suy nghĩ nhiều, không thoải mái là nguyên nhân chính khiến bạn bị hóp má khi niềng răng. Hầu hết mọi người mới niềng răng đều rất lo lắng, căng thẳng, bị áp lực sợ đau, sợ xấu làm cho tinh thần không được vui vẻ từ đó dễ làm cho gương mặt bị hóp lại.

Chính vì thế việc ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp bạn có thêm năng lượng để thích nghi với quá trình chỉnh nha mà còn giúp bạn trở nên khỏe mạnh hơn, hạn chế nguy cơ bị hóp má và gầy gò.

➤Xem thêm: Niềng răng nên ăn những thức ăn gì?

Hóp má do thói quen ăn nhai

Niềng răng sẽ dễ khiến bạn lười hoặc ít ăn nhai hơn, từ đó các cơ sẽ tự động chùng xuống và mềm nhũn đi dẫn tới tình trạng hóp má. Vì thế hãy cố gắng ăn thức ăn mềm, nhai nhiều để hệ thống cơ rắn chắc hơn, nâng đỡ tốt hơn.

Do bác sĩ tay nghề không cao, kỹ thuật chỉnh nha không đúng

Hóp má do niềng răng còn có thể xuất phát từ kỹ thuật chỉnh nha không đúng, tay nghề bác sĩ còn hạn chế, sử dụng khí cụ thô sơ. Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm chỉnh nha, không có kiến thức chuyên môn sẽ không biết cách sử dụng đúng loại dây cung trong từng giai đoạn chỉnh nha, có thể đột ngột sử dụng dây cung to, lực chỉnh nha mạnh và đột ngột gây đau đớn cho bệnh nhân, từ đó dễ dẫn tới việc răng bị lung lay, mất răng và hóp má.

Ngoài ra việc sử dụng vật liệu chỉnh nha, mắc cài không có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bạn.

Chính vì vậy việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín có tay nghề, có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại là điều vô cùng quan trọng.

➤Xem thêm: Cách chọn bác sĩ niềng răng giỏi

Cách khắc phục hóp má khi niềng răng

Như đã nói ở trên, tình trạng hóp má khi niềng răng do rất nhiều nguyên nhân vì thế người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân để từ đó có hướng khắc phục sao cho hiệu quả nhất.

  • Điều đầu tiên để phòng ngừa và khắc phục tình trạng hóp má khi niềng răng đó là tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa niềng răng giàu kinh nghiệm, uy tín, lâu đời, bác sĩ có trình độ tay nghề cao để phòng ngừa những nguy cơ bị hóp má khi niềng.
  • Theo dõi sát sao phác đồ điều trị, hợp đồng niềng răng cũng như các cam kết của bác sĩ trước khi bắt đầu hành trình niềng răng
  • Quan sát và ghi chép lại cẩn thận sự thay đổi của hàm răng qua từng giai đoạn và trao đổi cẩn thận với bác sĩ để định hướng cho giai đoạn niềng răng tiếp theo.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, không bỏ lỡ bất cứ lịch hẹn nào để răng được chỉnh theo đúng dữ liệu ban đầu.
  • Tinh thần luôn phải thoải mái, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc, không suy nghĩ nhiều, lo lắng thái quá, không thức khuya,… để cơ thể khỏe mạnh, cân nặng duy trì hợp lý sẽ không lo bị hóp má.
  • Bổ sung thật nhiều các thực phẩm dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất để cải thiện nếu nguyên nhân hóp má là do thiếu chất dinh dưỡng.
  • Tập bài tập Mewing giúp khắc phục tình trạng niềng răng bị hóp má, hóp thái dương hiệu quả.

Một số bài tập chức năng cho răng để hạn chế tình trạng niềng răng bị hóp má:

Bài tập chức năng 1: Nhai kẹo cao su: nhai kẹo ít nhất 3 lần/ ngày vào sáng, trưa, tối mỗi lần nhai khoảng 30 phút. Lưu ý sử dụng kẹo không đường, nhai đều hai bên.

Bài tập chức năng 2: Há miệng lớn, cười lớn và không nhắm mắt

Bài tập này rất tốt cho má và thái dương, tuy nhiên lưu ý không thực hiện đối với bệnh nhân bị có vấn đề về khớp thái dương hàm.

  • Há to hết cỡ, từ từ ngậm miệng và bơm hơi để 2 má phình to ra, thực hiện khoảng 20 lần.
  • Khi cười cũng cười hết cỡ sang ngang nhưng không nhắm mắt, miệng để thư giãn, làm liên tục cho tới khi cơ mặt duỗi ra.

Bài tập thứ 3: Mewing – Bài tập lưỡi để nuốt và thở đúng

  • Giữ đầu thẳng, đặt lưỡi lên vòm họng sao cho phần lợi ở giữa 2 răng cửa và không chạm vào răng. Để thuần thục bài tập này bạn có thể há miệng sau đó phát âm “N” và giữ nguyên lưỡi ở đó, sao cho lưỡi không chạm vào răng. Kiên trì tập sẽ cho kết quả tốt.
  • Khi lưỡi đã đặt đúng tư thế, hãy tập nuốt theo đúng nhịp đếm, 1, 2, 3. Nhịp 1 khép miệng lại, lưỡi để vào vòm họng không đẩy răng. Nhịp 2 tụt lưỡi ra sau, nhịp 3 nuốt nước bọt

Bài tập 4: Bài tập này liên quan tới liệu pháp hành vi, cố gắng nhai đều và nhai kỹ thức ăn. Khi ngủ hãy hướng đầu lên trời hoặc đổi bên liên tục chứ không chỉ ngủ nghiêng một bên.

Lưu ý: Tập lưỡi và tập nuốt có thể thực hiện mọi lúc, càng nhiều càng tốt, còn bài tập nhai kẹo hay giãn cơ mặt thì tập sáng, trưa tối theo khung giờ sẽ có hiệu quả rất tốt.

Đọc thêm: Niềng răng có cải thiện được hàm lệch không?

Từ khóa » Cách Niềng Răng Không Bị Hóp Má