Nợ Phải Trả Là Gì? Những Khoản Nợ Phải Trả Tồn Tại Trong Doanh Nghiệp

1. Tổng quan về nợ phải trả

1.1. Bạn có biết nợ phải trả là gì?

Nợ phải trả dịch sang tiếng Anh có nghĩa là account payable hay liabilities, đây là thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và dân chuyên ngành chắc chắn hiểu rất rõ.

Bạn có biết nợ phải trả là gì
Bạn có biết nợ phải trả là gì?

Nợ phải trả chính là khoản tiền một cá nhân hay tổ chức này đang nợ một cá nhân hay tổ chức khác. Khoản nợ này thường được thể hiện bằng việc mua bán hàng hóa chưa thanh toán ngay hoặc vay tín dụng để thực hiện dự án kinh doanh nào đó.

Một cách định nghĩa khác theo Chuẩn mực kế toán, nợ phải trả chính là nghĩa vụ phát sinh từ những sự kiện hoặc giao dịch đã xảy ra mà doanh nghiệp cần phải thanh toán bằng các nguồn lực tài chính hiện có của mình.

1.2. Yếu tố liên quan tới nợ phải trả

Nợ phải trả là khái niệm bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm, vậy đâu là những yếu tố có liên quan tới nợ phải trả mà bạn cần tìm hiểu?

1.2.1. Quy mô khoản nợ phải trả

Việc phải thanh toán nợ lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào loại sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã mua, có thể nhiều hoặc ít.

Tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp cũng quy định quy mô khoản nợ phải trả là lớn hay nhỏ. Theo như vậy, nếu công ty cung cấp cho phép thanh toán chậm và có nhiều hóa đơn thì quy mô nợ phải trả sẽ lớn, ngược lại nếu chỉ có ít hóa đơn được phép thanh toán chậm thì quy mô nợ phải trả sẽ nhỏ.

1.2.2. Thời hạn thanh toán đối với khoản nợ phải trả

Yếu tố liên quan tới nợ phải trả
Yếu tố liên quan tới nợ phải trả

Thời hạn thanh toán nợ phải trả được tính kể từ khi doanh nghiệp ký vào hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ chịu cho tới khi họ thanh toán.

Nói cách khác, đây chính là giới hạn thời gian để các doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ cần phải trả đối với nhà cung cấp của mình.

Mặc dù không có quy định cụ thể nhưng tốt nhất doanh nghiệp hãy tính toán khoảng thời gian thanh toán nợ phải trả có lợi cho mình nhất, trong đó đã có đề phòng những trường hợp rủi ro.

Việc thanh toán nợ phải trả đúng thời hạn giúp doanh nghiệp bảo vệ được hình ảnh của mình, từ đó gia tăng sự uy tín cho công ty.

1.2.3. Chính sách giá của hàng hóa, dịch vụ

Khoản nợ phải trả có nhanh chóng được giải quyết hay không cũng một phần do chính sách hàng hóa, dịch vụ. Yếu tố này sẽ do 2 bên tự thỏa thuận với nhau, theo đó chính sách ưu đãi càng nhiều thì nợ phải trả càng nhanh chóng được thanh toán và ngược lại.

2. Các khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp phải đối mặt

Mỗi một doanh nghiệp dù đang hoạt động mạnh hay yếu đều có thể “sở hữu” một trong 2 khoản nợ như sau: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Cũng có thể là sở hữu luôn cả 2 để phục vụ cho những mục tiêu phát triển khác nhau.

Vậy nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn trong doanh nghiệp cụ thể như thế nào?

2.1. Nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp

Nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp
Nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp

Khoản nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời hạn phải trả trong vòng 1 năm trở lại, đó thường là các khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh hàng ngày như nợ phải trả cho người bán, tiền thanh toán thuế và các khoản nộp cho Nhà nước, nợ phải trả cho công nhân viên, tiền ứng trước của khách hàng,...

Những khoản nợ phải trả ngắn hạn này sẽ được hạch toán trên bảng cân đối kế toán với thời gian và chi phí xác định.

2.2. Nợ dài hạn trong doanh nghiệp

Các khoản nợ dài hạn trong doanh nghiệp chính là những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm, trong đó bao gồm những khoản nợ như: Nợ thuế tài sản tài chính, vay dài hạn của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác, trái phiếu phát hành, vay dài hạn cho đầu tư phát triển,...

Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp phát sinh các hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên và liên tục thì các khoản hình thành từ vốn chủ sở hữu cũng được xem là khoản nợ phải trả.

Nợ dài hạn trong doanh nghiệp
Nợ dài hạn trong doanh nghiệp

3. Công thức tính khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp

Không học Tài chính chắc chắn kiến thức về cách tính khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp sẽ khiến bạn phải hoang mang. Tuy nhiên đừng lo lắng, nếu bạn muốn tìm hiểu thông tin này thì không phải chuyện khó.

Hãy cập nhật công thức tính nợ phải trả của doanh nghiệp mà tôi chia sẻ dưới đây ngay nhé:

Nợ phải trả bình quân cả tháng = Tổng số dư mục Khoản nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán hàng ngày/ Tổng số ngày trong tháng

Ngoài ra, bạn cũng có thể tính toán các khoản nợ phải trả trung bình trong kỳ kinh doanh theo công thức sau đây:

Khoản phải trả trung bình trong kỳ = [Khoản phải trả đầu kỳ - Khoản phải trả cuối kỳ] / 2

Công thức tính khoản nợ phải trả cũng khá đơn giản đúng không nào, vậy nếu được yêu cầu tính toán số liệu này thì hãy áp dụng theo công thức trên để được kết quả chuẩn xác nhất bạn nhé.

Công thức tính khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp
Công thức tính khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp

4. Nợ phải trả và phương thức thanh toán thường dùng

Các khoản nợ phải trả sẽ được thanh toán theo phương thức nào? Có cố định hay không?

Đây có phải là những thắc mắc mà bạn đang gặp phải khi tìm hiểu về các khoản nợ phải trả? Nếu vậy, hãy theo dõi những đáp án được cập nhật dưới đây để chọn lọc thông tin cho mình nhé.

Hình thức hay phương thức thanh toán các khoản nợ phải trả khá đa dạng, theo đó doanh nghiệp có thể thanh toán bằng chính nguồn lực tài chính của mình thông qua các hình thức đã được thỏa thuận với chủ nợ.

Cụ thể, nợ phải trả có thể được thanh toán theo những hình thức như là: Thanh toán tiền mặt, thanh toán nợ phải trả bằng việc cung cấp các dịch vụ thay thế, thanh toán nợ phải trả bằng cách chuyển đổi nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu, thanh toán khoản nợ phải trả bằng những tài sản khác của doanh nghiệp, thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng.

Như vậy, nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán bằng hình thức nào thì có thể lựa chọn hình thức đó để thực hiện nghĩa vụ của mình, tuy nhiên trước khi lựa chọn thì cũng phải thỏa thuận với chủ nợ về hình thức này để tránh những phát sinh khi đến thời hạn thanh toán.

Khi lựa chọn hình thức thanh toán cần cân nhắc thật kỹ về khả năng tài chính của doanh nghiệp, tính toán thật kỹ xem đâu là hình thức thanh toán có lợi nhất để lựa chọn và áp dụng. Đó cũng là cách để hạn chế những phiền toái, thủ tục rườm rà gây tốn kém về chi phí hay thời gian của cả 2 bên.

Nợ phải trả và phương thức thanh toán thường dùng
Nợ phải trả và phương thức thanh toán thường dùng

Nợ phải trả là gì đã được làm rõ ở bài viết trên, hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích để bất cứ ai yêu thích tài chính hay quan tâm tới vấn đề này đều có thể hiểu rõ. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong cuộc sống và công việc khác, bạn có thể theo dõi thường xuyên các bài viết của timviec365.vn, chúc các bạn thành công trong sự nghiệp của mình.

Những doanh nghiệp mới thành lập có quy mô nhỏ có thể áp dụng phần mềm quản lý tài chính kế toán 365 để giảm thiểu gánh nặng cho mình, chắc chắn đây sẽ là lựa chọn không tồi giúp bạn nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Từ khóa » Nợ Dài Hạn đến Hạn Phải Trả Là Gì