Niệu đạo – Wikipedia Tiếng Việt

Niệu đạo
Niệu đạo chuyên chở nước tiểu từ bọng đái ra ngoài cơ thể. Trong hình là (a) niệu đạo nữ và (b) niệu đạo nam.
Chi tiết
Tiền thânUrogenital sinus
Động mạchInferior vesical arteryMiddle rectal arteryInternal pudendal artery
Tĩnh mạchInferior vesical veinMiddle rectal veinsInternal pudendal veins
Dây thần kinhPudendal nervePelvic splanchnic nervesInferior hypogastric plexus
Bạch huyếtInternal iliac lymph nodesDeep inguinal lymph nodes
Định danh
Latinhurethra vagina; feminina (phái nữ); urethra masculina (phái nam)
Tiếng Hy Lạpοὐρήθρα
MeSHD014521
TAA08.4.01.001F A08.5.01.001M
FMA19667
Thuật ngữ giải phẫu[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Niệu đạo là một bộ phận của hệ tiết niệu, nó là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ sáo (lỗ tiểu) để đưa nước tiểu ra ngoài.[1] Ngoài ra ở đàn ông và động vật giống đực, nó còn có vai trò trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài.

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

a) Niệu đạo nữ:

  • 1 chức năng: dẫn nước tiểu
  • dài khoảng 3–5 cm
  • Lỗ niệu đạo ngoài: chỗ hẹp nhất của niệu đạo, nằm giữa 2 môi bé sau âm vật trước lỗ âm đạo

b) Niệu đạo nam:

  • 2 chức năng: dẫn nước tiểu và dẫn tinh
  • dài khoảng 18–20 cm (gấp 6 lần nữ)
  • 4 đoạn
    • Niệu đạo trước tiền liệt:
      • 1-1,5 cm, nằm trong cổ bàng quang
      • Chỉ tồn tại hi bàng quang đầy
    • Niệu đạo tiền liệt:
      • 2,5–3 cm, là phần giãn to nhất của niệu đạo
      • Có nhiều ống tuyến tiền liệt đổ vào
    • Niệu đạo màng:
      • 1,2 cm. Ngắn nhất và hẹp nhất
      • Từ mặt dưới tiền liệt tuyến đến hoành niệu dục
    • Niệu đạo xốp:
      • Đoạn dài nhất 12–15 cm
      • Đi trong hành xốp dương vật và ra lỗ niệu đạo ngoài [2]
Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn.Trước khi sử dụng những thông tin này, độc giả cần liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Một số bệnh liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Viêm niệu đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Viêm niệu đạo là tình trạng nhiễm trùng ở niệu đạo do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn mà chủ yếu là vi khuẩn E.coli. Viêm niệu đạo gây nên cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đôi khi tiểu có mủ. Với nam giới, viêm niệu đạo có thể gây nên ra mủ ở lỗ sáo. Viêm niệu đạo không những gây ảnh hưởng tới việc bài tiết nước tiểu và tinh dịch, gây ra nhiều những rắc rối trong sinh hoạt của người bệnh mà nó còn là nguy cơ dẫn tới xuất tinh sớm, viêm bàng quang hay viêm tuyến tiền liệt, thậm chí là suy thận mãn tính hay vô sinh ở nam giới. Còn ở nữ giới, nếu bệnh để lâu ngày có thể dẫn tới vô sinh nữ do vòi dẫn trứng bị tắc.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân chủ yếu là[1]:

  • Do việc vệ sinh âm đạo không sạch sẽ, không đúng cách khiến cho các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào và gây viêm tại niệu đạo.
  • Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm niệu đạo và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Do sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, các loại xà phòng có nồng độ pH cao để sử dụng xịt rửa vùng kín.
  • Đối với nam giới có thể bị viêm niệu đạo do sự tác động cơ học như nong niệu đạo, đặt ống thông tiểu sau phẫu thuật đường tiểu, thăm dò bàng quang, sau tán sỏi,…
  • Đối với nữ giới do cấu tạo niệu đạo ngắn hơn của nam giới nên các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới

Có nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị mắc viêm niệu đạo nhiều hơn nam giới:

  • Thứ nhất, do hệ thống tiết niệu có cấu tạo tương đối đặc biệt, niệu đạo của nữ giới ngắn, thẳng và rộng hơn nam giới, chỉ có 3–4 cm, nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Khoảng cách giữa lỗ niệu đạo với âm đạo và hậu môn của nữ giới lại rất gần, bất kể là ở xung quanh âm đạo hay hậu môn đều có một lượng lớn vi khuẩn, dịch âm đạo cũng là một cơ sở tương đối tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Thứ hai, là do phụ nữ có những giai đoạn sinh lý đặc biệt, gồm kinh nguyệt và thời kỳ mang thai. Vệ sinh kém trong thời kỳ kinh nguyệt có thể là tác nhân gây viêm niệu đạo. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai tử cung nở to sẽ đè lên bàng quang và ống dẫn niệu, thay đổi nội tiết cũng khiến ống dẫn niệu nở ra, co bóp chậm lại, làm cho nước tiểu chảy chậm hoặc hình thành tích dịch nhẹ. Đây chính là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh.

Cách phòng tránh viêm niệu đạo ở nữ giới

Bí quyết phòng tránh viêm niệu đạo nữ: Uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn.

Nhiều bệnh nhân không dám uống nhiều nước vì viêm niệu đạo gây khó tiểu và nhiều triệu chứng khó chịu khi đi tiểu như nóng, rát, buốt... Điều này khiến cho nhiều người nhịn tiểu liên tục. Tuy nhiên, thường xuyên nhịn tiểu gây ra 2 hậu quả. Thứ nhất, thời gian nước tiểu chứa trong bàng quang dài, có một số vi khuẩn xâm nhập vào bên trong sẽ càng có nhiều thời gian sinh sôi và tấn công các bộ phận. Thứ hai, bàng quang căng đầy, áp lực tăng cao, nước tiểu sẽ ngược lên trên đến ống dẫn niệu, nếu vi khuẩn đã tấn công sẽ rất dễ xâm nhập lên trên dẫn đến viêm bể thận. Bởi vì nước tiểu có một vai trò rất quan trọng là đưa vi khuẩn ra ngoài cơ thể, vì vậy bạn nên uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Viêm niệu đạo là gì?, chuabenhnamkhoa
  2. ^ Giải phẫu học hệ tiết niệu Lưu trữ 2015-12-22 tại Wayback Machine docsachysinh

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bản mẫu:KansasHistology "Male Urethra"
  • x
  • t
  • s
Các hệ cơ quan trong cơ thể người
Vận động
Bộ xương
Khối xương sọXương trán, xương sàng, xương bướm, xương chẩm, xương đỉnh, xương thái dương
Khối xương mặtxương lá mía, xương hàm dưới, xương lệ, xương mũi, xương xoăn mũi dưới, xương gò má, xương hàm trên, xương khẩu cái
Xương thân mìnhCột sống, sụn sườn, xương ức, xương sườn, xương sống
Xương chi trênXương đòn, xương vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương quay, xương trụ, xương cổ tay, khớp vai
Xương chi dướiXương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác, xương bàn chân, khớp hông
Hệ cơ
Cơ xương, cơ trơn, cơ tim
Cơ đầu mặt cổCơ vùng đầu, cơ vùng cổ
Cơ thân mìnhCơ thành ngực, cơ thành bụng, cơ hoành
Cơ tứ chiCơ chi trên, cơ chi dưới
Tuần hoàn
TimTâm thất, tâm nhĩ, nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, van tim
Mạch máu
Động mạchĐộng mạch chủ, động mạch đầu mặt cổ
Tĩnh mạch 
Mao mạch 
MáuHuyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
Vòng tuần hoànVòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ
Miễn dịch
Bạch cầuBạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa a-xit, bạch cầu mô-nô, bạch cầu lim-phô (tế bào B, tế bào T)
Cơ chếThực bào, tiết kháng thể, phá hủy tế bào nhiễm
Bạch huyết
Phân hệphân hệ lớn, phân hệ nhỏ
Đường dẫn bạch huyếtống bạch huyết, mạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết
Bạch huyết
Hô hấp
Đường dẫn khíMũi, thanh quản, khí quản, phế quản
PhổiHai lá phổi, phế nang
Hô hấpSự thở, sự trao đổi khí
Tiêu hóa
Ống tiêu hóaMiệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, hậu môn
Tuyến tiêu hóaTuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy, gan
Bài tiết
Hệ tiết niệuThận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo
Hệ bài tiết mồ hôiDa, tuyến mồ hôi
Hệ bài tiết Carbon dioxide (CO2)Mũi, đường dẫn khí, phổi
Vỏ bọc
DaLớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da
Cấu trúc đi kèmLông - tóc, móng, chỉ tay và vân tay
Thần kinh
Thần kinh trung ươngNão (trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não), tủy sống
Thần kinh ngoại biênDây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy), hạch thần kinh
Phân loạiHệ thần kinh vận động, hệ thần kinh sinh dưỡng (phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm)
Giác quan
Mắt  • thị giác (màng cứng, màng mạch, màng lưới)
Tai  • thính giác (tai ngoài, tai giữa, tai trong)
Mũi  • khứu giác (lông niêm mạc)
Lưỡi  • vị giác (gai vị giác)
Da  • xúc giác (thụ quan)
Nội tiết
Nội tiết nãoVùng dưới đồi, tuyến tùng, tuyến yên
Nội tiết ngựcTuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức
Nội tiết bụngTuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục (buồng trứng (ở nữ), tinh hoàn (ở nam))
Sinh dục
Cơ quan sinh dục namTinh hoàn, tinh trùng, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật, tuyến tiền liệt, tuyến hành, bìu
Cơ quan sinh dục nữBuồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm vật, cửa mình
  • x
  • t
  • s
Hệ sinh dục nam
Cơ quan sinh dục ngoài
Seminal tract
Tinh hoàn
  • layers
    • Tunica vaginalis
    • Tunica albuginea of testis
    • Tunica vasculosa testis
  • Appendix of testis
  • Mediastinum testis
  • Lobules of testis
  • Septa of testis
  • Leydig cell
  • Sertoli cell
  • Blood–testis barrier
Sự tạo tinh
  • Tinh nguyên bào
  • Spermatocytogenesis
  • Spermatocyte
  • Spermatidogenesis
  • Spermatid
  • Spermiogenesis
  • Tinh trùng thể hoạt động
Khác
  • Seminiferous tubules
    • Tubuli seminiferi recti
    • Rete testis
    • Efferent ducts
  • Epididymis
    • Appendix of epididymidis
    • Stereocilia (epididymis)
  • Paradidymis
  • Spermatic cord
  • Vas deferens
    • Ampulla of ductus deferens
  • Ejaculatory duct
Accessory glands
  • Seminal vesicles
    • Excretory duct of seminal gland
  • Tuyến tiền liệt
    • Urethral crest
    • Seminal colliculus
    • Prostatic utricle
    • Ejaculatory duct
    • Prostatic sinus
    • Prostatic ducts
  • Bulbourethral glands
Cơ quan sinh dục trong
Dương vật
  • Root of penis
    • Crus of penis
    • Bulb of penis
    • Fundiform ligament
    • Suspensory ligament of penis
  • Body of penis
    • Corpus cavernosum penis
    • Corpus spongiosum penis
  • Quy đầu
    • Foreskin
    • Frenulum of prepuce of penis
    • Corona of glans penis
  • Fascia
    • Subcutaneous tissue of penis
    • Buck's fascia
  • Tunica albuginea (penis)
  • Septum of the penis
Hệ tiết niệu
  • Internal urethral orifice
  • Niệu đạo
    • Prostatic urethra
    • Membranous urethra
    • Spongy urethra
  • Navicular fossa of male urethra
  • Urinary meatus
  • Lacunae of Morgagni
  • Urethral gland
Bìu dái
  • Lớp
    • Da người
    • Dartos
    • External spermatic fascia
    • Cremaster muscle
    • Cremasteric fascia
    • Internal spermatic fascia
  • Đường đan đáy chậu
  • Scrotal septum
Bản mẫu:Reproductive medicine navs
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Giải Phẫu Niệu đạo