Nỗ Lực Giữ Gìn Nghệ Thuật Trình Diễn Dân Gian Dân Tộc Sán Dìu
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- TIÊU ĐIỂM
- Việt Nam
- Thế giới
- Địa phương
- TÀI CHÍNH
- Ngân hàng
- Tiền tệ
- Bảo hiểm
- Thuế, ngân sách
- CHỨNG KHOÁN
- 24h
- Cổ phiếu
- Giao dịch
- Góc nhìn
- BẤT ĐỘNG SẢN
- Tin tức
- Dự án
- Toàn cảnh
- Tiện ích
- DOANH NGHIỆP
- Thị trường
- Tiêu dùng
- Giao thương
- Quản trị
- Thông tin doanh nghiệp
- HI-TECH
- Công nghệ
- Viễn thông
- Xe hơi
- COOPERATIVE
- Hợp tác xã
- Mô hình
- Kinh doanh xanh
- Khoa học Công nghệ
- START-UP
- Khởi nghiệp
- Ý tưởng
- Hệ sinh thái
- SỐNG
- An sinh
- Việc làm
- Phong cách
Dân tộc - Tôn giáo
Sống
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại tỉnh Thái Nguyên vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng độc đáo. Tuy nhiên, như nhiều dân tộc khác, một số nét văn hóa đặc trưng của người Sán Dìu đang đứng trước nguy cơ dần mai một, như tiếng nói, trang phục, làn điệu Soọng cô, lễ Cấp sắc, lễ Đại Phan…, đòi hỏi cần có sự nỗ lực, chung tay phục dựng và bảo tồn.
Bảo tồn không gian văn hóa chợ phiên Hoàng Su Phì Bảo tồn văn hóa dân tộc Mạ bằng những giải pháp thiết thực 'Tiếp lửa' nghệ thuật xòe Thái ở Điện Biên
Mới đây, Sở VH-TT&DL Thái Nguyên, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với UBND TP Thái Nguyên tổ chức phục dựng lễ Đại Phan của người dân tộc Sán Dìu. Bên cạnh đó, Bộ VH-TT&DL cũng phối hợp với Sở VH-TT&DL, UBND huyện Phú Lương tổ chức xây dựng Câu lạc bộ (CLB) văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Sán Dìu huyện Phú Lương nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống tốt đẹp của người Sán Dìu.
Nguy cơ mai một
Xã Cổ Lũng (huyện Phú Lương) có 2.806 hộ với gần 10.000 nhân khẩu với 25% là đồng bào Sán Dìu, tập trung chủ yếu ở 6 xóm là Đường Goòng, Cổ Lũng, Làng Phan, Làng Ngói, Làng Đông, Đồng Sang. Trong đó, xóm Làng Ngói là nơi đồng bào dân tộc Sán Dìu chiếm tới 70%.
Lễ Cấp sắc của dân tộc Sán Dìu tại Thái Nguyên (Ảnh: TL) |
Mặc dù đã hơn 75 tuổi, nhưng bà Lưu Thị Thu (xóm Làng Ngói) vẫn nhớ như in điệu Soọng cô. Bà Thu chia sẻ: “Từ khi còn trẻ, tôi thường được nghe các bà, các chị hát Soọng cô. Điệu hát ngọt ngào, vang vọng, ca ngợi về thiên nhiên, công lao cha mẹ, răn dạy con người sống có đức, có hiếu..., đáng buồn là nay gần như không còn ai biết hát Soọng cô nữa”.
Cùng chung nỗi lo như bà Thu, ông Đặng Văn Tám, một trong số ít người còn lưu giữ được trang phục dân tộc, tâm sự: “Trước đây, trang phục của đồng bào thường được mặc trong sinh hoạt hàng ngày nhưng đến nay lại trở thành của hiếm trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu nơi đây. Hiện, chỉ có tôi và 4 người khác còn giữ được trang phục dùng để mặc trong nghi lễ Cấp sắc”.
Được biết, lễ Cấp sắc của dân tộc Sán Dìu là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc, là phong tục văn hóa đẹp từ ngàn xưa truyền lại, mang tính nhân văn cao cả. Đây là một nghi lễ được duy trì thường xuyên, và như một nghi thức bắt buộc trong cộng đồng người dân tộc Sán Dìu trước đây.
Mặc dù đã được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, song nghi lễ Cấp sắc của người dân tộc Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên đang đứng trước nguy cơ dần mai một bởi thầy cúng thực hiện nghi lễ này ngày càng ít, lớp trẻ ngày nay lại thờ ơ với những giá trị văn hóa của dân tộc.
Bên cạnh lễ Cấp sắc, người Sán Dìu còn có lễ hội lớn nhất là lễ Đại Phan. Với đồng bào dân tộc Sán Dìu, lễ Đại Phan có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là cầu an, cầu mùa, xua đuổi tà ma, dịch bệnh. Lễ hội này còn là sự tổng hòa các loại hình văn hóa đặc trưng của người Sán Dìu, từ phong tục tập quán đến các hình thức diễn xướng dân gian.
“Tuy nhiên, hơn 10 năm trở lại đây, lễ Đại Phan ít được thực hành trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu bởi tính chất và quy mô của nghi lễ. Để có được lễ hội đúng với quy mô, nhất thiết phải có thầy cúng lên chức Đại Phan và trong nghi lễ phải mời được 12 thầy cúng cao tay, thông cáo sớ điệp đi tất cả các địa phương có người Sán Dìu sinh sống”, đại diện Trung tâm Dữ liệu di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam thông tin.
Làm “sống lại” những giá trị văn hóa truyền thống
Trước nguy cơ mai một, thời gian qua, Sở VH-TT&DL Thái Nguyên và Viện Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã tiến hành điều tra khảo sát trên địa bàn các huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, TP Thái Nguyên để thực hiện công tác bảo tồn lễ Đại Phan của dân tộc Sán Dìu trên địa bàn xã Linh Sơn (TP Thái Nguyên). Theo đó, Sở VH-TT&DL Thái Nguyên, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với UBND TP Thái Nguyên tổ chức phục dựng lễ Đại Phan của người dân tộc Sán Dìu.
“Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa... đã cố gắng tái hiện, phục dựng hầu hết nghi thức cũng như những nét văn hóa đặt sắc của lễ hội Đại Phan đúng với phong tục truyền thống. Việc phục dựng và thực hành thành công lễ Đại Phan đã khơi lại mạch nguồn và khẳng định giá trị không thể mất đi của lễ Đại Phan trong đời sống văn hóa dân gian của người dân tộc Sán Dìu”, đại diện Trung tâm Dữ liệu di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam khẳng định.
Các thành viên trong CLB biểu diễn làn điệu Soọng Cô (Ảnh: TL) |
Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 1278/QĐ-BVHTTDL, CLB văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Sán Dìu huyện Phú Lương đã được xây dựng, nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống tốt đẹp như: làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ, nghệ thuật trình diễn dân gian và một số sinh hoạt văn hóa dân gian khác của dân tộc Sán Dìu đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc. Qua đó, hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật truyền thống người Sán Dìu.
Đồng thời, CLB thu hút lớp trẻ dân tộc San Dìu tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, các phong tục tập quán mang đậm bản sắc mỗi dân tộc, các nghề thủ công truyền thống; tạo điều kiện cho cộng đồng được giao tiếp, vui chơi giải trí lành mạnh từ các giá trị văn hóa truyền thống của mình, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ phù hợp với mô hình xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo đó, tại xóm Làng Ngói, CLB Văn hoá, văn nghệ dân gian dân tộc tộc Sán Dìu xã Cổ Lũng đã được thành lập với 32 thành viên tham gia.
“Thành lập CLB là mong mỏi của đông đảo đồng bào dân tộc Sán Dìu trong xóm từ nhiều năm nay. Đây là niềm hy vọng để có thể khôi phục và giữ gìn được những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc mình”, ông Lưu Thanh Hiền, Chủ nhiệm CLB cho hay.
Sau khi ra mắt, 5 thành viên trong Ban chủ nhiệm đã tích cực sưu tầm tài liệu, hình ảnh về đặc điểm trang phục của đồng bào trước đây nhằm tạo ra những bộ trang phục gắn liền với thực tế hơn. Bên cạnh đó, Ban chủ nhiệm cũng chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị để truyền dạy cho con cháu về tiếng nói, chữ viết trong dịp nghỉ hè. Song, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên chưa thể triển khai như dự định.
Ngoài ra, Vụ Văn hóa Dân tộc (Bộ VH-TT&DL) cũng phối hợp với Sở VH-TT&DL tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú Lương tổ chức lớp tập huấn cho các thành viên trong CLB về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Đồng thời, hỗ trợ thiết bị âm thanh, kinh phí để CLB tổ chức sinh hoạt và tập luyện.
“Hiện nay, đời sống của đồng bào dân tộc Sán Dìu trên địa bàn xã vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, việc hỗ trợ của Vụ Văn hoá Dân tộc chính là nguồn động viên lớn đối với các thành viên trong CLB. Tới đây, xã sẽ huy động các nguồn xã hội hoá để hỗ trợ CLB duy trì hoạt động thường xuyên”, ông Vũ Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Cổ Lũng nhấn mạnh.
Đại diện Bộ VH-TT&DL cho biết: Thời gian tới, Bộ sẽ nhân rộng ra các địa phương khác cùng thực hiện mô hình này để có thể trao truyền cho thế hệ trẻ, phát huy được vai trò chủ thể văn hóa trong công cuộc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của người Sán Dìu, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng từ đó tạo thêm sinh kế cho đồng bào.
Hải Giang
Chia sẻ Facebook (0) Bình luận (0)Dân tộc Sán Dìu
Thái Nguyên
trình diễn dân gian
nghệ thuật
mai một
giữ gìn
Tin liên quan
Top 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam
7.726 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý trong dịp Tết Quý Mão 2023
Hồi sinh nghệ thuật múa rối cạn của người Tày Định Hóa
Chuyện giữ gìn văn hóa dân tộc của đồng bào Mông tại Cao Minh
Chuyện 'hồi sinh' chữ Thái Lai Pao ở Nghệ An
Sừng sững văn hóa dân tộc Chu Ru giữa đại ngàn
Ý kiến bạn đọc (0) Mới nhất | Quan tâm nhất Xem thêm Gửi Ý kiến của bạn Gửi 20/100024h /
Đọc nhiều nhất
- 1
Bách Hoá Xanh lên tiếng vụ giá đỗ ngậm hoá chất ở Đắk Lắk
- 2
Lãi suất tăng vọt lên 7,2%/năm, người dân tăng gửi tiền vào ngân hàng
- 3
Cổ phiếu của doanh nghiệp cạnh tranh với VinFast tiếp tục tăng trần
- 4
Cổ phiếu YEG có dấu hiệu tạo mô hình ‘cây thông’
- 5
'Giải mã' sức hút của cổ phiếu vừa và nhỏ
Tin khác
Người Khơ Mú và trăn trở 'giữ hồn' cho điệu tơm - kèn pí
Nếu như người Tày có hát Then, người Sán Dìu có hát Soọng Cô, thì người Khơ Mú luôn tự hào về điệu tơm, chiếc kèn pí của mình. Hiện ...
Lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc Khmer tại Sóc Trăng
Sóc Trăng là địa phương có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất cả nước, với những giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc và phong phú. ...
Chuyển đổi số: 'Mở lối đi' mới cho du lịch văn hóa Lào Cai
Những năm qua, Lào Cai luôn hướng tới phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hai năm trở lại ...
Đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩuBạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Facebook Google+ Đăng kýHãy dùng email thật của bạn để nhận liên kết kích hoạt
Tôi đồng ý với Quy định của tòa soạn Đăng ký Đăng nhập Qui định Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên VnbusinessHình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào
Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam
Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân
Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục
Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.
Thông báoĐăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản
Quên mật khẩu Lấy lại mật khẩuTừ khóa » Dân Tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên
-
Dân Tộc Sán Dìu ở Tỉnh Thái Nguyên đang Lưu Giữ Ký ức, Bản Sắc ...
-
Bảo Tồn Văn Hoá Dân Tộc Sán Dìu - Báo Thái Nguyên
-
GIAO LƯU HÁT SỌONG CÔ DÂN TỘC SÁN DÌU - Thư Viện ảnh
-
Lễ Cơm Mới Của Người Sán Dìu ở Thái Nguyên - Ủy Ban Dân Tộc
-
Người Sán Dìu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 14 Dân Tộc Sán Dìu Thái Nguyên
-
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ,TỈNH THÁI ...
-
Đồng Bào Sán Dìu Thái Nguyên Trình Diễn Soọng Cô Tại "Ngôi Nhà ...
-
Bảo Tồn Văn Hoá Dân Tộc Sán Dìu
-
Độc đáo Văn Hóa ẩm Thực Của Thái Nguyên - Tin ảnh
-
Bảo Tồn Văn Hóa Tĩnh Trong đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số - Thông Báo
-
Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Của Người Sán Dìu ở Thái Nguyên
-
Thiếu Nữ Dân Tộc Sán Dìu Quê Thái Nguyên Có Nhan Sắc Nàng Thơ ...