Niềng Răng Mắc Cài: Phân Loại, Bảng Giá Và Lưu ý Quan Trọng

Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại - Ảnh minh họa: pixabay.com

Bạn có biết, tại Mỹ trung bình khoảng gần 4 triệu người đang đeo niềng răng tại cùng một thời điểm.

Ở Việt Nam, ngày càng nhiều có nhiều người có nhu cầu tìm hiểu về niềng răng để có bộ răng đều, đẹp, tự tin trong giao tiếp và cuộc sống.

Tuy nhiên, niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha khó, thường kéo dài từ 18-24 tháng, với chi phí cao. Do vậy, nhiều người tìm hiểu về niềng răng rất kỹ nhằm tìm cho mình địa chỉ niềng răng phù hợp, bác sĩ giàu kinh nghiệm với chi phí hợp lý. 

Bài viết này tổng hợp các loại niềng răng mắc cài, giá dịch vụ và một số lưu ý để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo trước khi đi niềng răng.

Mắc cài kim loại

Đây là loại mắc cài cổ điển, được sử dụng đầu tiên trong chỉnh nha. Ưu điểm của mắc cài kim loại là rẻ, dễ dùng, bền và dễ thay thế khi bị hư hoặc rớt. Khi sử dụng, bác sĩ sẽ buộc dây cung vào mắc cài của từng răng bằng thun hoặc chỉ thép. Chỉ thép thì ít gây dính thức ăn và ít ma sát hơn thun nên bạn sẽ đỡ đau hơn. Hiện nay thương hiệu 3M là thương hiệu niềng răng mắc cài uy tín phổ biến ở hầu hết các phòng nha. 

Mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại - Ảnh: Lucky Business / Shutterstock

Nhược điểm lớn nhất của mắc cài kim loại cổ điển là không được thẩm mỹ.

Bảng giá niềng răng mắc cài kim loại ở một số đơn vị (Tham khảo)

TTĐơn vịGiá (VNĐ)Ghi chú
1Nha khoa Paris
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Thường30.000.000Trọn gói
2Nha khoa SmileCare
Gói mắc cài kim loại 3M27.000.000Thanh toán 1 lần
Gói mắc cài kim loại 3M30.000.000Thanh toán trả góp
3Nha khoa Serenity
Niềng răng mắc cài inox30.000.000 35.000.0002 hàm
4Nha khoa Việt Úc
Mắc cài kim loại tiêu chuẩn (Mỹ) 30.000.000Mỹ
5Nha khoa Lạc Việt
Mắc cài buộc chun 3M UGSL17 - 19 triệu (2 hàm)Mỹ
Mắc cài buộc chun OQ15 - 17 triệu (2 hàm)Hàn Quốc
6Nha khoa Dr.Beam
Mắc cài kim loại tiêu chuẩn30.000.000 40.000.0002 hàm

Mắc cài sứ

Mắc cài sứ chắc chắn và có độ bền gần tương đương với mắc cài kim loại, ít ma sát hơn và đặc biệt nhìn đẹp hơn mắc cài kim loại.

Tuy nhiên, nhược điểm của mắc cài sứ là dày và giòn hơn mắc cài kim loại nên khi sử dụng bạn sẽ thấy khó chịu trong miệng hơn (cộm hơn) và dễ gãy vỡ nếu không giữ gìn cẩn thận. Ngoài ra, mắc cài sứ có tính mài mòn cao nên dễ gây mòn răng đối diện.

Mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ trong suốt - Ảnh: Microgen / Shutterstock

Bảng giá niềng răng mắc cài sứ ở một số đơn vị (Tham khảo)

TTĐơn vịGiá (VNĐ)Ghi chú
1Nha khoa Paris
Niềng Răng Mắc Cài Sứ thường45.000.000Trọn gói
2Nha khoa SmileCare
Gói mắc cài sứ 3M44.000.000Thanh toán 1 lần
3Nha khoa Serenity
Niềng răng mắc cài sứ44.000.000  55.000.0002 hàm
4Nha khoa Việt Úc
 Mắc cài sứ thẩm mỹ (Mỹ) 40.000.000Mỹ
5Nha khoa Lạc Việt
Mắc cài sứ 3M Unitek25 - 27 triệu (2 hàm)Mỹ
6Nha khoa Dr.Beam
Mắc cài sứ thẩm mỹ45.000.000 55.000.0002 hàm

Mắc cài kim loại tự buộc

Mắc cài kim loại tự buộc có một hệ thống rãnh trượt được thiết kế tinh xảo bằng hợp kim niken và titan để đẩy và giữ dây trong mắc cài. Do đó dây có thể trượt tự do, giúp giảm ma sát tối đa nên bạn cũng ít bị đau, khó chịu và vướng víu hơn. Đặc biệt là thời gian điều trị sẽ được rút ngắn hơn nhiều so với loại cổ điển mà kết quả vẫn trọn vẹn.

Do hệ thống mắc cài kim loại tự buộc đòi hỏi sự tinh vi trong thiết kế, sản xuất nên chi phí so với loại cổ điển cũng cao hơn khá nhiều.

Mắc cài tự buộc
Mắc cài tự buộc - Ảnh:kingssmiles.com

Bảng giá niềng răng mắc cài kim loại tự buộc ở một số đơn vị (Tham khảo)

TTĐơn vịGiá (VNĐ)Ghi chú
1Nha khoa Paris
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Tự Buộc40.000.000Trọn gói
2Nha khoa SmileCare
Gói mắc cài kim loại tự buộc Ormco39.000.000Thanh toán 1 lần
3Nha khoa Serenity
Niềng răng mắc cài inox tự buộc38.500.000 40.000.0002 hàm
4Nha khoa Việt Úc
 Mắc cài kim loại tự buộc (Mỹ) 40.000.000Mỹ
5Nha khoa Lạc Việt
Mắc cài tự buộc Smart Clip25 - 27 triệu (2 hàm)Mỹ
Mắc cài tự buộc AO25 - 27 triệu (2 hàm)Mỹ
6Nha khoa Dr.Beam
Mắc cài kim loại tự buộc45.000.000  50.000.0002 hàm

Mắc cài sứ tự buộc

Mắc cài sứ tự buộc là giải pháp tiên tiến nhất hiện nay vì nó là sự kết hợp giữa sứ thẩm mỹ với ưu điểm của mắc cài kim loại tự buộc. Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất của nó là độ dày và chi phí cũng cao hơn nhiều so với các loại khác.

Mắc cài sứ tự đóng
Niềng răng mắc cài sứ tự đóng - Ảnh:dubaiskyclinic

Bảng giá niềng răng mắc cài sứ tự buộc ở một số đơn vị (Tham khảo)

TTĐơn vịGiá (VNĐ)Ghi chú
1Nha khoa Paris
Niềng Răng Mắc Cài Sứ Tự Buộc55.000.000Trọn gói
2Nha khoa SmileCare
Gói mắc cài sứ tự buộc Ormco48.000.000Thanh toán 1 lần
3Nha khoa Serenity
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc55.000.000 66.000.0002 hàm
4Nha khoa Việt Úc
 Mắc cài sứ tự buộc (Mỹ) 55.000.000Mỹ
5Nha khoa Lạc Việt
Mắc cài sứ tự buộc 3M Unitek30 - 35 triệu (2 hàm)Mỹ
6Nha khoa Dr.Beam
Mắc cài sứ tự buộc55.000.000 60.000.0002 hàm

Thông qua bảng giá ở một số đơn vị nha khoa, có thể thấy rằng

  • Giá niềng răng mắc cài dao động từ 15 - 65 triệu đồng tùy thuộc vào cơ sở nha khoa
  • Giá niềng răng khác nhau tùy thuộc vào loại mắc cài lựa chọn (mắc cài kim loại, sứ, ...). Chi phí thấp nhất với mắc cài kim loại, vật liệu có xuất xứ Hà Quốc và cao nhất là mắc cài sứ tự buốc, vật liệu có xuất xứ Âu, Mỹ
  • Giá dịch vụ niềng răng có thể là trọn gói hoặc chỉ bao gồm mắc cài, chưa bao gồm các chi phí khác.

Các lưu ý khác khi niềng răng mắc cài

Một số chi phí khác có thể phát sinh trong quá trình niềng răng, bạn đọc nên biết và trao đổi với nha sĩ trước khi ra quyết định.

  • Phí khám và tư vấn của nha sĩ
  • Phí chụp phim X.Quang răng
  • Khí cụ nong hàm (nếu cần)
  • Phí nhổ răng (nếu cần)
  • Phí khám định kỳ (nếu chưa trọn gói)

Ngoài ra, còn thêm phí lắp hàm duy trì sau khi tháo mắc cài trong thời gian 1-3 năm sau đó. Mức phí này tùy thuộc vào mỗi cơ sở Nha khoa, thông thường là 2-3 triệu đồng.

Hàm duy trì
Đeo hàm duy trì sau khi tháo mắc cài - Ảnh: pixabay

Từ khóa » Các Loại Niềng Răng Mắc Cài