Niềng Răng Silicon Có Hiệu Quả Không? Có Nên Niềng Răng Bằng ...

Niềng răng Silicon là phương pháp định hình form răng có thể sử dụng ngay tại nhà. Với mức giá thành khá rẻ nên phương pháp này được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Vậy, niềng răng bằng nhựa Silicon mang đến hiệu quả ra sao và có thực sự tốt hay không – cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Mục lục

  • Thế nào là niềng răng Silicon?
  • Niềng răng Silicon có hiệu quả không?
    • Ưu điểm của niềng răng Silicon
    • Hạn chế của niềng răng Silicon
  • Các loại khay niềng Silicon
  • Lưu ý khi sử dụng niềng răng Silicon
  • Niềng răng Silicon giá bao nhiêu?
  • Giải pháp điều chỉnh sai lệch răng hiệu quả nhất

Thế nào là niềng răng Silicon?

Thế nào là niềng răng Silicon? 1

Niềng răng Silicon hay còn được gọi là hàm trainer, khay niềng được chế tạo từ vật liệu silicon có tính đàn hồi, chịu lực cao, đồng thời cũng rất an toàn với người sử dụng.

Khác hẳn với phương pháp niềng răng truyền thống, phương pháp niềng răng này không cần đến dây cung, dây thun hay mắc cài. Khay niềng răng silicon được thiết kế dạng parabol và ôm sát vào cung răng giúp điều chỉnh, sắp xếp lại răng đang bị lệch, xô đẩy lẫn nhau.

Niềng răng Silicon phù hợp với những trường hợp sau:

Trẻ em trong độ tuổi từ 5-10, nếu gặp phải một trong các tình trạng sai lệch khớp cắn sau:

  • Răng mọc lệch, hô, móm, thưa, răng mọc chen chúc nhau.
  • Khớp cắn sâu, cắn ngược, cắn hở.
  • Trẻ có các thói quen xấu như: thở bằng miệng, mút tay, mút môi, đẩy lưỡi, ngủ há miệng, ngậm vú giả,…

Phương pháp này ngăn ngừa và hạn chế tình trạng răng trẻ mọc lệch, không đúng hướng, giảm nguy cơ hô, móm, khớp cắn ngược… trong tương lai.

Theo Ths.BS Lê Thị Thái Hòa, với những trường hợp trẻ em trên 10 tuổi, người trưởng thành khi gặp phải các trường hợp răng hô, móm, lệch lạc… thì đeo hàm trainer Silicon không đem lại hiệu quả như mong muốn. Người bệnh bắt buộc phải đến nha khoa để được thăm khám chuyên sâu, chụp phim X-quang, kiểm tra mức độ sai lệch khớp cắn và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Niềng răng Silicon có hiệu quả không?

Niềng răng Silicon dễ sử dụng và tiện lợi hơn so với niềng răng sử dụng mắc cài và dây cung, người dùng có thể tháo ra vào những lúc cần thiết. Bên cạnh đó, tính đàn hồi và khả năng chịu lực cao nên có thể điều chỉnh răng về vị trí như mong muốn giúp phòng ngừa các trường hợp răng bị xấu trong tương lai.

Trước tiên, để có thể trả lời được cho câu hỏi niềng răng silicon có hiệu quả không bạn cần quan tâm đến những lợi ích và hạn chế của phương pháp định hình răng này. Phương pháp niềng răng Silicon có những ưu điểm vượt trội sau:

Ưu điểm của niềng răng Silicon

+) Giúp trẻ có hàm răng đều, khớp cắn chuẩn

Với những trẻ có răng mọc lệch, bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm trainer giúp điều hướng răng về đúng vị trí, hạn chế được những sai lệch về răng, khớp cắn khi trưởng thành. Trong nhiều trường hợp, trẻ đeo hàm trainer giúp hàm răng đều và đúng khớp cắn nên khi lớn lên không phải đeo niềng răng nữa. Nếu tình trạng răng sai lệch nhiều thì sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn trong giai đoạn niềng răng.

+) Hạn chế các thói quen xấu của trẻ

Việc đeo hàm trainer sẽ hạn chế những thói quen xấu như: đẩy lưỡi, mút tay, bú bình, chống cằm,… mà những phương pháp khác không đem đến hiệu quả cao. Những thói quen này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị hô, móm, thưa hay lệch lạc khi trưởng thành.

+) Giảm đau nhức, khó chịu cho trẻ

Chất liệu Slicon khá mềm và an toàn nên giúp cho trẻ hạn chế được tình trạng đau nhức, khó chịu khi đeo niềng. Đặc biệt, đeo hàm niềng răng còn giúp trẻ tránh được nguy cơ phẫu thuật hàm khi trưởng thành, hoặc nếu bắt buộc phải niềng răng thì mức độ đau nhức cũng đỡ hơn và sẽ rút ngắn được thời gian niềng.

Hạn chế của niềng răng Silicon

+) Chỉ thích hợp cho trẻ nhỏ

Hạn chế của niềng răng Silicon 1

Niềng răng Silicon thường chỉ phát huy hiệu quả với đối tượng là trẻ em trong độ tuổi 5-10. Nguyên nhân là do xương hàm và răng của trẻ ở độ tuổi này đang trong giai đoạn phát triển nên dễ dàng dịch chuyển như mong muốn. Còn với người lớn, cấu trúc xương hàm đã hoàn thiện và cấu trúc răng vững chắc nên niềng răng silicon sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn mà cần sử dụng các khí cụ khác có tác động mạnh hơn theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

+) Chỉ điều chỉnh các sai lệch răng một phần

Niềng răng silicon chỉ có khả năng điều chỉnh các sai lệch cấu trúc răng của trẻ em chứ không khắc phục được triệt để các khiếm khuyết của răng. Trong một số trường hợp, đeo hàm trainer chỉ sử dụng trong một giai đoạn của quá trình điều chỉnh răng về đúng khớp cắn. Sau đó, vẫn cần sử dụng các khí cụ khác để hoàn thiện quy trình.

Với các trường hợp bị hô, móm do di truyền, niềng răng silicon chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần chứ không thể giải quyết được hoàn toàn. Để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, trẻ vẫn phải phẫu thuật hàm.

Có thể nói rằng, niềng răng Silicon chỉ nên sử dụng với trẻ từ 5 đến 10 tuổi vì trẻ ở giai đoạn này mới mang lại hiệu quả cao. Nếu nằm ngoài độ tuổi này cần cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị theo phác đồ của bác sĩ để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Các loại khay niềng Silicon

Các loại khay niềng Silicon 1

Dựa vào từng giai đoạn phát triển của răng, bác sĩ sẽ chia khay niềng silicon thành 4 loại khác nhau. Cụ thể:

  • Hàm Silicon Junior – Hàm J (cho giai đoạn răng sữa): Loại hàm này phù hợp với trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Thường thì hàm J sử dụng để khắc phục cho những trẻ có thói quen xấu gây ảnh hưởng tới việc mọc răng như: mút tay, mút môi, ngậm ti giả… Đặc biệt, hàm J còn giúp mở rộng cung hàm để răng sữa của trẻ không bị mọc chen chúc.
  • Hàm Silicon Kids – Hàm K (cho giai đoạn răng hỗn hợp): Phù hợp với trẻ từ 5 đến 10 tuổi. Công dụng của hàm K khá giống với hàm J, chỉ thêm một điểm là độ cứng của hàm K cao hơn và chắc chắn hơn.
  • Hàm Silicon Teens – Hàm T (cho giai đoạn răng vĩnh viễn): Hàm T dành cho trẻ từ 10 đến 15 tuổi và đây cũng chính là thời điểm vàng để thực hiện niềng răng. Loại hàm này đóng vai trò quan trọng để dịch chuyển những chiếc răng mọc sai lệch về đúng vị trí.
  • Hàm Silicon Adults – Hàm A (cho người trưởng thành): Với người trưởng thành, hàm A chỉ có tác dụng hỗ trợ cho quá trình niềng răng chứ không thể khắc phục được các vấn đề như răng mọc lệch lạc, răng bị hô móm nặng. Loại niềng này thường sử dụng sau khi niềng răng bằng mắc cài cố định để giúp ổn định răng đúng vị trí mà không bị xô lệch trở lại.

Lưu ý khi sử dụng niềng răng Silicon

Để hàm Silicon mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thời điểm để gắn hàm trainer cho trẻ là trước thời điểm đi ngủ và tháo hàm ra vào buối sáng hôm sau.
  • Để đảm bảo vệ sinh, cha mẹ nên vệ sinh hàm Silicon tương tự như vệ sinh răng thật cho trẻ. Cha mẹ có thể chải hàm dưới vòi nước sạch hoặc cũng có thể sử dụng kem đánh răng để vệ sinh sạch sẽ.
  • Cần đeo hàm Silicon liên tục trong thời gian từ 6 đến 12 tháng theo đúng như hướng dẫn sử dụng.

Niềng răng Silicon giá bao nhiêu?

Tùy vào địa chỉ cung cấp cũng như chất lượng của sản phẩm mà mức giá của niềng răng Silicon thường dao động từ 300.000 – 1.000.000 đồng/bộ. Nhìn chung thì mức giá này thấp hơn rất nhiều so với chi phí niềng răng. Với mức giá này, rất nhiều người có thể tự mua hàm silicon để sử dụng tại nhà mà không cần qua bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Theo nguyên tắc thì niềng răng Silicon có tác dụng điều chỉnh răng mọc thẳng hàng cho trẻ từ 5 – 10 tuổi. Tuy nhiên, việc đeo hàm trainer cung cần có phác đồ điều trị cụ thể cho từng giai đoạn. Bạn sẽ không thể tự mình kiểm soát được hiệu quả cũng như chất lượng khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ là người biết được chính xác thời điểm nào nên niềng răng Silicon, lúc nào thì cần thay hàm mới, hàm mới cần độ cứng chắc thế nào…

Đặc biệt, sản phẩm được bán tràn lan trên thị trường rất nhiều nên không đảm bảo được chất lượng và nếu sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc thì hậu quả cũng khó lường. Việc sử dụng hàm kém chất lượng không chỉ không mang lại hiệu quả, tốn kém chi phí mà còn có thể thêm độc tố vào cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc của xương, hàm, răng bị viêm nhiễm và tình trạng đau nhức kéo dài.

Giải pháp điều chỉnh sai lệch răng hiệu quả nhất

Giải pháp điều chỉnh sai lệch răng hiệu quả nhất 1

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng mang đến hiệu quả vượt trội so với niềng răng Silicon như niềng răng bằng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt và được gom chung thành 2 loại chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.

Mỗi phương pháp có đặc điểm, kỹ thuật thực hiện, mức chi phí… khác nhau. Để lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp, người bệnh cần đến gặp bác sĩ nha khoa thăm khám, chụp Xquang, kiểm tra mức độ sai lệch cụ thể, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn về phác đồ điều trị cụ thể phù hợp.

👉 Niềng răng mắc cài kim loại: Bác sĩ nha khoa gắn mắc cài lên răng cùng với dây cung nằm trong rãnh mắc cài để di chuyển răng về đúng vị trí được định sẵn. Mắc cài kim loại chia thành mắc cài kim loại truyền thống và mắc cài tự đóng (sử dụng hệ thống nắp trượt tự động để cố định mắc cài). Phương pháp niềng răng này sử dụng cho những người muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả. Tuy nhiên, hệ thống dây cung, mắc cài làm bằng chất liệu kim loại nên tính thẩm mỹ không cao.

👉 Niềng răng mắc cài sứ hay niềng răng mắc cài pha lê cũng tương tự như phương pháp niềng răng mắc cài kim loại nhưng có điểm khác biệt là sử dụng chất liệu sứ thay thế cho kim loại. Màu sắc của sứ gần như trùng với màu của răng nên mang tới tính thẩm mỹ cao hơn hẳn so với niềng răng mắc cài kim loại. Vì vậy, người dùng cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp trong quá trình chỉnh nha.

👉 Niềng răng trong suốt hay còn gọi là niềng răng Invisalign là phương pháp chỉnh nha không sử dụng các khí cụ như mắc cài và dây cung để cố định các răng. Người niềng răng chỉ cần sử dụng cặp khay niềng bằng nhựa chuyên dụng để dần dần nắn chỉnh răng về đúng vị trí cung hàm mong muốn. Phương pháp này không chỉ mang đến tính thẩm mỹ mà còn rất tiện lợi và dễ dàng vệ sinh trong quá trình sử dụng.

Từ khóa » Niềng Răng Silicon