Niềng Răng Có đau Không? 5 Giai đoạn đau Nhất Bạn Phải Trải Qua

  • Facebook nha khoa Thuy Anh Facebook
  • Messenger nha khoa Thuy Anh Messenger
  • Zalo nha khoa Thuy Anh Zalo
  • Youtube nha khoa Thuy Anh Youtube

Trang chủ » Niềng răng có đau không? 5 giai đoạn đau nhất bạn phải trải qua

Niềng răng có đau không? 5 giai đoạn đau nhất bạn phải trải qua

Niềng răng sẽ giúp bạn cải thiện khuyết điểm của răng một cách thẩm mỹ nhất, tuy nhiên trước khi quyết định thực hiện phương pháp này nhiều người thường lo ngại về thời gian, tính thẩm mỹ của mắc cài và đặc biệt là tình trạng đau đớn, ê ẩm sau niềng răng nhiều mà những bạn đã niềng trước đó than phiền. Vậy niềng răng có đau không? Giai đoạn nào đau nhất?  

Niềng răng có đau không?

Hỏi đáp: Niềng răng có đau không?​

Về bản chất, quá trình chỉnh nha diễn ra mà không có bất kì sự xâm lấn nào đến xương hàm, mô lợi và cả răng, trừ những trường hợp đặc biệt như kéo răng ngầm. Bởi vậy với câu hỏi niềng răng có đau không thì câu trả lời là có đau nhưng là trong ngưỡng chịu đựng của chúng ta, không hề đau kinh khủng như lời đồn. 

Tại Nha Khoa Thùy Anh đó là hầu hết các bác sĩ chỉnh nha đã và đang trải qua quá trình chỉnh nha nên hoàn toàn hiểu, thông cảm với các bạn và có cảm nhận khách quan về quá trình niềng răng.

Trên mạng xã hội cũng có nhiều chia sẻ, cảm nhận như: “Niềng răng đau kinh khủng”. Những trường hợp đó có thể do nha sĩ trước đây sử dụng dây cung lớn ngay từ ban đầu với các răng cần xoay nhiều. Cùng với kĩ thuật niềng răng và khí cụ chưa phát triển như hiện tại nên có thể có cảm giác đau hơn, khó chịu nhiều hơn.

Hiện nay khi chỉnh nha phát triển ở những bước cao hơn của vật liệu cũng như bác sĩ bắt đầu niềng răng với dây cung nhỏ và lực tác động tương đối nhẹ nhàng nên các bạn niềng răng sẽ có thời gian thích nghi. Rất nhiều khách hàng chỉnh nha tại nha khoa Thùy Anh không hề cảm thấy cảm giác đau đớn hay khó chịu ngay cả khi trải qua những ngày đầu tiên niềng răng.

Quá trình chỉnh nha sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn nếu như chọn được 1 nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, sử dụng trang thiết bị hiện đại, vật liệu chỉnh nha chính hãng. Nếu chọn không đúng bạn sẽ có thể trải qua cảm giác lo lắng về kết quả cũng như sự đau nhức, khó chịu không mong muốn.

Niềng răng không mắc cài có đau không?

Ngoài phương pháp niềng răng truyền thống sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài để dịch chuyển răng thì ngành nha khoa hiện đại hiện nay đã cho ra đời phương pháp niềng răng không mắc cài. Cơ chế nắn chỉnh răng này là sử dụng các khay trong suốt lắp vào răng để đưa răng về đúng vị trí. Cũng là cách để sắp đều răng, nhiều người đặt ra câu hỏi: Niềng răng không mắc cài có đau không? 

Câu trả lời là có đau, nhưng mức độ có giảm đôi chút so với niềng răng mắc cài, sự cọ xát, vướng víu môi má cũng không có nhiều, mang lại cho người bệnh cảm giác dễ chịu hơn nên đa số mọi người không cảm thấy khó chịu khi niềng invisalign. Tuy nhiên bản chất của dịch chuyển răng trong niềng răng là phải có nguồn tạo lực, máng cung cấp lực lên răng, vượt qua sinh lý đứng yên thì chiếc răng mới di chuyển, chính vì vậy cảm giác căng tức, khó chịu, thậm chí đau âm ỉ là cần thiết cho di chuyển răng, là dấu hiệu cho thấy máng đang thực sự làm việc.

Niềng răng đau nhất giai đoạn nào?

Dây cung với các kích thước từ nhỏ tới lớn

Ngoài vấn đề niềng răng có đau không thì niềng răng giai đoạn nào đau nhất cũng là vấn đề bạn nên tìm hiểu. Vì khi niềng răng bạn sẽ phải trải qua quá trình thăm khám – điều trị các vấn đề tổng quát – đặt chun tách kẽ – gắn mắc cài – nhổ răng (nếu có kế hoạch) – di chuyển răng – đeo hàm duy trì.

Giai đoạn 1: Điều trị tổng quát

Trước khi bước vào quá trình chỉnh nha kéo dài bạn cần có 1 hàm răng khỏe mạnh, không gặp các vấn đề như sâu răng hay viêm lợi. Sâu răng sẽ được bác sĩ điều trị dứt điểm, có thể hàn trám các vị trí sâu.  Điều trị viêm lợi nếu có để hàm răng, nuớu khỏe mạnh trước khi gắn mắc cài.

Điều trị viêm lợi - hàn trám răng nếu cần

Giai đoạn 2: Đặt chun tách kẽ

Chun tách kẽ sẽ được đặt vào giữa kẽ các răng hàm, có độ dày khoảng 2 mm có vai trò tách các răng, tạo điều kiện để di chuyển răng sau này. Quá trình đặt chun tương đối khó chịu, bạn sẽ có cảm giác ê nhức, vướng như việc bạn bị dắt thức ăn vào kẽ răng. Nhiều khách hàng có chia sẻ quá trình đặt chun là giai đoạn khó chịu nhất khi chỉnh nha. Nhưng bạn cũng không cần lo lắng quá, cảm giác này chỉ kéo dài vài ngày sau đó kết thúc.

Đặt chun tách kẽ (ảnh minh họa)

Giai đoạn 3: Gắn mắc cài và dây cung

Nhiều bạn thắc mắc khi gắn mắc cài có đau không thì sẽ có trường hợp xảy ra: 

– Thứ 1 là khi bác sĩ gắn mắc cài lên răng, thì thao tác này thực hiện nhẹ nhàng, không tác động mạnh tới răng nên không xảy ra tình trạng đau nhức. 

– Thứ 2 là sau khi gắn mắc cài thì về nhà bạn có thể sẽ bị đau nhức, khó chịu trong khoảng 1 đến 2 tuần đầu vùng môi má có thể bị cọ sát, vướng víu và cộm do chưa quen đồng thời mắc cài tác động lực lên răng khiến răng có xu hướng dịch chuyển nên gây đau. Nhưng ngay lập tức cơ thể bạn sẽ có cơ chế thích nghi và chỉ sau 1, 2 tuần bạn sẽ không cảm thấy khó chịu với mắc cài nữa.

Gắn mắc cài- dây cung ( ảnh minh họa)

Giai đoạn 4: Nhổ răng (nếu có)

Với các bạn có chỉ định nhổ răng số 4 hoặc răng khôn để tạo khoảng trống sắp đều răng hoặc giảm hô, móm… thì có thể bị đau sau khi nhổ răng về nhà và hết thuốc tê. Tuy nhiên trải nghiệm này cũng không quá đáng sợ vì hiện nay thuốc gây tê, thuốc giảm đau rất tốt bạn sẽ không bị đau nhiều.

Giai đoạn 5: Di chuyển răng

Quá trình chỉnh nha bác sĩ sẽ cần thăm khám khoảng 4 – 6 tuần 1 lần để kiểm tra răng, thay dây cung và có thể tăng lực di chuyển răng. Vì vậy bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt, căng tức sau mỗi lần thăm khám với nha sĩ.

Thăm khám định kì với nha sĩ

Cần làm gì để hạn chế những cơn đau sau niềng răng?

Niềng răng là giải pháp an toàn, văn minh cho những bạn muốn cải thiện khuyết điểm của hàm răng. Dù ít nhiều bạn sẽ phải trải qua những cơn đau nhưng bạn đừng sợ bắt đầu quá trình chỉnh nha nhé, vì nếu không bắt đầu thì không biết trải nghiệm sẽ như thế nào và kết quả sẽ ngọt ngào đến thế nào.

Để hạn chế những cơn đau nhức khi niềng răng thì bạn có thể tham khảo những mẹo dưới đây của hội niềng răng tại nha khoa Thùy Anh:

+ Ăn các món ăn mềm như đồ luộc, cháo, sữa chua, súp, nước ép hoa quả… Hạn chế thực phẩm cứng hoặc giòn để giảm khó chịu, đau đớn.

+ Bạn nên niềng răng càng sớm càng tốt, vì tuổi càng cao thì xương sẽ càng cố định hơn trong xương hàm nên việc di chuyển răng sẽ khó khăn hơn. Việc niềng răng trong giai đoạn xương hàm đang phát triển sẽ giúp giảm đau nhức và rút ngắn thời gian niềng răng. Tuy nhiên, với các kỹ thuật niềng răng hiện đại tại nha khoa Thùy Anh thì niềng răng không phân biệt độ tuổi.

+ Bạn nên chọn phương pháp niềng răng mắc cài thông minh hoặc niềng invisalign để giảm đau nhức nhé.

Trên đây là thông tin giải đáp vấn đề niềng răng có đau không mà hội niềng răng thường hay thắc mắc. Việc đau ít hay nhiều phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của bác sĩ và quá trình chăm sóc của chính bạn, hãy cố gắng vì một nụ cười rạng rỡ bạn nhé.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/chi-tiet-tung-cac-buoc-nieng-rang-chuan-y-khoa-tai-nha-khoa-thuy-anh/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

2 thoughts on “Niềng răng có đau không? 5 giai đoạn đau nhất bạn phải trải qua

  1. Cam Nhi Ngu (Mẹ bé) says:

    Thưa bác sĩ xin cho biết con em đang trong giai đoạn gì?hiện tại con em phải đeo cái hàm dây cung này khi ngủ và phải mang ít nhất trên 12tiếng/ngày..em đang sống nước ngoài,,em đang rất hoang mang hàm dây cung này có thật sự giúp được cho con em không? Em cảm ơn Bác sĩ đọc tin nhắn. Thân chào

    24 Tháng Hai, 2021 at 12:26 sáng Trả lời
    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào chị, qua theo mô tả của chị thì cũng khó có thể hình dung ra được là bé nhà mình đang thực hiện chỉnh nha ở giai đoạn nào và nó có hiệu quả hay không chị ạ. Tuy nhiên nếu như đã trải qua quá trình thăm khám và được tư vấn về kế hoạch điều trị rồi thì gia đình mình nên tin tưởng vào bác sĩ điều trị. Và nếu như chị đang hoang mang, lo lắng về hàm dây cung đó, không biết nó có tác dụng gì, có thật sự đem lại hiệu quả hay không thì mình có thể trao đổi với bác sĩ điều trị của bé, để bác sĩ có thể giải đáp cho chị cụ thể hơn về vấn đề này ạ

      25 Tháng Hai, 2021 at 4:46 sáng Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Bài viết cùng chuyên mục
  • Niềng răng tạo cằm V – line là như thế nào?

    Niềng răng tạo cằm V – line là như thế nào?

  • 32 – 33 tuổi có nên niềng răng hay không?

    32 – 33 tuổi có nên niềng răng hay không?

  • Niềng răng sau 3 tháng thay đổi như thế nào?

    Niềng răng sau 3 tháng thay đổi như thế nào?

  • 24 – 26 tuổi niềng răng có hiệu quả không?

    24 – 26 tuổi niềng răng có hiệu quả không?

  • Trẻ bị hô hàm trên: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

    Trẻ bị hô hàm trên: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

  • Niềng răng có tốt không? Cần lưu ý gì khi niềng răng?

    Niềng răng có tốt không? Cần lưu ý gì khi niềng răng?

Kho thông tin thùy anh Previous slide Next slide BÁO CHÍ ĐƯA TIN VỀ NK THÙY ANH Previous slide Next slide KHÁM BỆNH TRỰC TUYẾNbanner tu vanHệ thống các cơ sở NK Thùy Anh Previous slide Next slide
Tin tức mới nhất

Niềng răng tạo cằm V – line là như thế nào?

32 – 33 tuổi có nên niềng răng hay không?

Niềng răng sau 3 tháng thay đổi như thế nào?

Sâu răng số 6 hàm dưới: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

24 – 26 tuổi niềng răng có hiệu quả không?

Sâu răng số 7 hàm dưới: Nguyên nhân và hậu quả

Cấu tạo răng cửa như thế nào? Cách chăm sóc răng cửa

Trẻ bị hô hàm trên: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

banner khuyến mãi x phone Yêu cầu gọi lại phone no background

YÊU CẦU GỌI LẠI

Nha khoa Thùy Anh sẽ liên hệ đến Quý khách trong thời gian sớm nhất

Dịch vụNiềng răngBọc răng sứCấy ghép implantNhổ răng khônĐiều trị cười hở lợiDán sứ VeneerTrồng răng implant toàn hàmĐiều trị bệnh lý khớp thái dương hàmDịch vụ khácChọn khung giờ gọi lại8h - 10h10h - 12h12h - 14h14h - 16h16h - 18h

Close

Đặt lịch ngay

Dịch vụNiềng răngBọc răng sứCấy ghép implantNhổ răng khônĐiều trị cười hở lợiDán sứ veneerTrồng răng implant toàn hàmĐiều trị bệnh lý khớp thái dương hàmDịch vụ khácChọn khung giờ gọi lại8h - 10h10h - 12h12h - 14h14h - 16h16h - 18h Bác sĩ sẽ liên hệ ngay tới bạn

Close
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • DỊCH VỤ
    • NIỀNG RĂNG MẮC CÀI
    • NIỀNG RĂNG INVISALIGN
    • TRỒNG RĂNG IMPLANT
    • NHỔ RĂNG KHÔN
    • NIỀNG RĂNG KHẤP KHỂNH
    • BỌC RĂNG SỨ THẨM MỸ
    • TRỒNG RĂNG IMPLANT ALL-ON-4
    • NIỀNG RĂNG MÓM
    • DÁN SỨ VENEER
    • NIỀNG RĂNG HÔ
    • ĐIỀU TRỊ CƯỜI HỞ LỢI
    • ĐIỀU TRỊ KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
    • CHỮA TỤT LỢI CHÂN RĂNG
    • NIỀNG RĂNG MẶT TRONG
    • ĐIỀU TRỊ TỦY
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Bảng giá
    • Niềng răng thẩm mỹ
    • Bọc răng sứ thẩm mỹ
    • Trồng răng Implant
    • Điều trị cười hở lợi
    • Nhổ răng khôn
    • Nha khoa Tổng quát
  • Kết quả thực tế
    • Khách hàng đã niềng răng
    • Khách hàng đã trồng răng Implant
    • Khách hàng đã bọc răng sứ
    • HÌNH ẢNH TRƯỚC SAU
  • KIẾN THỨC
    • Kiến thức Implant
    • Kiến thức răng sứ
    • Kiến thức niềng răng
    • Kiến thức tổng hợp
    • Kiến thức bác sĩ cung cấp
    • Góc chuyên gia
  • Liên hệ
  • Sản phẩm

Từ khóa » Niềng Răng Sẽ Như Thế Nào