Ninh Bình: Bảo Tồn Và Phát Huy Nghệ Thuật Hát Xẩm Yên Mô | Âm Nhạc
Có thể bạn quan tâm
Hát xẩm hay còn gọi là hát rong là một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian. Hát xẩm có nguồn gốc từ lâu đời, là một trong những món ăn tinh thần của người dân Việt Nam.
Yên Mô được coi là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát xẩm. Nơi đây nổi danh với tên tuổi của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu- người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20. Hát xẩm tại Yên Mô có đặc trưng là xẩm chợ, với nhiều làn điệu phong phú, có một số bài hát nổi tiếng do cố nghệ nhân Hà Thị Cầu sáng tác.
Theo các cụ cao tuổi ở huyện, hát Xẩm có giai điệu chậm rãi, khoan thai, trầm bổng, mang tính kể chuyện thông qua rất nhiều làn điệu và ca từ bắt nguồn từ dân gian. Loại hình nghệ thuật này còn có cấu trúc giai điệu uyển chuyển, tinh tế.
Theo phân tích của giáo sư Đặng Hoành Loan: "...Xẩm xưa nằm trong phường hát rong, hay là nhóm hát rong, nó tổ chức thành phường hội, chứ không đi một mình đâu, thường có 4, 5, 6 người, trong đó có trống, phách, nhị, đàn nguyệt, đàn bầu, đàn hồ, đàn tam, nhóm hát rong... Nghệ sỹ Xẩm rất tài ba, sử dụng nhạc cụ, vừa đánh đàn bầu, vừa hát...đàn bầu xẩm này mới là nghệ thuật đỉnh cao của xẩm..."
Hát Xẩm là loại hình văn hóa văn nghệ dân gian đặc trưng nhất so với các loại hình nghệ thuật khác... Bản chất của hát Xẩm là lối hát kể chuyện tự sự, mang tính tự nhiên, hát Xẩm rất tự nhiên, như là kể một câu chuyện.
[Bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát xẩm trong xã hội đương đại]
Nghệ thuật hát Xẩm được hình thành bởi một hệ thống bài bản và âm nhạc riêng biệt, đặc trưng. Với các nhạc cụ như đàn bầu, đàn nhị, sênh sứa, trống mảnh, đàn hồ, trống cơm, thanh la, người nghệ sỹ/nghệ nhân biểu diễn hát Xẩm tự thêm hoặc bớt các nhạc cụ cho phù hợp với môi trường, hoàn cảnh và làn điệu biểu diễn.
Những làn điệu gốc của Xẩm với 3 điệu chính Xẩm Huê tình, Xẩm xoan, Xẩm ba bậc, một bài Xẩm gồm có vỉa, trổ mở đầu, trổ thân, các trổ nhắc lại, trổ kết vẫn được các nghệ nhân lưu giữ. Đồng thời họ còn sáng tác thêm các bài hát mới dựa trên những làn điệu cổ truyền để phù hợp với cuộc sống hiện tại, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức âm nhạc của mọi tầng lớp nhân dân. Đây chính là giá trị bất biến của nghệ thuật hát Xẩm.
Theo bà Kim Ngân - một trong những người am hiểu và có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật hát xẩm của Yên Mô, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát xẩm Kim Ngân, giai điệu xẩm uyển chuyển, tinh tế, lời xẩm mộc mạc dễ hiểu, phong cách chậm rãi, tự do, thích hợp cho hình thức tự sự và trữ tình.
Giá trị thiết thực nhất mà hát Xẩm mang lại đó chính là giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống của người Việt qua những bài hát về tình nghĩa vợ chồng, ơn cha, nghĩa mẹ sinh thành, tình yêu quê hương, đất nước với những ca từ mộc mạc, gần gũi, dễ hiểu... Vì lẽ đó mà hát Xẩm không “kén” người nghe.
Tuy nhiên, không phải ai hiểu xẩm, yêu xẩm cũng hát được xẩm và có được thành công từ hát xẩm lại càng khó. Nó đòi hỏi người hát ngoài năng khiếu về thanh nhạc cần có sự trải nghiệm để thấm được những ngón rung, nhấn của đàn nhị mỗi khi hòa cùng nhịp trống, phách, ấy là khi người nghệ sỹ thực sự cảm nhận được hết cái “hồn của xẩm.”
Nghệ thuật hát Xẩm với những ca từ đặc trưng, với hình thức hát nói dân gian vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong kho tàng âm nhạc dân tộc và trong đời sống cộng đồng xưa và nay.
Sau khi nghệ nhân Hà Thị Cầu qua đời vào năm 2013, hát Xẩm ở Yên Mô đứng trước nguy cơ thất truyền, có lúc người ta tưởng chừng như nó đã bị chìm dưới lớp bụi thời gian. Thế nhưng điều ít ai ngờ là hát xẩm lại đang tồn tại sinh động, hấp dẫn qua các hội diễn văn nghệ quần chúng, các sự kiện, lễ hội và trong các lớp học hát xẩm ở nhiều trường học trên địa bàn huyện.
Những năm gần đây, huyện Yên Mô đã chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật của loại hình nghệ thuật dân tộc này.
Nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật đang có nguy cơ bị thất truyền, từ năm 2014 đến nay Ủy ban Nhân dân huyện đã mở được nhiều lớp truyền dạy. Các học viên được truyền dạy hiện đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ hát chèo, hát Xẩm trên địa bàn huyện.
Sau khi được truyền nghề, các học viên tham gia dàn dựng, biểu diễn chương trình hát xẩm nhằm giới thiệu, quảng bá sâu rộng nghệ thuật hát xẩm tới công chúng và truyền nghề cho lớp trẻ kế cận. Hàng năm huyện giao phòng Văn hóa và Thông tin xây dựng kế hoạch mở các lớp truyền dạy hát Xẩm và lớp nhạc cụ hát Xẩm. Để xây dựng lớp nhạc công trẻ kế cận, huyện đã mở lớp dạy cách sử dụng một số nhạc cụ chính thường được dùng trong hát xẩm (nhị, trống, sênh...).
Ngoài ra, huyện còn tổ chức lớp hát xẩm cho các giáo viên thanh nhạc ở các trường Tiểu học, trung học cơ sở và các em học sinh trên địa bàn huyện nhằm đưa bộ môn nghệ thuật truyền thống này vào trường học, góp phần từng bước đưa môn nghệ thuật này thấm sâu vào đời sống nhân dân, có sức lan tỏa trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, huyện Yên Mô tổ chức sưu tầm, biên soạn, truyền dạy và phổ biến các bài hát xẩm theo các làn điệu cổ truyền, dàn dựng chương trình hát xẩm, bảo tồn, phát triển nghệ thuật hát xẩm thông qua các hoạt động biểu diễn và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trên địa bàn huyện Yên Mô hiện có hơn 20 câu lạc bộ hát chèo, hát xẩm, thường xuyên tập luyện, giao lưu trong các ngày Lễ, ngày hội tại địa phương và tham gia các cuộc thi do huyện, tỉnh tổ chức. Cứ thế, những làn điệu xẩm đã không còn bó hẹp trong không gian hội làng, hội chùa hay góc chợ, bến xe như trước kia mà nay hát xẩm đã vang lên trên sân khấu, tại các sự kiện văn hóa, chính trị, ngoại giao, du lịch của tỉnh, của huyện Yên Mô.
Với các hoạt động truyền dạy hát xẩm, biểu diễn, phục vụ các sự kiện và biểu diễn phục vụ khách du lịch cùng nỗ lực từ hoạt động của các cơ quan chức năng ở địa phương, nghệ thuật hát xẩm đang được bảo tồn, phát huy ở Yên Mô, đóng góp quan trọng cho hành trình của Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận hát Xẩm là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới./.
(VIetnam+)Từ khóa » Hát Xẩm Dạy Chồng
-
Hát Vui : Dạy Chồng - NS Tuyết Tuyết - YouTube
-
Mười điều Dạy Chồng - Tuyết Tuyết Hát Vui - YouTube
-
Vùng Lên Dạy Chồng - Ns Tuyết Tuyết - YouTube
-
Xin Chồng 5 Triệu đi Làm đẹp - Tuyết Tuyết Hát Vui - YouTube
-
Lại Hát Vui : Tuyển Chồng - Thơ Hài : Minh Tuân - YouTube
-
Vợ Và Bồ - Các Anh Chọn Ai? - Tuyết Tuyết Hát Xẩm Vui - YouTube
-
Hát Văn: Dặn Vợ - Lời Thơ : Hai Danh - NS Tuyết Tuyết đàn Hát
-
Ai Rồi Cũng F0 - Thơ Hài Minh Tuân - NS Tuyết Tuyết Hát Vui - YouTube
-
More From Mai Văn Lạng - Facebook
-
Lời Bài Hát: Xẩm Sướng Khổ Vì Chồng - Ca Sỹ: Tô Minh Cường
-
Hát Vui : Dạy Chồng - NS Tuyết Tuyết | Chồng, Hạt, Youtube - Pinterest
-
Cần Nhân Rộng Các Câu Lạc Bộ Dân Ca
-
[PDF] NGHỆ NHÂN ƯU TÚ - Văn Hóa
-
Bảo Tồn Và Phát Triển Nghệ Thuật Hát Xẩm - UBND Tỉnh Ninh Bình