Niềng Răng Phải Nong Hàm Khi Nào? - Nha Khoa Thẩm Mỹ
Có thể bạn quan tâm
Niềng răng là thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với nhiều người hiện nay. Đặc biệt là những người có tình trạng khuyết điểm răng miệng như răng hô, móm, khấp khểnh, lệch lạch, răng thưa, không đều,… Tuy nhiên, nong hàm trong niềng răng là gì và như thế nào? Tại sao phải nong hàm? Khi nào cần nong hàm? Là vấn đề không phải ai cũng hiểu rõ trước khi niềng răng. Quý khách hàng cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu đi tìm câu trả lời chi tiết nhất về niềng răng phải nong hàm khi nào nhé!
Sau khi đã chuẩn bị tất cả tinh thần và sự quyết tâm, vượt qua nỗi lo lắng sợ đau. Thì cuối cùng bạn cũng quyết tâm đến cơ sở nha khoa để niềng răng, cải thiện hàm răng xấu xí của mình. Để tự tin hơn trong giao tiếp, công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, đến ngày bác sĩ hẹn tư vấn phác đồ điều trị thích hợp cho bạn. Thì bất ngờ thông báo: Trường hợp của bạn cần phải thực hiện một bước nữa trước khi niềng răng. Đó chính là nong hàm. Bạn hoang mang không biết nong hàm là gì? Tại sao phải nong hàm? Và niềng răng phải nong hàm khi nào?… vân vân và mây mây. Đừng lo lắng, Nha Khoa Quốc Tế Á Châu sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật từ A đến Z về nong hàm nhé!
Tóm tắt nội dung
- Nong hàm là gì?
- Nong hàm dưới là gì?
- Tại sao cần phải nong hàm khi niềng răng?
- Niềng răng phải nong hàm khi nào?
- Vòm hàm quá hẹp
- Vậy có cần nhổ răng khi đã thực hiện nong hàm không?
- Vòm hàm không đủ chỗ cho răng dịch chuyển dễ dàng
- Hàm bị lệch méo
- Vòm hàm quá hẹp
- Mức độ nong hàm tối đa cho phép là bao nhiêu?
- Nong hàm có đau không?
- Những đối tượng cần nong hàm khi niềng răng
- Nong hàm khi cung răng hẹp
- Nong hàm khi khớp cắn chéo
- Nong hàm đối với niềng răng trẻ em
- Những lưu ý quan trọng khi điều chỉnh khí cụ nong hàm
Nong hàm là gì?
Trước khi tìm hiểu niềng răng phải nong hàm khi nào? Tại sao phải nong hàm? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nong hàm là gì nhé!
Nong hàm thực chất là nong rộng hàm trên của bạn bằng các biện pháp chỉnh nha trong nha khoa. Nhằm mục đích làm nới rộng diện tích vòm miệng của khách hàng. Bên cạnh đó, nong hàm còn giúp điều chỉnh lại khớp cắn sao cho phù hợp với cấu trúc khuôn mặt. Và khi niềng răng, có người chỉ cần niềng thôi, như có người phải trải qua quá trình nong hàm.
Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ để nong hàm, đẩy các răng hàm trên của khách hàng giãn cách. Đồng thời tách dần hai xương khẩu cái. Sau đó, khoảng trống giữa 2 xương này sẽ được lấp đầy bằng các mô sụn, đợi xương mới hình thành làm hàm trên rộng ra.
Lưu ý: Bởi vì không phải ai cũng cần nong hàm khi niềng răng. Thế nên, để xác định được trường hợp của bạn có cần phải thực hiện nong hàm hay không? Thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát cho bạn trước khi tiến hành niềng răng. Để mang lại kết quả điều trị tối ưu nhất.
Nong hàm dưới là gì?
Thông thường, trên thực tế hầu hết các ca điều trị nong hàm đều được bác sĩ chỉ định nong hàm trên. Do khu vực này có xương khẩu cái nên có thể tác rời dễ dàng và nhanh chóng hơn. Giúp nong hàm dễ hơn. Tuy nhiên, có một số trường hợp hàm dưới vẫn được áp dụng nong hàm. Nhưng bằng phương pháp không giống với nong hàm trên.
Thực chất, nguyên lý chính của nong hàm dưới chỉ là việc dịch chuyển các răng. Bằng cách khí cụ nong hàm sẽ làm dựng thẳng các răng có xu hướng nghiêng vào bên trong. Tuy nhiên, để thủ thuật này diễn ra hiệu quả. Thì điều kiện cần có của khách hàng là thành xương hàm vững chắc cùng với phần lợi khoẻ mạnh. (nhổ bớt răng cũng được chỉ định trong một số trường hợp cần thiết).
Tại sao cần phải nong hàm khi niềng răng?
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về niềng răng phải nong hàm khi nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tại sao cần phải nong hàm khi niềng răng nhé!
Bởi vì không phải trường hợp khách hàng nào cũng có đủ điều kiện thuận lợi để niềng răng đạt hiệu quả cao. Trên thực tế, có một số trường hợp khách hàng nếu như cung hàm không có đủ khoảng trống cần thiết. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các răng dễ dịch chuyển khi niềng răng. Thì bắt buộc phải thực hiện nong hàm mới mang lại hiệu quả chỉnh nha. Thực chất nong hàm chỉ là giúp tạo khoảng trống cho răng dễ dàng sắp xếp đúng vị trí và thuận lợi hơn khi di chuyển. Thế nên, bạn đừng quá lo lắng và suy nghĩ nong hàm là thao tác phức tạp gì đâu nhé!
Để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, thì Nha Khoa Quốc Tế Á Châu giải thích như sau:
Cũng giống như khi niềng răng có một số trường hợp bạn cần nhổ răng. Để giúp tạo khoảng trống cho việc sắp xếp các răng di chuyển vào đúng vị trí dễ dàng hơn mà không bị cản trở. Thì nong hàm cũng có tác dụng tương tự như thế. Tuy nhiên, nong hàm không áp dụng phổ biến như nhổ răng khi niềng. Mà cách này chỉ được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp cần thiết mà thôi. Thông thường quá trình để thực hiện nong hàm diễn ra khoảng tầm 1 đến 3 tháng.
Niềng răng phải nong hàm khi nào?
Niềng răng phải nong hàm khi nào? Là vấn đề chung được nhiều người băn khoăn nhất hiện nay. Có nhiều trường hợp khi niềng răng cần phải nong hàm. Cụ thể như sau:
Vòm hàm quá hẹp
Vòng hàm quá hẹp là một trong những trường hợp cần thiết nhất để thực hiện nong hàm. Giúp cho việc dịch chuyển các răng dễ dàng hơn khi niềng răng. Vòm hàm hẹp không được xác định bằng một chỉ số cụ thể nào cả. Mà chúng được các bác sĩ thăm khám và dựa trên những tương quan giữa vòm hàm với cấu trúc tổng thể của từng khuôn mặt khác nhau của khách hàng.
Để biết được khách hàng có vòng hàm hẹp hay không? Thì bác sĩ sẽ thực hiện chụp phim và từ đó xác định được chính xác vòng hàm của khách hàng có bị hẹp hay không. Nếu sau khi đã biết được vòng hàm hẹp thì khi trước khi niềng răng, để quá trình dịch chuyển các răng diễn ra thuận lợi nhất. Đúng với phác đồ điều trị và tạo sự cân đối khuôn mặt sau niềng. Thì bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng phải kết hợp với dụng cụ hỗ trợ đó chính là nong hàm.
Vậy có cần nhổ răng khi đã thực hiện nong hàm không?
Trên thực tế, sau khi bác sĩ đã xem xét kỹ lưỡng về việc nong hàm sẽ giúp tạo đủ khoảng trống để dịch chuyển răng thuận lợi. Thì bác sĩ có thể sẽ không cần thêm chỉ định nhổ răng để đảm bảo giữ tối đa răng thật cho khách hàng. Mà vẫn đạt hiệu quả chỉnh nha cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi nong hàm thì không cần nhổ răng. Hiện nay cũng có những trường hợp khách hàng có vòm hàm quá hẹp, nong hàm thì chưa đủ. Nên bắt buộc bác sĩ sẽ chỉ định thêm công đoạn nhổ răng kết hợp. Để mang đến kết quả chỉnh nha tối ưu nhất.
Vòm hàm không đủ chỗ cho răng dịch chuyển dễ dàng
Trường hợp này khác với vòm hàm hẹp. Trong một số trường hợp khách hàng có vòm hàm không đủ chỗ cho các răng dịch chuyển. Cụ thể là 28 đến 32 chiếc răng. Tuy nhiên, để đảm bảo sự hài hòa cho khuôn mặt thì chỉ định này của bác sĩ khuyên áp dụng cho khách hàng khi tỷ lệ nong hàm nhỏ. Chính vì vậy, các chỉ định kết hợp nong hàm với nhổ răng là bước hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, để biết được trường hợp của bạn nên áp dụng nong hàm và nhổ răng. Hay chỉ nong hàm hoặc chỉ nhổ răng. Thì bác sĩ phải thăm khám và chụp phim kỹ lưỡng. Và dựa vào nguyên tắc chính là phải đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các răng, và xương hàm với khuôn mặt.
Hàm bị lệch méo
Thông thường, một khớp cắn được xem là tự nhiên khi chúng ta cắn 2 hàm lại. Thì các răng hàm trên nằm bao ra ngoài hàm dưới. Nếu như ngược lại thì được xem là khớp cắn chéo, hàm bị lệch. Nếu so với 2 trường hợp cần nong hàm như trên. Thì đây là trường hợp phức tạp hơn. Để thực hiện niềng răng hiệu quả đối với tình trạng này, thì bác sĩ sẽ bắt buộc nong rộng một bên hàm. Để giúp cho cân đối, chuẩn khớp cắn với bên hàm còn lại.
Lưu ý: Nong hàm trong quá trình niềng răng là một thủ thuật phải được chỉ định từ bác sĩ nha khoa. Bởi vì nong hàm có thể tác động đến xương hàm. Thế nên, để biết chính xác có nên nong hàm không? Có cần thiết phải nong hàm không? Thì phải được các bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, chụp phim tổng quát. Mới có thể mang đến hiệu quả chỉnh nha cao nhất.
Mức độ nong hàm tối đa cho phép là bao nhiêu?
Mục đích chính của nong hàm là giúp nới rộng diện tích của cung răng cũng như vòm hàm. Từ đó tạo sự cân đối, hài hòa cho cấu trúc khuôn mặt khi niềng răng. Thông thường các trường hợp cần phải nong hàm đó chính là xương hàm trên và hàm dưới quá hẹp so với hàm còn lại.
Tuy nhiên, mức độ nong hàm cũng phải được giới hạn, tránh ảnh hưởng đến xương hàm. Thông thường nếu như giới hạn nới rộng ở vùng răng cối nhỏ thì khoảng 9mm. Còn vùng răng cối là 6mm theo chiều ngang.
Nong hàm có đau không?
Đây cũng là lo lắng chung của nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, nong hàm không quá đau. Mà chỉ gây khó chịu nhẹ cho khách hàng trong thời gian đầu khi sử dụng. Và sau khi bạn đã quen dần với nong hàm thì cảm giác này sẽ biến mất hoàn toàn. Thế nên, bạn hoàn toàn yên tâm khi áp dụng nhé!
Tuy nhiên, để quá trình nong hàm diễn ra thuận lợi, hiệu quả nhất. Thì bạn nên ăn uống những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt và nên uống nhiều nước. Tránh ăn các thức ăn quá cứng hoặc quá dai vì sẽ ảnh hưởng đến cung hàm.
Những đối tượng cần nong hàm khi niềng răng
Trong các trường hợp cần thiết, khách hàng sẽ được bác sĩ chỉ định nong hàm trong một số trường hợp dưới đây:
Nong hàm khi cung răng hẹp
Bởi vì cung răng hẹp thế nên có rất ít diện tích để các răng dịch chuyển theo đúng phát đồ điều trị. Thế nên gây ra khó khăn lớn cho quá trình niềng răng. Chính vì vậy, trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên nong hàm và nếu cần thiết có thể nhổ thêm răng. Để đảm bảo có nhiều khoảng trống đủ để răng di chuyển dễ dàng và đúng hướng khi niềng.
Nong hàm khi khớp cắn chéo
Bởi vì khớp cắn chéo sẽ ảnh hưởng đến quá trình sắp xếp răng dịch chuyển, và làm sai khớp cắn, thiếu cân đối. Thế nên, trường hợp này cần được nong hàm để giúp quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả hơn. Có thể nong 1 bên hàm là mang đến hiệu quả.
Nong hàm đối với niềng răng trẻ em
Đây là đối tượng cần thiết nhất để thực hiện nong hàm khi niềng răng. Và được các bác sĩ nha khoa khuyên nên áp dụng để mang đến hiệu quả chỉnh nha cao nhất. Thông thường, trẻ em trong độ tuổi từ 7-15 tuổi là thích hợp nhất để nong hàm. Bởi vì giai đoạn này, có thể giúp các bác sĩ tận dụng sự hình thành và phát triển tự nhiên của vòm miệng để nong hàm. Giúp quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, nong hàm còn giúp tăng cường hô hấp và giúp sau khi niềng răng xong, nụ cười thêm duyên dáng. Các vòm hàm, trán, má được cải thiện tối ưu. Ngoài ra, đối với trẻ em, nong hàm cũng giúp rút ngắn thời gian niềng răng tối đa, mang đến sự thoải mái và yên tâm khi thực hiện.
Những lưu ý quan trọng khi điều chỉnh khí cụ nong hàm
Sau khi tìm hiểu xong niềng răng phải nong hàm khi nào? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi điều chỉnh khí cụ nong hàm nhé!
+ Việc nong hàm phải luôn tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các theo tác khi thực hiện vặn vít tăng áp lực khí cụ nong hàm phải được bác sĩ thực hiện. Trong trường hợp nếu như bạn không thể đến thăm khám định kỳ sau khi gắn nong hàm. Thì phải báo ngay cho bác sĩ nha khoa để được thực hiện.
+ Dụng cụ để kích hoạt khí cụ nong hàm có hình dáng giống chiếc chìa khóa. Thế nên, bạn hãy giữ chúng cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần nới vít nong. Để đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng nhé!
Hy vọng với chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế Á Châu giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về niềng răng phải nong hàm khi nào? Và tại sao phải nong hàm khi niềng răng?
Liên hệ ngay với Nha Khoa Quốc Tế Á Châu để được tư vấn miễn phí nhé!
=====👇👇👇=====
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – Chuẩn 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 994095
🏠Địa chỉ : 137, An Trạch, Đống Đa, Hà Nội
💻Website: https://nhakhoathammyhanoi.com/
Từ khóa » Nới Rộng Hàm
-
Nong Hàm để Làm Gì? | Vinmec
-
Lưu ý Khi Nong Rộng Hàm Lúc Niềng Răng | Vinmec
-
NONG HÀM KHI NIỀNG RĂNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
-
Nong Hàm để Làm Gì? Có Thay đổi Khuôn Mặt Không? Giá Bao Nhiêu?
-
(Hàm Nong) Nong Hàm Là Gì? Nong Hàm Bao Nhiêu Tiền?
-
Nong Hàm để Làm Gì? Nong Hàm Có Thay đổi Khuôn Mặt Không?
-
Khi Nào Thì Nong Hàm? Niềng Răng Một Hàm Hiệu Quả Không?
-
Nong Hàm Là Gì? Giải Mã Tính Khoa Học Của Nong Hàm Trong Chỉnh Nha
-
Có Thể Lắp Khí Cụ Nong Rộng Hàm Cho Hàm Dưới Không? - Suckhoe123
-
Nong Hàm để Làm Gì? Quy Trình đeo Nong Hàm Bao Lâu, Khí Cụ Và Giá
-
Khí Cụ Nong Rộng Hàm Tháo Lắp Có Hiệu Quả Như Loại Cố định Không?
-
Nong Hàm Là Kỹ Thuật Gì Và Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết
-
Nong Hàm Là Như Thế Nào? Những điều Cần Biết Về Nong Hàm!