Nợ Ngắn Hạn Là Gì? Nợ Ngắn Hạn Bao Gồm Những Gì Theo Thông Tư ...

Nợ ngắn hạn là gì? Nợ ngắn hạn bao gồm những gì theo thông tư 200? Nợ ngắn hạn là gì? Nợ ngắn hạn bao gồm những gì theo thông tư 200? (5/5) - 66 bình chọn. 20/09/2021 28437

Bài trước đây, Thành Nam đã giới thiệu đến bạn đọc Hướng dẫn Lập và Trình bày Bảng cân đối Kế toán theo Thông tư 200.

Đi vào chi tiết hơn trong Bảng cân đối kế toán, hôm nay Thành Nam sẽ hướng dẫn bạn đọc làm rõ thêm về các khái niệm: Nợ ngắn hạn là gì? Nợ ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu nào trên Bảng cân đối kế toán, và Cách trình bày Nợ ngắn hạn:

Ngoài ra các bạn có thể Tìm hiểu thêm:

  • Tài sản ngắn hạn là gì?
  • Tổng hợp các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính Doanh nghiệp

Nội dung bài viết [Ẩn]

  • 1. Nợ ngắn hạn là gì?
  • 2. Nợ ngắn hạn bao gồm những gì?
  • 3. Chi tiết các khoản mục Nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán:
    • + Phải trả người bán ngắn hạn (Mã số 311)
    • + Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Mã số 312)
    • + Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313)
    • + Phải trả người lao động (Mã số 314)
    • + Chi phí phải trả ngắn hạn (Mã số 315)
    • + Phải trả nội bộ ngắn hạn (Mã số 316)
    • + Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 317)
    • + Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (Mã số 318)
    • + Phải trả ngắn hạn khác (Mã số 319)
    • + Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số 320)
    • + Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 321)
    • + Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 322)
    • + Quỹ bình ổn giá (Mã số 323)
    • + Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (Mã số 324)
  • 4. Trình bày Nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán:

1. Nợ ngắn hạn là gì?

Nợ ngắn hạn làchỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.

2. Nợ ngắn hạn bao gồm những gì?

Trên bảng cân đối kế toán, Nợ ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu sau:

  • Phải trả người bán ngắn hạn (Mã số 311)
  • Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Mã số 312)
  • Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313)
  • Phải trả người lao động (Mã số 314)
  • Chi phí phải trả ngắn hạn (Mã số 315)
  • Phải trả nội bộ ngắn hạn (Mã số 316)
  • Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 317)
  • Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (Mã số 318)
  • Phải trả ngắn hạn khác (Mã số 319)
  • Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số 320)
  • Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 321)
  • Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 322)
  • Quỹ bình ổn giá (Mã số 323)
  • Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (Mã số 324)

3. Chi tiết các khoản mục Nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán:

+ Phải trả người bán ngắn hạn (Mã số 311)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán có thời hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở chi tiết cho từng người bán.

+ Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Mã số 312)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Có chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở chi tiết cho từng khách hàng.

+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số các khoản doanh nghiệp còn phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”.

+ Phải trả người lao động (Mã số 314)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp còn phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”.

+ Chi phí phải trả ngắn hạn (Mã số 315)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản nợ còn phải trả do đã nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa có hóa đơn hoặc các khoản chi phí của kỳ báo cáo chưa có đủ hồ sơ, tài liệu nhưng chắc chắn sẽ phát sinh cần phải được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh và sẽ phải thanh toán trong vòng 12 tháng hoặc trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo, như trích trước tiền lương nghỉ phép, lãi vay phải trả… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 335 “Chi phí phải trả”.

+ Phải trả nội bộ ngắn hạn (Mã số 316)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả nội bộ có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (ngoài phải trả về vốn kinh doanh) giữa đơn vị cấp trên và đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc và giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong một doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của các tài khoản 3362, 3363, 3368. Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tài chính tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Phải thu nội bộ ngắn hạn” trên Bảng cân đối kế toán của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

+ Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 317)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền luỹ kế khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch lớn hơn tổng số doanh thu đã ghi nhận luỹ kế tương ứng với phần công việc đã hoàn thành đến cuối kỳ báo cáo của các hợp đồng xây dựng dở dang. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”.

+ Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (Mã số 318)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu chưa thực hiện tương ứng với phần nghĩa vụ mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện trong vòng 12 tháng tiếp theo hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của tài khoản 3387 – “Doanh thu chưa thực hiện”.

+ Phải trả ngắn hạn khác (Mã số 319)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả khác có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo, ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu khác, như: Giá trị tài sản phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân, phải nộp cho cơ quan BHXH, KPCĐ, các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của các tài khoản: TK 338, 138, 344.

+ Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số 320)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 341 và 34311 (chi tiết phần đến hạn thanh toán trong 12 tháng tiếp theo).

+ Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 321)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng cho các khoản dự kiến phải trả không quá 12 tháng hoặc trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo, như dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng, dự phòng tái cơ cấu, các khoản chi phí trích trước để sửa chữa TSCĐ định kỳ, chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước… Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính, chưa chắc chắn về thời gian phải trả, giá trị phải trả và doanh nghiệp chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả”.

+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 322)

Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ thưởng ban quản lý điều hành chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 353 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.

+ Quỹ bình ổn giá (Mã số 323)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị Quỹ bình ổn giá hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 357 - Quỹ bình ổn giá.

+ Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (Mã số 324)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị trái phiếu Chính phủ của bên bán khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 171 “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ”.

4. Trình bày Nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán:

Nợ ngắn hạn được trình bày trên Báo cáo tài chính, cụ thể là trên Bảng cân đối kế toán, như sau:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày ... tháng ... năm ...(1)

(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

Đơn vị tính:.............

NGUỒN VỐN

số

Thuyết minh

Số cuối năm (3)

Số

đầu năm

(3)

1

2

3

4

5

C - NỢ PHẢI TRẢ

300

I. Nợ ngắn hạn

310

1. Phải trả người bán ngắn hạn

311

2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn

312

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

313

4. Phải trả người lao động

314

5. Chi phí phải trả ngắn hạn

315

6. Phải trả nội bộ ngắn hạn

316

7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

317

8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn

318

9. Phải trả ngắn hạn khác

319

10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

320

11. Dự phòng phải trả ngắn hạn

321

12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

322

13. Quỹ bình ổn giá

323

14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

324

Trên đây, Thành Nam đã hướng dẫn bạn đọc làm rõ thêm về các khái niệm: Nợ ngắn hạn là gì? Nợ ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu nào trên Bảng cân đối kế toán.

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy đặt câu hỏi cho Thành Nam để được tư vấn miễn phí nhé.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về:

  • Hướng dẫn Lập và Trình bày Bảng cân đối Kế toán theo Thông tư 200.
  • Tổng hợp các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính Doanh nghiệp
Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán

Từ khóa » Nợ Dài Hạn Và Nợ Ngắn Hạn