Ninjutsu Môn Võ Bí Truyền Của Ninja
Ninja, những sát thủ vô hình vang bóng một thời trong lịch sử Nhật Bản gần như khá quen thuộc đối với những người hâm mộ võ thuật phương Đông. Bởi lẽ họ đã xuất sắc sử dụng môn võ Ninjutsu để hoàn thành sứ mệnh nhiều khó khăn, nguy hiểm. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc vài nét về môn võ bí truyền này.
Nguồn gốc: Mặc dù đất dụng võ của Ninjutsu là Nhật Bản, nhưng thực ra môn này có nguồn gốc sâu xa từ Trung Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Ninjutsu xuất phát từ Tôn Tử hay Tôn Võ Tử, người đời Xuân Thu (722-481 trước Công Nguyên) sanh ở phía Đông núi La Phù, thao lược tinh thông. Ông đã soạn ra một bộ binh pháp gồm 13 thiên: Thủy kế, Tác chiến, Mưu công, Quân hình, Binh thế, Hư thiệt, Quân tranh, Cửu biến, Hành quân, Địa hình, Tựu Địa, Hỏa công, Dụng gián. Bộ sách trình bày những thuật dùng binh, đồng thời cũng là án văn chương bình dị, ý tứ dồi dào, nghĩa lý sâu sắc. Tôn Tử từng làm thượng tướng quân cho Ngô Hạp Lư, giúp Ngô đánh Sở, sau khi yên việc chiến trường, ông đã trở về điền viên lấy chữ thanh nhàn làm thú. Môn Ninjutsu sử dụng hầu hết thuật binh pháp của Tôn Tử, tập trung nhất là thiên “dụng gián” tức thiên bàn về công tác sử dụng gián điệp trong chiến tranh. Những chiến thuật về gián điệp của Tôn Tử đã du nhập vào Nhật Bản dưới thời lãnh chúa Shotoku (593-622) qua việc lãnh chúa này lần đầu tiên sử dụng các thuộc hạ của mình mặc thường phục để dọ thám địch tình phục vụ cho cuộc chiến tranh, từ đó Ninjitsu đã hình thành và phát triển ở Nhật Bản.
Các giai đoạn phát triển.
Ninjutsu vào thế kỷ XII qua việc sử dụng những kỹ thuật của môn phái này chống lại sự đàn áp của nhà vua trong những trận chiến đấu cá nhân và đồng đội. Đặc biệt, vào cuối đời vua Heian khoảng năm 1185, kinh đô Kyoto bị rối tung lên do sự xâm nhập của những nhà sư ở núi Yamalousi sử dụng Ninjutsu trừng trị bọn ác ôn, tham quan ô lại. Cũng vào thời điểm này, nhiều võ đường đã được thành lập để truyền dạy Ninjutsu rộng rãi trong nhân dân. Trong đó, nổi bật nhất là võ đường của Yoshitsune một Ninja khét tiếng đương thời. Đến thời Kamakura, vào năm 1192, Ninjutsu bắt đầu phát triển mạnh và bành trướng rộng rãi suốt 400 năm tiếp theo. Vào thời gian này, có đền 25 võ đường được thành lập để truyền dạy Ninjutsu, tập trung nhất là ở hai tỉnh Iga và Koga. Một trong những thủ lĩnh Ninja nổi tiếng của thế kỷ XVI là Sandayu Monochi từng chỉ huy một ngàn Ninja chống lại gần năm vạn quân của tướng Oda Nobunaga. Một thủ lĩnh Ninja khác là Hanzo Hatori, sống vào thế kỷ XVII, từng đắc lực giúp tướng quân Leyasu Tokugawa chiến thắng vẻ vang bốn vạn quân phiến loạn ở Shimabara Kyushu vào năm 1637. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của các Ninja, dòng họ tướng quân Leyasu Tokugawa đã trị vì đất nước của Thái Dương Thần Nữ đến cuối thế kỷ XIX. Sang thế kỷ XX, trong đệ nhị thế chiến, cơ quan mật vụ Nhật Bản đã phải cần đến sự hoạt động của các cao thủ Ninjutsu để góp phần chấm dứt cuộc phong tỏa của quân đội Mỹ do tướng Douglas chỉ huy đang chiếm đóng ở Nhật lúc bấy giờ. Sau thế chiến thứ hai, chính phủ Nhật đã đặt các Ninja ra ngoài vòng pháp luật. Tuy vậy, Ninjutsu vẫn được ngưỡng mộ, vào tháng 5-1980, để đối phó với bọn khủng bố đánh chiếm sứ quán Iran tại Anh, người ta đã phải nhờ tới một chuyên viên Ninjutsu tổ chức giúp một cuộc tấn công cấp kỳ để giải cứu các con tin. Kết quả là với kỹ thuật đặc thù của Ninjutsu, cuộc tấn công đã hoàn tất chớp nhoáng chỉ mấy phút. Với công trạng diệu kỳ này, môn Ninjutsu đã được chấp nhận phục hồi, hầu truyền dạy cho những người đương đại các kỹ thuật bì truyền của môn võ “thần kỳ” này phục vụ cho những mục đích tốt đẹp của xã hội và nhân loại.
Chương trình huấn luyện.
Toàn bộ chương trình huấn luyện của Ninjutsu hiện đại phát triển theo ba cấp độ.
Cấp độ thứ nhất: Người tập nắm vững được các phương pháp giao đấu sơ đẳng bằng tay không. Những nhóm cơ bắp và các dây chằng trong cơ thể được phát triển nhằm tạo cho người tập sự mếm dẻo, linh hoạt cao, nhào lộn giỏi. Sự tập luyện trong giai đoạn đầu rất cam go: Người tập phải rơi xuống những sàn cứng, bò trường một khoảng cách khá xa, cũng như phải tập vượt qua 300 km với nhiều chướng ngại vật trong một ngày. Người tập cũng học cách chuyển dịch không gây tiếng động và thoát khỏi cuộc phục kích của địch.
Cấp độ thứ 2: Học tập và phân biệt năm trạng thái tâm lý của đối phương: Thói hám danh, tính nhút nhát, sự nóng nảy, thói lười biếng, nhu nhược, cũng như nắm bắt được năm dục vọng của kẻ thù: Đói, động dục, tự mãn, tham lam, tự kiêu. Với những bản lĩnh tâm lý này, môn đồ Ninjutsu trở thành những Ninja, vừa thành thạo các kỹ thuật song hành với việc hiểu biết tâm lý, đó là yếu tố của sự chiến thắng.
Cấp độ thứ 3: Ninjutsu truyền dạy cho môn đồ tinh thần kiên tâm tối thượng, thông hiểu chín mức độ định thần bí mật của môn phái. Mỗi mức độ tương ứng với sự đan chéo những ngón tay một cách kỳ bí và một âm thanh đặc biệt cho phép họ kết hợp nghị lực tinh thần của con người với trí tuệ vạn năng của thiên nhiên.
Thực tế và huyền thoại.
hiều người nói rằng chương trình huấn luyện của Ninjutsu hiện đại rất sơ lược so với chương trình huấn luyện truyền thống. Họ đã viện dẫn những khả năng gần như huyền thoại của các Ninja để khẳng định thêm phán đoán trên. Chẳng hạn như các Ninja có thể chết vài giờ và sống lại sau đó, có thể đi trên tường, trên mặt nước, có thể tàng hình…!
Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu võ học thì Ninjutsu truyền thống và Ninjutsu hiện đại không cách xa nhau lắm. Chương trình huấn luyện Ninjutsu truyền thống cũng bao gồm việc rèn luyện cho các Ninja khả năng sử dụng thông thạo các môn võ, các loại vũ khí (bao gồm cả ám khí, hơi độc, hỏa khí…) các phương pháp di chuyển, đột nhập và đào thóat trong mọi điều kiện, cũng như cách ngụy trang, ẩn thân, thậm chí giả chết… nhằm mục đích tối thượng là hoàn thành tốt đẹp sứ mệnh đã nhận lãnh. Tuy nhiên, do quá bất ngờ trong sự chạm trán với các Ninja, người ta không lý giải được các hành tung đặc dị của những sát thủ vô hình này, nên đã gán vào đấy một bức màn sương mù huyền thoại. Thật ra, tất cả đều do quá trình khổ luyện môn Ninjutsu một cách thành thục mà thôi.
Chẳng hạn việc Ninja có thể sống dưới nước như loài cá mà dân gian vẫn thường truyền tụng, thực chất các Ninja đã sử dụng các ống sậy rỗng làm ống thở, và như thế tha hồ ở dưới nước bao lâu cũng được. Thêm nữa, các Ninja có thể mang theo một túi da chứa đầy không khí để thở khi phải ở dưới nước một thời gian.
òn việc đi trên mặt nước chính là các Ninja đã sử dụng được loại giày da bơm đầy khí. Tuy nhiên, để sử dụng được loại giày này, họ đã phải khổ công tập luyện nhiều năm mới đạt được sự thăng bằng và sự kiểm soát thân thể để có thể đứng vững trên mặt nước.
Các Ninja cũng thường mang theo bên mình những ống thuốc nổ, khi túng cùng thì quăng ngay vào mặt địch thủ. Ống thuốc nổ tung, khói bay mù mịt, làm lóa mắt địch thủ trong giây lát và như thế Ninja có thể biến mất (hay tàng hình) trong đám khói mù y như các lão phù thủy vậy!
Các Ninja thường rất mạnh khỏe và tập chạy nhảy, leo trèo rất kiên trì. Họ có thể nhảy rất xa và rất cao. Ngoài ra, có lúc Ninja đã dùng một đồ vật tượng trưng chiếc dù để nhảy từ nơi cao xuống một cách an toàn. Điều này giải thích các huyền thoại về khả năng bay của họ.
Ninja cũng sử dụng một số dụng cụ giúp họ vào nhà, vào thành một cách dễ dàng. Họ mang những đôi giày xốp nên có thể bám vào tường hay vách đá mà leo lên. Một dụng cụ khác nổi tiếng của Ninjutsu là một miếng da cuốn chung quanh bàn tay và vòng qua cổ tay, có gắn sẵn bốn mũi nhọn lồi ra phía lòng bàn tay. Những mũi nhọn này có thể dùng để bám vào tường, vào xà nhà trên trần và chuyền tay đi qua một căn phòng mà chân không hề chạm đất. Miếng da này còn là một khí giới lợi hại khi đối mặt với kẻ thù. Một cú đâm thẳng bằng dao hay bằng gươm có thể dùng một tay để đỡ, tay kia đánh cả bốn mũi nhọn vào mặt địch thủ.
Còn khả năng của các Ninja có thể chết đi rồi vài giờ sau sống lại chính là nhờ ở những kỹ thuật hạn chế hơi thở giống như môn Yoga của Ấn Độ. Thật vậy, một Ninja có thể ở dưới nước trong một thời gian mà không cần ống sậy hay túi khí trời, cũng như có thể giả chết để lừa đối phương chính là nhờ khả năng hạn chế hơi thở đặc thù của Ninjutsu. Khả năng hạn chế hơi thở của môn Ninjutsu còn cho phép họ đứng yên trong một lúc khá lâu, nhờ vậy mà có thể lẫn lộn vào các bụi cây hay các tảng đá và không động đậy để không bị kẻ địch khám phá.
Do tính đặc thù của môn phái là gắn bó chặt chẽ với sứ mệnh đặc biệt quan trọng cho nên Ninjutsu đòi hỏi những môn đồ khi nhập môn phải hội đủ ba điều kiện: Ý thức trách nhiệm cao, trí phán đoán nhanh nhạy và một thân thể khỏe mạnh để có thể chịu đựng được quá trình tập luyện cũng như quá trình hành hiệp đầy gian lao nguy hiểm. Ngoài ra, Ninjutsu còn đòi hỏi các Ninja phải biết chết ngay tức khắc hay biết giết một đồng môn của mình, khi sa vào lưới của địch thủ và không có con đường đào thoát.
Có thể xem những yêu cầu vừa nêu trên đã tạo cho Ninjutsu sắc thái trong giới võ lâm, tạo ấn tượng sâu sắc cho mọi người khi nghiên cứu về môn phái này. Nhưng cũng phải chăng chính yếu tố bảo mật này đã làm cho Ninjutsu hiện đại đã mất đi tính hấp dẫn như Ninjutsu truyền thống đã từng có?
Nguồn Aiki – Việt.
Từ khóa » Học Võ Ninjutsu
-
Ninjutsu - Môn Võ Này Có Thực Sự Kỳ Diệu Như Cách Ninja Sử Dụng?
-
Cách Luyện Ninjutsu Khi Bạn đang Tự Luyện Tập - Ví Dụ Lịch Sử ...
-
Japan Ninjutsu Shinobiken With Juan Hombre - TỰ HỌC VÕ THUẬT
-
Kỹ Thuật Phòng Vệ Của Môn Võ Ninja Ninjutsu ( Nhẫn Thuật ) - YouTube
-
Môn Võ Bí Truyền Của Các Ninja Nhật Bản - Jasa
-
Cách để Trở Thành Ninja - WikiHow
-
Sự Thật Về Võ Công “huyền Bí” Của Ninja | Khám Phá Nhật Bản
-
Ninjutsu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ninjutsu (Võ Thuật) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
NINJUTSU Môn Võ Bí Truyền Của Ninja Nhật Bản [P.2] - Viet-SSE
-
Võ Thuật Ninja Và Những điều Kì Bí Bên Cạnh Nó Mà Bạn Chưa Biết
-
Ninjutsu: Võ Thuật Ninja – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt