Niềng Răng Có đau Không? Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ Chuyên Sâu

Bác sĩ Trần Văn Quân, Tốt nghiệp ĐH Y Dược TP. HCM, Nha khoa Niềng răng Chuyên sâu Up Dental, chào Thùy Dương!

Không chỉ Thùy Dương mà nhiều khách hàng khác cũng thường thắc mắc với Bác sĩ: Niềng răng có đau không, đau nhất giai đoạn nào? Có ai vì không chịu được cơn đau mà từ bỏ niềng răng hay không?

Trong quá trình niềng răng cho hơn 2000 khách hàng, Bác sĩ hiểu và cảm thông với những lo lắng của các bạn. Trước khi bắt đầu hành trình chỉnh nha từ 1 – 3 năm, người niềng răng có quyền được biết những gì mình sẽ trải qua trong khoảng thời gian đằng đẵng ấy, bao gồm cả những cảm giác đau hay khó chịu.

Thực tế, niềng răng là kỹ thuật sử dụng các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung gắn lên mặt răng hoặc đeo khay niềng trong suốt để nắn chỉnh răng: Hô, móm, thưa, lệch lạc… về đúng vị trí trên cung hàm. Phương pháp chỉnh nha này giúp khớp cắn đúng, răng hai hàm trên - dưới thẳng hàng, đều và đẹp.

Theo các Bác sĩ chuyên sâu về niềng răng thì cảm giác đau khi chỉnh nha được mô tả là sự căng tức và ê buốt.

Bác sĩ Trần Văn Quân, Tốt nghiệp ĐH Y Dược TP. HCM, Nha khoa Niềng răng Chuyên sâu Up Dental

Thực chất chỉnh nha không tạo ra bất kỳ sự “xâm lấn” nào đến xương hàm, nướu và cả răng (trừ các trường hợp có răng mọc ngầm), nên cảm giác “đau kinh khủng” khi niềng răng gần như là không thể xảy ra. Do đó, nếu có ý định niềng răng, bạn không cần quá lo lắng, nó không hề đáng sợ như trong tưởng tượng của bạn đâu!

Khi theo dõi trên các trang mạng xã hội, bạn thấy những chia sẻ niềng răng bị “đau kinh khủng” có thể do những trường hợp chỉnh nha từ thời trước, khi mà kỹ thuật niềng răng còn hạn chế, trang thiết bị còn thô sơ. Ngoài ra cũng có thể do Bác sĩ thời ấy chuyên dùng những dây cung to với lực tác động mạnh, đặc biệt ở những sợi dây cung đầu tiên. Tại những cái răng bị xoay nhiều có thể đau và khó chịu hơn.

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của kỹ thuật chỉnh nha hiện đại, Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng dây cung với lực tác động tương đối nhẹ giúp khởi động quá trình thích nghi của cơ thể với việc di răng, giảm stress và áp lực cho Khách hàng, đồng thời tăng hiệu quả chỉnh nha.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa chỉ niềng răng cũng là một trong những yếu tố dẫn đến đau khi niềng răng. Nếu chọn nhầm nha khoa niềng răng không uy tín, chi phí quá rẻ, trang thiết bị thô sơ, Bác sĩ không chuyên sâu… bạn có thể phải chịu đựng những đau nhức không mong muốn.

Do đó, khi có ý định chỉnh nha, Thùy Dương nên tìm cho mình một nha khoa uy tín, chuyên sâu về niềng răng sẽ giúp bạn hạn chế được những rủi ro và cảm giác đau nhức không mong muốn.

Lựa chọn nha khoa chuyên về niềng răng để hạn chế rủi ro và đau nhức ( Ảnh minh họa)

Giải đáp thắc mắc: Niềng răng đau nhất giai đoạn nào?

Về thắc mắc niềng răng đau nhất giai đoạn nào của Thùy Dương, Bác sĩ giải đáp cho bạn như sau:

Như đã nói, niềng răng chỉ là cảm giác căng tức và ê buốt nên tùy vào ngưỡng chịu đau của mỗi người mà cảm giác này có thể sẽ khác nhau. Trên cơ bản, khi niềng răng, bạn phải trải qua nhiều giai đoạn từ việc thăm khám – điều trị tổng quát – đặt thun tách kẽ – gắn mắc cài - nhổ răng (nếu có) – điều chỉnh lực kéo của mắc cài – đeo hàm duy trì.

● Giai đoạn điều trị tổng quát: Đây là giai đoạn quan trọng để có một hàm răng khỏe mạnh chuẩn bị bước vào quá trình đeo niềng và gắn mắc cài. Tùy theo tình trạng bệnh lý của bạn mà Bác sĩ sẽ tiến hành các điều trị tổng quát khác nhau như: Trị viêm nướu, nha chu, trám răng… Sau khi được điều trị tổng quát, bạn có thể sẽ thấy ê răng, đau hoặc chảy máu… Đừng quá lo lắng, nếu bạn chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, không mắc các bệnh lý về răng sẽ không phải trải qua giai đoạn này.

● Giai đoạn đặt thun tách kẽ: Thun tách kẽ thường dày khoảng 2mm được đặt vào kẽ hở hai răng nhằm mục đích tạo khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng. Sau khi đặt thun tách kẽ, bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm, khó chịu hoặc hơi đau khi ăn nhai, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí răng đặt thun. Và vài ngày sau đó cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn.

Thời gian đầu đặt thun tách kẽ, đeo mắc cài, bạn có thể thấy cộm, vướng víu, khó chịu lúc ăn nhai, giao tiếp( Ảnh minh họa)

● Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung: Tiếp theo là giai đoạn gắn mắc cài và dây cung. Giai đoạn này các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ "lạ lẫm" nên có thể sẽ vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai, giao tiếp… Chỉ sau vài tuần, khi đã quen dần với những “người bạn mới” trên răng, bạn sẽ thấy việc đeo mắc cài hoàn toàn bình thường và việc ăn nhai cũng trở nên thoải mái hơn.

● Bạn có thể sẽ đau sau khi nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng di chuyển hoặc do lực kéo răng gây ra. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá lớn, chỉ khiến bạn căng tức và ê buốt đôi chút khi ăn nhai mà thôi.

Ngoài ra, “lời đồn” niềng răng “đau kinh khủng” lắm có thể do ngưỡng chịu đau của mỗi người khác nhau. Nếu Thùy Dương đọc và thấy những chia sẻ về “nỗi đau ghê gớm” khi niềng răng có thể do các bạn ấy có ngưỡng chịu đau thấp, cảm giác ê, căng tức cũng có thể vượt mức chịu đựng của các bạn.

Theo Nha khoa Niềng răng Chuyên sâu Up Dental

Từ khóa » Khi Niềng Răng Có đau Không