Nợ Hơn 1 Tỷ Học Phí, Gần 400 Sinh Viên Có Nguy Cơ Bị Đuổi Học
Có thể bạn quan tâm
Theo đó có tới 375 sinh viên trường đại học Kiến trúc TPHCM với mức nợ học phí lên tới 1,03 tỷ đồng. Sinh viên có khoản nợ nhiều nhất là 7 triệu đồng, ít nhất là dưới 500 nghìn đồng. Phần đông các em nợ 5 triệu đồng, tương đương với 4 tín chỉ. Nghĩa là 1.250.000/ 1 tín chỉ, học phần giáo dục thể chất là 1.100.000 đồng/ 1 tín chỉ.
Chương trình học nâng cao (dạy và học Tiếng Anh) là 2.500.000 đồng/ 1 tín chỉ. Mức phí này khá cao so với mặt bằng chung của các trường, nhưng so với các trường tự chủ về kinh tế thì đây là mức phí phổ biến. Những sinh viên bị hủy học phần chủ yếu ở khóa 2015,2016,2017. Nhưng đến nay vẫn chưa được tốt nghiệp.
Sinh viên nếu có dự định hủy học phần thì phải nộp đơn lên nhà trường phê duyệt từ ngày 27/2 đến 28/2/2108. Ngoài khung thời gian đó, nếu không kịp hủy các em sẽ bị khiển trách và xử phạt theo quy chế nhà trường. Có trường hợp sinh viên ngồi trên ghế nhà trường tận 7-8 năm vẫn chưa ra được trường chỉ vì chưa trả đủ học phần.
Học phí tăng mạnh, sinh viên, phụ huynh khóc ròng
So với 2016, các trường đại học công, dân lập đồng loạt tăng học phí, cao gấp hai lần so với 2017. Mức học phí ấy lại tiếp tục có xu hướng tăng thêm vào năm học 2018. Chủ trương các trường tự chủ kinh tế, có trường lên tới 20 triệu/ 1 năm. Thông tin này đã khiến các bậc phụ huynh và các em sinh viên lo lắng. Nhiều trường hợp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi được thông báo học phí năm học chia sẻ:
“Việc nhà trường tăng đột ngột như vậy khiến bố mẹ em không kịp xoay sở. Nếu biết học phí tăng như thế này em đã không đăng kí vào học ở trường. Bố mẹ em làm nông ở quê cũng phải chắt góp từng đồng cho em ra Hà Nội học đại học nhưng nếu mức này thì em sợ bố em sẽ không trụ được nữa.”
Sinh viên vẫn phải sống phụ thuộc vào từng đồng chu cấp của bố mẹ. Nhiều em học sinh vì áp lực đồng tiền mà phải đi tìm kiếm việc làm để trang trải cuộc sống cũng như để trả đủ học phí cho mình. Do vậy, hậu quả dẫn đến là một số các em sinh viên “nhẹ dạ cả tin”, “lạ nước lạ cái” đã bị dụ dỗ lao vào con đường đa cấp hay làm việc lao động suốt ngày. Những vòng xoáy của cuộc đời khiến các em không còn đủ thời gian, tâm trí tập trung cho học tập. Kết quả học tập từ đó cũng bị giảm sút trầm trọng. Nỗi lo các em là một thì với các bậc phụ huynh nó được nhân lên gấp bội phần.
Anh Nguyễn Văn Bách có hai con đang theo học ở trường Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Bách Khoa chia sẻ: “Năm vừa rồi, hai vợ chồng tôi phải bỏ ra 30 triệu đồng để đóng học phí cho hai đứa con. Nhiều lúc không có cũng phải có vay nơi này, đắp nơi kia, nộp học phí cho chúng đỡ xấu hổ với bạn bè. Hơn nữa, phải nộp đúng thời hạn thì mới được thi”.
Dẫu có lo lắng, than phiền thế nào thì cuối cùng các bậc phụ huynh cũng cố gắng tìm đủ tiền cho con cái mình được đến trường học tập. Việc đầu tư cho con cái là một vấn đề quan trọng, họ quan niệm bằng cấp đại học sẽ quyết định được số phận tương lai của con trẻ mình.
Tăng học phí song song với nâng cao chất lượng học tập
Trước đây, một số trường đại học nằm trong chế độ phát lương của nhà nước, lương của giảng viên và nhân viên của nhà trường sẽ do nhà nước chi trả. Hiện nay, có rất nhiều trường được phê duyệt đề án tự chủ tài chính. Do vậy, các trường phải tự tăng học phí để đảm bảo ngân sách trả lương cho đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà nước.
Bên cạnh đó, số tiền các em sinh viên đóng vào sẽ được nhà trường sử dụng phục vụ cho việc đầu tư các cơ sở vật chất đào tạo của nhà trường, tạo điều kiện học tập hiện đại, tiên tiến cho sinh viên. Nếu như nhà trường đáp ứng được những vấn đề trên thì việc tăng học phí là hợp lý. Tuy nhiên nhà trường cần đưa ra bảng lộ trình tăng học phí cụ thể theo các kỳ học nhằm giúp sinh viên được biết trước, chuẩn bị tâm lí cũng như tiền học phí.
Các trường được tự chủ về tài chính
Không phải tất cả các trường đều được thực hiện đề án tự chủ về tài chính mà phải được bộ Giáo dục đào tạo phê duyệt, cho phép. Một số trường như: Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Ngoại Thương, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Trường Đại học Luật TPHCM, Trường Đại học Tài chính- Maketing,…
Các em học sinh THPT khi chọn trường cũng cần xem xét đến yếu tố học phí của trường xem có phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình trong suốt 4 năm học hay không? Chuyên trang thông tin tuyển sinh toàn quốc sẽ cung cấp cho thí sinh những thông tin hữu ích, tin cậy, chính xác nhất về phương thức tuyển sinh, hình thức xét tuyển,... của các trường đại học, cao đẳng cùng các khối thi đại học như khối a, khối b, khối c, khối d,...để các sĩ tử sẽ vững tin hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.
Từ khóa » Nộp Học Phí Trường Kinh Tế Quốc Dân
-
Thông Báo V/v Thu Học Phí Học Kỳ 2 Năm Học 2021-2022
-
Hướng Dẫn Nộp Học Phí Năm Học Dành Cho Sinh Viên Hệ Chính Quy
-
Cổng Thanh Toán Trực Tuyến - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
-
Học Phí NEU Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Học Phí Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2022 - Luật Hoàng Phi
-
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỌC PHÍ NĂM 2021 CÓ CAO ...
-
Học Phí đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2020-2021 - Thủ Thuật
-
Học Phí Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2022 - 2023
-
Học Phí Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2022 - 2023 Mới Nhất
-
Học Phí Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
-
Bạn Việt Trúng Tuyển Vào Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Nhưng Vì ...
-
Chương Trình Liên Kết Quốc Tế Của Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
-
Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp đối Với Học Viên Chương Trình Neu-edutop