Nợ Phải Trả Là Gì? Điều Kiện Ghi Nhận Nợ Phải Trả

Nợ phải trả là gì? Có những điều kiện nào khi ghi nhận nợ phải trả? Để giúp các bạn kế toán ghi nhận chính xác nợ phải trả dưới đây Nguyên lý kế toán gửi đến các bạn 02 điều kiện ghi nhận nợ phải trả

Khái niệm nợ phải trả

Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị kế toán phát sinh từ các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra mà đơn vị kế toán có nghĩa vụ phải thanh toán.

02 điều kiện ghi nhận nợ phải trả

02 điều kiện ghi nhận nợ phải trả

Nợ phải trả được kế toán ghi nhận phải thỏa mãn 02 điều kiện sau:

Điều kiện ghi nhận nợ phải trả thứ nhất là xác định được nghĩa vụ tài chính hiện tại của đơn vị một cách đáng tin cậy và chắc chắn đơn vị sẽ phải chi trả cho nghĩa vụ đó

Để thỏa mãn điều kiện này, nghĩa vụ tài chính khi phát sinh phải có các bằng chứng khách quan cho việc xác định một cách đáng tin cậy giá trị của nó (lượng hóa nghĩa vụ tài chính dưới dạng tiền) cũng như nghĩa vụ chi trả mà đơn vị chắc chắn phải thực hiện trong tương lai surrender bill

Ví dụ: Cổ tức công bố bằng tiền nhưng chưa trả được ghi nhận là nợ phải trả; trong khi đó cổ tức công bố bằng cổ phiếu nhưng chưa phát hành không được ghi nhận là nợ phải trả.

Nghĩa vụ hiện tại có tính pháp lý của các khoản nợ phải trả phát sinh từ những nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra như nợ phải trả nhà cung cấp khi đơn vị kế toán mua nguyên vật liệu chưa thanh toán, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, tiền công phải thanh toán cho cán bộ nhân viên…

Nghĩa vụ tài chính hiện tại có thể phát sinh khi đơn vị kế toán tham gia những cam kết cụ thể do chính họ tự xây dựng. Những cam kết này nhằm duy trì mối quan hệ tốt giữa đơn vị kế toán với khách hàng, ví dụ như khoản bảo hành sản phẩm, bảo hành công trình xây dựng cơ bản…

Trong nhiều trường hợp, có những khoản không thuộc về nghĩa vụ hiện tại của đơn vị kế toán nhưng vẫn được báo cáo như khoản nợ phải trả trên báo cáo tài chính. Những ví dụ cho trường hợp này là trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định, phần chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm và giá bán trả tiền ngay. Thực chất các khoản này được trình bày nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp.

Phương thức thanh toán nợ phải trả rất đa dạng, có thể đó là nghĩa vụ cần thiết kèm theo việc chuyển tài sản hoặc cung cấp dịch vụ khi nghĩa vụ đó được thanh toán.

Ví dụ, thanh toán khoản nợ phải trả bằng một khoản tiền, dịch vụ hoặc các loại tài sản khác.

Nợ phải trả cũng có thể được thực hiện thanh toán bằng những phương thức khác, thay vì chuyển tài sản hoặc cung cấp dịch vụ báo cáo thuế theo quý

Ví dụ như thay thế nghĩa vụ hiện tại bằng một nghĩa vụ hiện tại khác hoặc chuyển đổi nghĩa vụ phải trả thành vốn chủ sở hữu

Điều kiện thứ hai là kết quả hình thành từ các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra

Theo tiêu chuẩn này, một khoản nợ tiềm tàng từ hợp đồng mua bán cho kỳ kế toán tương lai hay một khoản nợ có tính chất ước đoán không được hgi nhận là nợ phải trả của kỳ hiện tại.

Như vậy, trên đây Nguyên lý kế toán đã thông tin đến các bạn nợ phải trả là gì và 02 điều kiện ghi nhận nợ phải trả. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn đọc.

Xem thêm: 04 điều kiện ghi nhận tài sản trong kế toán

Rate this post

Bài viết liên quan

dao-tao-xuat-nhap-khau03 trường hợp xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, được khấu trừ hoàn thuế Nguồn vốn là gìNguồn vốn là gì và cách phân loại nguồn vốn Phương pháp đối ứng tài khoảnPhương pháp đối ứng tài khoản Hạch toán thuế xuất nhập khẩuHạch toán chi tiết thuế xuất nhập khẩu quy-trinh-ke-toanQuy trình kế toán trên sổ sách nhat-ky-so-caiHình thức Nhật ký- Sổ cái to-chuc-so-ke-toanNguyên tắc tổ chức sổ kế toán Một số sơ đồ hạch toán thường gặpMột số sơ đồ hạch toán thường gặp Tác dụng và hạn chế của bảng cân đối kế toánTác dụng và hạn chế của Bảng cân đối kế toán Phân loại tài sản cố địnhPhân loại tài sản cố định của doanh nghiệp

Từ khóa » Ví Dụ Nợ Phải Trả