Nợ Quá Hạn Là Gì? Quy Trình Thu Nợ Của Ngân Hàng - Timo

Người đi vay cũng như ngân hàng không chỉ quan tâm đến chuyện có vay được hay không mà còn quan tâm đến việc nợ quá hạn. Dù ở vị trí nào thì nợ quá hạn cũng là điều mà bất kì ai cũng đều không muốn bị vướng phải.

Menu Xem nhanh 1. Nợ quá hạn là gì? 2. Quy trình thu nợ quá hạn của ngân hàng như thế nào? 3. Bị nợ quá hạn có sao không? 4. Thẻ ATM Timo by BVBank – Thủ tục làm đơn giản, miễn hầu hết phí

Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là tiền mà người vay mượn không trả đúng thời hạn quy ước phải trả tiền đã vay mượn cho các tổ chức tín dụng bao gồm cả tiền gốc lẫn tiền lãi. Khi đã đến hạn thanh toán hợp đồng vay theo như thỏa thuận về thời gian cho vay mà khách hàng không có khả năng thanh toán được tiền lãi và cả gốc thì được xếp vào nhóm nợ quá hạn. Nếu cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, công ty bị vướng vào tình trạng nợ thì chịu ảnh hưởng khá xấu đến uy tín của mình. Vì căn cứ vào lịch sử nợ xấu này thì bản thân sẽ bị xếp vào đối tượng có điểm tín dụng thấp. Cơ hội để bạn có thể vay tiếp là gần như bị cân nhắc nhiều hơn.

Nợ quá hạn cũng được phân chia thành nhiều hạn mức khác nhau, bao gồm:

  • Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo.
  • Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo.
Nợ quá hạn là gì? (Nguồn Internet)
Nợ quá hạn là gì? (Nguồn Internet)

Nợ quá hạn còn được ngân hàng phân chia ra các nhóm nợ để có được phương án xử lý nợ phù hợp. Hiện quy định của ngân hàng Việt Nam phân chia nợ thành 5 nhóm, bao gồm:

  • Nợ đủ tiêu chuẩn (0-9 ngày) 
  • Nợ cần chú ý (10-29 ngày)  
  • Nợ dưới tiêu chuẩn (30-89 ngày)
  • Nợ nghi ngờ (90-179 ngày)
  • Nợ có khả năng mất vốn (trên 180 ngày)
Nợ quá hạn
Nơ quá hạn có ảnh hưởng thế nào? (ảnh Internet)

Quy trình thu nợ quá hạn của ngân hàng như thế nào?

Việc xử lý nợ quá hạn sẽ được thực hiện tuân thủ trên 2 quy định chung:

  • Quy định của ngân hàng nhà nước.
  • Quy định riêng của mỗi ngân hàng.

Căn cứ vào tình hình nợ thuộc nhóm nào mà ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ có quy trình xử lý phù hợp. Thông thường ngân hàng sẽ thực hiện xử lý nợ thông qua các cách sau:

  • Liên hệ ngay với người vay bao gồm cá nhân, tổ chức, công ty nhằm thông báo việc nợ quá hạn. Lúc này, người vay có thể nêu tình hình khó khăn của bản thân và được yêu cầu tiếp tục trả nợ đúng hạn.
  • Nếu vẫn chưa có động thái trả nợ thì ngân hàng tiếp tục gửi thông báo đến các nơi có liên quan bao gồm: đơn vị khách hàng công tác, công ty khách hàng liên kết kinh doanh để nhờ hỗ trợ đòi nợ.
  • Một số ngân hàng bắt đầu chọn hình thức chuyển việc đòi nợ cho bên thứ 3 để thực hiện thay mình.
  • Thực hiện các cách trên vẫn chưa có thể thỏa thuận cũng như thu hồi nợ thì ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ sử dụng đến phương án cuối cùng là kiện đòi nợ theo quy định của pháp luật.
Có nhiều hình thức để ngân hàng xử lý nợ quá hạn (Nguồn Internet)
Có nhiều hình thức để ngân hàng xử lý nợ quá hạn (Nguồn Internet)

Bị nợ quá hạn có sao không?

Việc cá nhân hay công ty, tổ chức nợ quá hạn có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Bởi tất cả giao dịch tín dụng đều được trung tâm tín dụng CIC ghi nhận đầy đủ. Việc để nợ sẽ làm giảm uy tín cũng như điểm tín dụng của bạn. Đây sẽ là một trong những khó khăn đầu tiên mà ngân hàng sẽ chú ý nếu bạn có ý định tiếp tục vay vốn từ ngân hàng.

Thẻ ATM Timo by BVBank – Thủ tục làm đơn giản, miễn hầu hết phí

Miễn phí làm thẻ, chuyển tiền trong và ngoài ngân hàng, phí các dịch vụ cộng thêm

Rút tiền miễn phí tại hơn 16000 ATM toàn quốc

Thẻ được bảo mật an toàn, quản lí thẻ 24/7 qua ứng dụng Timo by BVBank cực đơn giản

Từ khóa » Nợ Kỳ Hạn Là Gì