Nợ Công Bằng 55,3% GDP Nền Kinh Tế - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Tỉ lệ nợ công so với quy mô GDP giảm dần trong 5 năm qua - Ảnh: TT
Thông tin được Chính phủ đưa ra trong báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2020, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, vừa gửi tới Quốc hội.
Để cân đối nợ quốc gia, trong năm 2020, Chính phủ đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước. Theo đó, đã phát hành khoảng 333.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc.
Chính phủ cũng huy động vốn trung và dài hạn và không vay thêm từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Nhờ đó, các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế như Fitch, S&P, Moody’s vẫn giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB và có triển vọng tích cực.
Trong năm 2020, Chính phủ đã kéo dài kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ gấp trên 3,5 lần năm 2011. Từ kỳ hạn 3,9 năm (năm 2011) lên bình quân khoảng 13,94 năm (năm 2020), nâng kỳ hạn nợ bình quân danh mục trái phiếu chính phủ thời điểm cuối năm 2020 lên 8,42 năm.
Lãi suất huy động bình quân trái phiếu chính phủ cũng giảm mạnh, từ mức 12,01% bình quân năm 2011 xuống còn khoảng 2,86% mức bình quân năm 2020.
Thực hiện các quy định của Luật quản lý nợ công, bám sát các mục tiêu đề ra, trong năm 2020 Bộ Tài chính đã tổ chức tái cơ cấu danh mục nợ, hoán đổi trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài, qua đó giảm áp lực trả nợ, cắt đỉnh nợ cho ngân sách nhà nước.
Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, Bộ Tài chính đã thực hiện hoán đổi gần 6.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, trong đó 50% dư nợ trái phiếu chính phủ được kéo dài thời hạn huy động từ 5,9 năm lên 25,4 năm, 50% còn lại từ 1,17 năm lên 13,09 năm.
Công tác quản lý, giám sát nợ do Chính phủ bảo lãnh được tăng cường, bội chi và vay ngân sách địa phương được kiểm soát trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định.
Trong báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2020, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đồng tình cho rằng trong 5 năm qua, Chính phủ đã nỗ lực trong việc quản lý, kiểm soát nợ công.
Nợ công tăng thêm, ngân sách chưa có dư để trả nợTTO - Nợ công tăng thêm của năm 2017 là 204.413 tỉ đồng và tiếp tục tăng trong khi ngân sách trung ương chưa có thặng dư để trả nợ. Việc ứng trước dự toán ngân sách lớn, có xu hướng tăng khiến nghĩa vụ bố trí ngân sách khó khăn.
Từ khóa » Nợ Chính Phủ 2020
-
Chính Phủ Muốn Giữ Trần Nợ Công Không Quá 60% GDP đến Năm ...
-
Quản Lý Nợ Công 3 Giai đoạn 2020-2022 Và Kế Hoạch Vay, Trả Nợ ...
-
Năm 2020, Nợ Công/GDP Có Xu Hướng Tăng Trở Lại – NFSC
-
Nợ Công 55,8% GDP, Nợ Chính Phủ Khoảng 49,6% GDP
-
[PDF] Nợ Công 2020-2021: Thách Thức Nhưng Không Rủi Ro
-
Nợ Công Tăng Nhanh, Việt Nam Phải Vay Nợ Nhiều Hơn để Cứu Kinh Tế?
-
Năm 2020, Mỗi Người Dân Việt Nam Gánh Hơn 35 Triệu đồng Tiền Nợ ...
-
Nợ Công Bình Quân đầu Người Năm 2020 Là Hơn 35 Triệu đồng/người
-
Chưa Cần Thiết Nâng Trần Nợ Công - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
-
Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nợ Công Theo Hướng Bền Vững
-
Tác động Của đại Dịch COVID-19 Và Vấn đề đặt Ra Cho Nợ Công ở ...
-
Cụ Thể Hóa Các Mục Tiêu, định Hướng Lớn Về Nợ Công
-
Chiến Lược Nợ Công, Nợ Nước Ngoài 2011-2020 - Thư Viện Pháp Luật