Niềng Răng đau Nhất Giai đoạn Nào? Giảm đau Khi Niềng Bằng Cách ...

Quá trình niềng răng từ lúc răng còn mang nhiều khiếm khuyết đến lúc hoàn chỉnh phải qua nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn bạn sẽ có cảm giác đau hay không đau khác nhau. “Niềng răng đau nhất giai đoạn nào?” Đó là điều mà nhiều bạn quan tâm khi bắt đầu hành trình niềng răng 1- 3 năm.

Việc niềng răng không chỉ đơn giản là thẩm mỹ, cải thiện hàm răng nhiều khuyết điểm mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân khá lớn. Đa phần các bệnh nhân trước khi niềng răng thường lo lắng những bất tiện như mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và đặc biệt là cảm giác đau đớn, ê ẩm trong suốt quá trình niềng răng. Niềng răng đau như thế nào?

Niềng răng là kỹ thuật sử dụng lực của khí cụ nha khoa, gắn lên mặt răng để nắn chỉnh lại những răng lệch cấu trúc như: Hô móm, thưa, lệch lạc… Phương pháp chỉnh nha này giúp răng về đúng vị trí, đảm bảo khớp cắn chuẩn, hai hàm trên – dưới cân xứng, thẳng hàng, răng đều đặn và chắc khỏe.

Kết quả hình ảnh cho đau răng

Khi niềng răng, khách hàng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ việc thăm khám – đặt thun tách kẽ – đeo khâu niềng răng – gắn mắc cài – nhổ răng (nếu có) – điều chỉnh lực kéo của mắc cài – đeo hàm duy trì.

Xem thêm: Niềng răng là gì? Niềng răng trả góp 0% tại nha khoa Sydney

Chỉnh nha niềng răng thực chất không tạo ra bất kỳ sự “xâm lấn” nào khác đến xương hàm, nướu lợi, trừ các trường hợp niềng răng mọc ngầm. Bạn có thể sẽ đau sau khi nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển hoặc do lực kéo răng gây ra. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá lớn, chỉ khiến bạn hơi khó chịu và nhạy cảm đôi chút khi ăn uống.

Niềng răng đau nhất khi nào?

Giai đoạn tách kẽ răng

Niềng răng đau vào giai đoạn gắn thun tách kẽ. Đây là bước đầu tiên để gắn mắc cài niềng răng.

Thun tách kẽ thường dày khoảng 2mm được đặt vào kẽ hở hai răng nhằm mục đích tạo khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng.

Có nhiều cách để tách kẽ răng như tách kẽ bằng thun là khá phổ biến. Thun tách kẽ đặt trên răng sẽ được giữ lại ở giữa các kẽ răng nhằm tạo ra khoảng trống giữa hai răng. Sau khoảng 5 – 7 ngày, khi giữa hai răng hàm xuất hiện khe thưa trống, tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ gắn khâu vào răng cối.

Sau khi đặt thun tách kẽ xong, bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm khó chịu hoặc hơi đau khi ăn nhai, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí răng đặt thun tách kẽ. Và những ngày sau đó cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn.

Do đó, các Bác sĩ Chuyên gia khuyên bạn không cần quá lo lắng về cảm giác đau nhức khi tách kẽ răng.

Kết quả hình ảnh cho tách kẽ răng

Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung

Tiếp theo, bạn có thể đau ê ở giai đoạn gắn mắc cài và dây cung. Giai đoạn này các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ “lạ lẫm” nên có thể sẽ vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai, giao tiếp…

Một nguyên nhân gây đau nhức khác ở giai đoạn này có thể là do dây cung bắt đầu tác dụng lực sau gắn mắc cài. Những ngày đầu do chưa quen với lực kéo của dây cung, bạn có thể sẽ bị đau, ê âm ỉ.

Chỉ sau một vài tuần, bạn sẽ thấy việc đeo mắc cài hoàn toàn bình thường, khi răng đã thật sự làm quen với “những người bạn mới – mắc cài dây cung” thì bạn sẽ không còn cảm thấy đau nữa, việc ăn nhai trở nên thoải mái hơn.

Tuy nhiên, cũng tùy vào cơ địa cũng như độ nhạy cảm của răng, mà có người sẽ thấy hơi đau, ê ở mức độ nhẹ, nhưng cũng có những người niềng không hề trải qua tình trạng đau nhức này.

Giai đoạn nhổ răng khi niềng

Bên cạnh đó, cũng sẽ xuất hiện một số “cơn đau” khác trong những trường hợp gắn khâu, nhổ răng… Đặc biệt là khi nhổ răng, bạn sẽ có tâm lý lo lắng thậm chí là tưởng tưởng “nỗi đau kinh khủng khi nhổ răng”. Tuy nhiên, khi nhổ răng thông thường bác sĩ sẽ dùng thuốc tê nên bạn không cần phải quá lo lắng về giai đoạn nhổ răng khi niềng gây đau nhức.

Kết quả hình ảnh cho niềng răng mắc cài sứ

Tùy tình trạng răng cần nhổ khi niềng ví dụ như răng khỏe mạnh hoặc bị các vấn đề như sâu, viêm tủy… thì thời gian nhổ răng và cảm giác đau khi nhổ răng sẽ khác nhau.

Thông thường việc nhổ răng có thể sẽ gây sưng hoặc đau ê tại vị trí nhổ từ 3 – 5 ngày tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Hầu hết những ca chỉnh nha đều cần nhổ răng để tạo khoảng trống cho việc di răng về đúng vị trí trên cung hàm, nhổ răng khôn hoặc các răng mọc ngầm để đảm bảo quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả tốt nhất.

Giai đoạn điều trị tổng quát

Đây là giai đoạn quan trọng để có một hàm răng khỏe mạnh chuẩn bị bước vào quá trình đeo niềng và gắn mắc cài.

Tùy theo tình trạng và bệnh lý mà khách hàng gặp phải, Bác sĩ sẽ tiến hành các bước điều trị tổng quát khác nhau như: Trị viêm nướu, nạo túi, phẫu thuật nha chu, trám răng, nhổ răng, mài cùi lấy dấu hay chữa tủy…

Sau khi tiến hành những điều trị răng miệng như đã kể trên, khách hàng thường có cảm giác ê răng, đau nhức, chảy máu…

Đây là những biểu hiện thường gặp và phổ biến với nhiều khách hàng và theo các Bác sĩ thì “Tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên bạn không cần phải quá lo lắng”.

Giai đoạn tái khám siết răng định kỳ

Ngoài ra, mỗi tháng sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ đến Nha khoa tái khám để Bác sĩ theo dõi tình trạng di răng và siết răng, trong giai đoạn này, bạn sẽ thấy đau khi kéo lò xo, tăng tác dụng lực.

Việc điều chỉnh lực kéo đôi khi sẽ gây ra cảm giác đau. Nếu bạn thấy cơn đau kéo dài, nên thông báo với bác sĩ để chỉnh lại lực kéo phù hợp. Một lực vừa phải sẽ không làm bạn đau.

Hoặc có thể đau do khí cụ, trầy xước môi má. Nếu gặp phải tình trạng này thì nên gọi ngay cho bác sĩ vì tùy vào trường hợp, mức độ đau, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau hoặc áp dụng một số cách làm giảm cơn đau phù hợp như dùng sáp nha khoa đặt vào những vị trí mắc cài dây cung vướng víu…

Bạn sẽ thấy dễ chịu và có cảm giác những cơn đau này không làm khó đến bạn chút nào!

Xem thêm: NIỀNG RĂNG BỊ ĐAU: NHỮNG “CỨU CÁNH” ĐỂ XUA TAN ĐAU NHỨC NGAY LẬP TỨC

Làm thế nào giảm đau khi niềng răng?

Chỉnh nha niềng răng được xem là một giải pháp an toàn, không gây nguy hiểm cho những ai muốn có hàm răng hoàn hảo. Dù bạn có thể sẽ trải qua một vài cơn đau nhưng chỉ cần biết những điều sau đây, bạn sẽ hạn chế và giảm cơn đau nhức một cách nhanh nhất.

Giảm đau nhờ cách ăn uống hợp lý

Bạn nên ăn những thực phẩm mềm như món luộc, cháo, súp, sữa chua và nước ép trái cây, hạn chế ăn thức ăn cứng hoặc giòn để tránh gây tổn thương và tác động mạnh làm lệch hay dứt niềng răng cũng như giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.

Chườm đá lạnh hoặc dùng sáp nha khoa

Bạn có thể sử dụng túi chườm đá khi niềng răng. Nếu sau khi niềng răng hoặc mỗi lần siết răng bạn cảm thấy bị đau thì bạn có thể sử dụng túi chườm đá vào khu vực bị nhức.

Trong một số trường hợp thì bạn có thể sẽ bị các vết loét, nhiệt trên má, lợi do bị cọ xát với mắc cài. Nha sĩ sẽ cho bạn loại sáp mềm để sử dụng bất cứ khi nào dây niềng răng của bạn cọ xát vào bên trong miệng. Loại sáp này sẽ hạn chế vết loét, bảo vệ các bộ phận má – môi – nướu… tránh những trường hợp đau, xướt do mắc cài gây ra khi ăn nhai hoặc giao tiếp.

Niềng răng có đau không?

Niềng răng có đau không?

Hoặc bạn có thể giảm đau bằng cách súc miệng với nước muối ấm trong vòng 60 giây để có thể giảm kích ứng và viêm loét hơn.

Trong những trường hợp phát hiện những “cơn đau bất thường” trong quá trình niềng răng, bạn nên nhanh chóng liên hệ với Bác sĩ điều trị để được hỗ trợ kịp thời.

Độ tuổi phù hợp nhất để niềng răng rơi vào khoảng 13-16 tuổi, khi này xương hàm đang trong thời kỳ phát triển nên việc di chuyển răng sẽ dễ dàng hơn, vừa giảm thiểu được đau nhức, vừa rút ngắn thời gian niềng răng.

Lựa chọn Nha khoa Chuyên sâu về niềng răng để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất, tránh những rủi ro, đau nhức trong suốt quá trình niềng răng.

Nha khoa Nha khoa Hà Nội – Sydney là địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ y bác sĩ được đào tạo tại các trường Đại học Y Dược, không chỉ có tay nghề cao mà còn có thẩm mỹ tốt, giúp khách hàng niềng răng an toàn và ít chịu cảm giác đau đớn của việc niềng răng.

Thực hiện thành công hơn 3000 ca chỉnh nha, Nha khoa Hà Nội – Sydney từ khi thành lập cho đến nay đã nhận được sự ủng hộ của hàng triệu khách hàng.

Từng niềng răng tại Nha khoa Hà Nội Sydney, cô bạn Nguyễn Minh Thoa hạnh phúc chia sẻ:

“Có người hỏi tôi, niềng răng đau kinh khủng lắm hả? Không hề nhé, niềng răng không đau khủng khiếp như thế đâu, nó chỉ đau xiu xíu thôi, chỉ là hơi ngứa nướu như em bé mọc răng thôi. Nếu cảm thấy răng chưa đẹp thì đừng chần chừ, hãy niềng răng luôn và ngay đi. Và cho dù niềng răng khiến mình đau đớn, làm cho mình xấu thì mình vẫn phải cảm ơn nó, vì nếu không niềng đã không có mình hôm nay. Niềng răng giúp các bạn đẹp lên. Khi các bạn đẹp lên, thì ngoài việc bạn tự tin hơn thì sẽ có rất nhiều cơ hội mở ra với các bạn.”

Bài viết liên quan:

  • MANG THAI KHI NIỀNG RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẸ VÀ THAI NHI KHÔNG?
  • TIẾT LỘ: NIỀNG RĂNG CHO TRẺ EM GIÁ BAO NHIÊU?
  • GIẢI MÃ THẮC MẮC NIỀNG RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẦN KINH KHÔNG?
  • NIỀNG RĂNG CÓ BỊ HÓP MÁ? LÝ DO BẠN TRÔNG GẦY GÒ, HÓP MÁ KHI ĐEO NIỀNG

Từ khóa » Trong Lúc Niềng Răng Có đau Không