Niềng Răng Có đau Không? Niềng Răng Bao Lâu Mới Hết đau?

sm-zaloTư vấn miễn phí cùngBác sĩ chuyên mônNhận báo giávà ưu đãi mới nhất

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ

×dangky

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ

×

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ

×

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ

××Răng xấubutton×niềng răng 33k×Răng xấubuttonbutton×niềng răng 33kniềng răng 33kbuttonbutton

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ

×

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ

××uu dai×uu dai
  1. Trang chủ
  2. Niềng Răng
Niềng răng có đau không? Vì sao niềng răng lại đau?

Tác giả : Đội ngũ Bác sĩ Up Dental

Lần cập nhật cuối: 22-08-2024

Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay
  • Tại sao niềng răng lại đau?
  • Mức độ đau của niềng răng qua từng giai đoạn như thế nào?
  • Niềng răng có đau không?
  • Làm thế nào để giảm đau khi niềng răng?
  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín giúp giảm đau khi niềng răng
  • Review địa chỉ niềng răng uy tín, chuyên nghiệp và ít đau nhức
  • Chia sẻ trải nghiệm niềng răng của khách hàng tại Nha khoa Up Dental
  • UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Niềng răng có đau hay không là vấn đề được đông đảo các bạn trẻ quan tâm và là nỗi lo lắng lớn nhất của các bạn ấy khi tìm hiểu về phương pháp điều trị răng miệng này. Niềng răng có thực sự đau nhức và khó chịu không? Nguyên nhân gây đau là gì? Mời bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây.

Niềng răng là biện pháp sử dụng các loại khí cụ nha khoa để nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, giúp hàm răng đều đặn, thẳng hàng và tạo nên một khớp cắn lý tưởng. Cảm giác đau khi niềng răng chỉ diễn ra trong vài giai đoạn của quá trình và bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một vài biện pháp giảm đau hiệu quả khi niềng răng.

Tại sao niềng răng lại đau?

Niềng răng là quá trình tác động lực nhẹ nhàng và đều đặn lên răng để điều chỉnh nó đến vị trí mong muốn trên cung hàm, do đó niềng răng có đau. Khi được kích hoạt, các khí cụ sẽ tác động lực lên răng, điều đó làm cho bạn có cảm giác đau nhức khó chịu.

Vì sao niềng răng lại đau

Nguyên nhân gây nên tình trạng niềng răng bị đau nhức là do:

  • Bệnh nhân chưa quen với mắc cài, vì thế cánh mắc cài có thể cọ vào môi má gây loét nhẹ làm bạn khó chịu hoặc bị đau.

  • Sự đáp ứng của răng với lực niềng: Răng di chuyển được an toàn là nhờ có sự kết hợp hài hòa sự tiêu xương và tái tạo xương. Răng liên kết với xương bằng hệ thống dây chằng nha chu. Khi tác động lực lên răng, răng sẽ truyền lực xuống dây chằng nha chu làm cho một bên dây chằng nha chu bị ép, một bên còn lại bị giãn ra. Vùng bị ép sẽ bị thiếu máu và oxy, dẫn tới quá trình tiêu xương. Ngược lại, vùng giãn ra sẽ có nhiều máu và oxy tới hơn nên sẽ thúc đẩy quá trình tạo xương, bù đắp xương mới.

Quá trình này sẽ khiến bệnh nhân thấy ê, đau nhức và lung lay nhẹ răng. Đây là phản ứng bình thường xảy ra xuyên suốt quá trình niềng răng. Thông thường cơn đau âm ỉ sẽ diễn ra trong vòng một tuần đầu tiên. Tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng và ngưỡng chịu đau mỗi người mà cơn đau có thể kéo dài hoặc rút ngắn hơn, cường độ có thể từ nhẹ đến đau nhức khó chịu.

[cta-braces-tea]

Mức độ đau của niềng răng qua từng giai đoạn như thế nào?

Quá trình niềng răng diễn ra trung bình khoảng 2-3 năm tùy theo mức độ sai lệch, sẽ có những giai đoạn nhất định bạn cảm thấy có sự căng tức và ê buốt khác nhau. Khi bác sĩ tác động vào răng để di chuyển, ví dụ như sử dụng các dụng cụ đẩy dây cung hoặc đau, khó chịu khi nghiến chặt, cắn mạnh thường xảy ra trong tuần đầu tiên sau đặt khí cụ. Sự khó chịu liên quan đến việc tác dụng lực mới lên răng thường bắt đầu trong vòng 4 giờ sau khi lắp. Mức độ khó chịu tăng lên trong 24 giờ tiếp theo và giảm dần trong vòng 7 ngày.

Các giai đoạn đau khi niềng răng

Giai đoạn niềng răng

Mô tả cơn đau

Tách kẽ răng

  • Tiến hành trước khi gắn mắc cài. Mục đích của việc tách kẽ răng là giúp tạo khoảng trống giữa răng để đặt khâu niềng răng.

  • Cảm giác: ê răng, cộm khó chịu, thậm chí đau khi ăn nhai. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần, và biến mất nếu ăn đồ mềm, tránh đồ dai cứng.

1 tuần sau khi gắn mắc cài

  • Với những người niềng răng mắc cài kim loại hoặc niềng răng mắc cài sứ. Khi mới gắn mắc cài bạn sẽ có cảm giác vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn, nhai. Mắc cài còn có thể cạ vào môi, má gây đau, có thể kèm theo loét nông.

  • Trong 1-2 tuần đầu, khi chưa quen với lực kéo của dây cung cũng sẽ có thể bị đau, ê âm ỉ. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và độ nhạy cảm mà cảm giác đau sẽ khác nhau ở mỗi người. Sau 2 tuần ăn đồ mềm, sẽ thích nghi dần.

Siết răng định kỳ

  • Bạn sẽ tái khám với Bác sĩ định kỳ mỗi 2 tuần - 1 tháng/ 1 lần để bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng, Bác sĩ sẽ tiến hành siết răng khi niềng để dàn đều răng và giúp răng dịch chuyển tới vị trí mong muốn. Việc điều chỉnh lực kéo này cũng là lý do gây đau khi niềng răng.

Kích hoạt dây cung

  • Theo nhiều nghiên cứu, việc đặt và kích hoạt dây cung đều gây đau và có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống cũng như các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân. Bẻ dây với dây không đàn hồi được thực hiện rất phổ biến trong giai đoạn đóng khoảng hoặc bẻ dây trong giai đoạn hoàn tất.

Thay chun định kỳ

  • Việc niềng răng có đau hay không còn tùy thuộc vào loại niềng răng. Nếu niềng răng bằng mắc cài cổ điển sẽ có dây thun cố định dây cung và mắc cài. Vì dây thun không duy trì được độ đàn hồi lâu dài nên phải thay mỗi 2 tuần. Mỗi lần thay dây chun sẽ căng, làm cho người bệnh cảm thấy căng tức khó chịu.

Nhổ răng tạo khoảng cách dịch chuyển răng

  • Đây là giai đoạn nhiều bạn niềng sợ nhất. Khi tác động lực kéo hoặc đẩy răng để lấp khoảng trống, bạn sẽ cảm thấy đau nhưng cảm giác đau này hoàn toàn nằm trong ngưỡng chịu đựng của mỗi người vì lực được tạo ra rất nhẹ nhưng đều đặn – một nguyên lý quan trọng trong niềng răng.

Niềng răng có đau không?

Vậy niềng răng có đau không? Câu trả lời là , cảm giác đau khi niềng răng là sự ê buốt, căng tức do dây cung siết các răng lại với nhau.

Niềng răng có đau không

Cảm giác đau sẽ khó tránh khỏi khi bạn có những dấu hiệu khi mới niềng răng như mới gắn mắc cài, giai đoạn siết răng định kỳ mỗi 2 - 4 tuần một lần, khi nhổ răng. Tùy vào khả năng chịu đau của mỗi người mà mức độ đau sẽ khác nhau.

Cơn đau, ê buốt răng sẽ tăng lên khi bạn cắn hai hàm lại với nhau, do đó bạn không để ăn nhai những loại thực phẩm thông thường mà hoàn toàn phải đổi sang một chế độ ăn mới: đồ mềm loãng và không cần nhai.

>>> Xem thêm: Bảng giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

Làm thế nào để giảm đau khi niềng răng?

Một số cách giảm đau trong quá trình niềng răng bạn có thể tham khảo:

  • Trường hợp nhiệt miệng hoặc loét nông do mắc cài cọ xát, tì đè:

    • Sử dụng sáp nha khoa đặt ở giữa môi, má.

    • Súc miệng bằng nước muối ấm, nước súc miệng có chứa thành phần kháng khuẩn Chlorhexidine.

    • Bổ sung vitamin, ăn uống nhẹ nhàng, ăn đồ ăn mềm, nên cắt nhỏ trước khi ăn.

    • Bôi thuốc giảm đau nướu.

  • Trường hợp đau, ê nhức răng do lực tác dụng:

    • Massage nướu răng

    • Ăn sữa chua/kem, dùng túi chườm lạnh,... để giảm đau

    • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Một điều quan trọng nhất sau khi gắn mắc cài niềng răng đó là ý thức giữ gìn và chăm sóc sức khỏe răng miệng của mỗi cá nhân. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ vệ sinh răng miệng của bạn, khi vệ sinh sạch sẽ có thể làm giảm thiểu nguy cơ gây viêm nướu, đau nhức, tiêu xương, sâu răng,… Các phương pháp vệ sinh răng miệng hiệu quả tại nhà bao gồm:

  • Sử dụng máy tăm nước: Điều này giúp việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng khi niềng được cải thiện đáng kể.

  • Sử dụng chỉ tơ nha khoa

  • Sử dụng bàn chải kẽ, nước súc miệng hỗ trợ làm sạch mảng bám.

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín giúp giảm đau khi niềng răng

Để giảm đau khi niềng răng bạn nên chọn bác sĩ niềng răng có tay nghề kỹ thuật tốt, có nhiều kinh nghiệm xử lý những trường hợp khó. Đây là vấn đề bạn nên lưu ý trước khi quyết định niềng răng. Nếu bạn lựa chọn nha sĩ tay nghề tốt, phòng khám hoặc bệnh viện có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại thì quá trình niềng răng của bạn sẽ giảm bớt đau đớn. Vì vậy bạn nên tìm đến những địa chỉ chỉnh nha uy tín, được các bạn niềng răng đánh giá tốt.

Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín để giảm đau khi niềng răng

Trước khi niềng răng, bạn nên chăm sóc răng miệng thật kỹ và duy trì thói quen đó. Vì nếu nền xương răng của bạn chắc khỏe thì bạn sẽ không quá lo lắng về các vấn đề khó chịu khi niềng răng. Xương và răng không tốt sẽ gây khó chịu cho bạn khi lực kéo tác động vào răng mà chưa kịp thích ứng gây khó chịu cho người bệnh.

Tóm lại, đau khi niềng răng có thể xảy ra tức thời sau khi đặt khí cụ hoặc vài giờ sau đó. Cơn đau nằm trong ngưỡng chịu được và không có hại đối với răng. Trong trường hợp đau nhiều, đau dữ dội bạn cần báo cho bác sĩ biết để kịp thời xử lý nhằm giúp quá trình niềng răng tiếp tục diễn ra thuận lợi.

Review địa chỉ niềng răng uy tín, chuyên nghiệp và ít đau nhức

Để tìm được địa chỉ niềng răng uy tín, chuyên nghiệp, ít đau nhức thì bạn cần phải có những tiêu chí lựa chọn nha khoa đúng đắn, những nha khoa được sở Y tế cấp phép hoạt động, có đội ngũ Bác sĩ giỏi, đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ trong quá trình niềng cũng như chăm sóc, tư vấn kỹ những giai đoạn niềng răng cần làm gì thì chắc chắn các vấn đề đau khi niềng sẽ giảm đi đáng kể.

Up Dental được biết đến là nha khoa chuyên sâu điều trị về niềng răng với đội ngũ Bác sĩ giỏi, được đào tạo chuyên niềng, cam kết hiệu quả điều trị như tư vấn ban đầu, sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để lựa chọn niềng răng. Ngoài ra, Up Dental còn là nha khoa tiên phong thực hiện chính sách niềng răng trả góp 1 triệu/tháng, giảm ngay 1.000.000 đồng cho những bạn đang niềng răng là sinh viên.

nha khoa uy tín

Chia sẻ trải nghiệm niềng răng của khách hàng tại Nha khoa Up Dental

Lương Bích Hằng

“Tuyệt vời! Tại vì có mấy lần mình đến Up Dental hơi trễ một xíu, mà vô đây các bạn rất nhiệt tình không có vấn đề gì với mình hết. Vô trong Bác sĩ thì nhiệt tình, với lại có gì Bác căn dặn rất kỹ lưỡng”

Nguyễn Hà An

“Em thấy kể cả Bác sĩ và các bạn đều tận tình giúp đỡ em, tại vì công việc của em không cố định được thời gian. Ví dụ hôm nay em hẹn, mà sáng em có thể hủy lịch bởi vì công việc của em, mấy bạn cũng tận tình xếp cho em một ngày khác. Còn tự dưng em bị sứt mắc cài, em gọi điện cho bạn, bạn kêu "đợi một xíu gọi điện lại", em cứ nghĩ là mai mới gọi, xong bạn gọi lại liền cho em bạn kêu vào ngày nào đó sớm nhất cho em, em thấy bạn rất tận tình.”

Nguyễn Võ Thảo Quỳnh

“Nhân viên dễ thương, nhiệt tình, lúc nào vô cũng vui vẻ. Còn Bác hơi ít nói một xíu, nhưng hỏi thì Bác cũng trả lời.”

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

  • Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM - được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.

  • Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

  • Liên hệ: 0901.327.278

  • Website: https://updental.vn

  • Fanpage: https://www.facebook.com/niengranghoupdental

  • Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/NiengRangUpDental

  • Group Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang

  • Kênh TikTok: https://www.tiktok.com/@updental01

Thẩm định răngThẩm định răng

Bài viết cùng chủ đề

Niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu [2025] tại Up Dental
Niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu [2025] tại Up Dental
Bảng giá niềng răng trả góp 1 triệu/tháng tại nha khoa Up Dental
Bảng giá niềng răng trả góp 1 triệu/tháng tại nha khoa Up Dental
Niềng răng bao nhiêu tiền [2025]. Giá niềng răng mới nhất
Niềng răng bao nhiêu tiền [2025]. Giá niềng răng mới nhất
Hè đến rồi, niềng răng thôiTư vấn niềng răng miễn phíbutton

Công ty cổ phần nha khoa Up Dental

  • 0901 327 278
  • cskh@updental.vn
  • Lầu 4 - Số 2 đường Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0313476125 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 22/10/2015

Giấy phép khám bệnh số: 05047/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 27/11/2012

Hướng dẫn đường đi:

  • Tiktok Updental

Thăm trang Fanpage chính thức:

Niềng Răng Hô Up Dental
Copyright © 2018 UpDentalChính sách bảo mật | Điều khoản sử dụng

Từ khóa » Kẹp Răng Có đau Không